Yêu cầu đối với vải thiều xuất khẩu niên vụ 2022
![]() |
Theo đó, để chuẩn bị tốt cho việc xuất khẩu quả vải tươi niên vụ 2022, Bộ NN&PTNT đã ban hành công văn gửi Sở NN&PTNT các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương; các đơn vị kiểm dịch thực vật thuộc Cục; các cơ sở xử lý, đóng gói và doanh nghiệp xuất khẩu quả vải tươi về việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của các thị trường nhập khẩu.
Cụ thể, các Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (BVTV) tiến hành rà soát, giám sát các vùng trồng, cơ sở đóng gói vải xuất khẩu đã được cấp mã số vùng trồng; tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng và tuân thủ thời gian cách ly để đảm bảo không vi phạm quy định dư lượng của nước nhập khẩu đối với các thuốc BVTV được phép sử dụng;
Kiểm tra, giám sát dư lượng thuốc BVTV để đảm bảo không vượt ngưỡng dư lượng tối đa cho phép MRLs của nước nhập khẩu; hướng dẫn, tập huấn, tuyên truyền cho cán bộ kỹ thuật tại địa phương; nông dân ở các vùng trồng; cơ sở xuất khẩu và chế biến vải về quy định và yêu cầu kỹ thuật của các nước nhập khẩu.
Phối hợp với Cục BVTV trong việc kiểm tra thực tế cơ sở đóng gói, vùng trồng được cấp mã số theo yêu cầu của nước nhập khẩu...
Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc BVTV mà nước nhập khẩu cấm sử dụng cho cây vải (đặc biệt là chất Tricyclazole mà Nhật Bản đang tăng cường kiểm soát dư lượng).
![]() |
Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc BVTV mà nước nhập khẩu cấm sử dụng cho cây vải (ảnh minh họa) |
Ngoài ra, yêu cầu các cơ sở đóng gói, xử lý xông hơi khử trùng trong quá trình sơ chế và đóng gói phải có biện pháp bảo đảm loại bỏ các loại sinh vật gây hại mà nước nhập khẩu quan tâm, đảm bảo các quy định về đóng gói bao bì, nhãn mác,...
Các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động phối hợp với cơ quan kiểm dịch thực vật, chủ vườn, cơ sở đóng gói, xử lý quả vải thiều xuất khẩu đáp ứng các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm theo quy định.
Đồng thời, các Chi cục kiểm dịch thực vật vùng, các Trung tâm Khảo nghiệm và kiểm định thuốc Bảo vệ thực vật cần hướng dẫn địa phương và doanh nghiệp các quy định về kiểm dịch thực vật và yêu cầu kỹ thuật để triển khai thực hiện việc xuất khẩu vải.
Kịp thời tiến hành các thủ tục KDTV, ATTP đối với lô hàng quả tươi xuất khẩu và cấp Giấy chứng nhận KDTV sau khi đã hoàn thành việc xử lý kiểm dịch thực vật..
Bố trí cán bộ trực 24/7 tại các điểm kiểm dịch, các phòng thí nghiệm, các cửa khẩu để đảm bảo tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi nhất cho các lô vải xuất khẩu...
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Gỡ nút thắt cho sầu riêng Việt: Kiểm soát từ gốc, mở lối xuất khẩu sang Trung Quốc

Giá heo hơi quay đầu giảm nhẹ tại miền Bắc

Giá tiêu neo quanh mốc 150.000 đồng/kg, áp lực giảm gia tăng

Giá cà phê đồng loạt giảm sau dự báo tích cực từ USDA

Đã đến lúc cá tra Việt trở về “chính danh” trên mâm cơm nội địa

Giá heo hơi giảm nhẹ tại một số tỉnh miền Trung

Giá tiêu khó tăng mạnh trong ngắn hạn do sức mua yếu

Giá cà phê thế giới bật tăng do lo ngại nguồn cung từ Brazil

Sản xuất xe máy tăng nhẹ giữa lúc thị trường ảm đạm
