Xuất khẩu cà phê Việt niên vụ 2021/22: Tận dụng lợi thế từ EVFTA

Thị trường cà phê trong nước và thế giới giảm nhẹ sau khi hồi phục mạnh trong phiên trước. Theo các chuyên gia ngành cà phê, năm 2021 thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam những tháng đầu năm có nhiều tín hiệu lạc quan và kỳ vọng cả năm sẽ được cải thiện.
Xuất khẩu cà phê ước đạt 720 nghìn tấn trong 5 tháng 4 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu cà phê thu về 1,06 tỷ USD Xuất khẩu cà phê trong tháng 3 đạt 145.000 tấn

Thị trường xuất khẩu cà phê có nhiều tín hiệu lạc quan

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2020/2021 sẽ giảm 3,5% so với niên vụ 2019/2020, xuống còn 30,2 triệu bao (mỗi bao 60 kg). Còn theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, niên vụ 2020/2021 sản lượng cà phê sẽ còn giảm khoảng 15% do ảnh hưởng của đợt mưa lũ hồi tháng 10 và hạn hán hồi tháng 5, 6. Như vậy, mức độ giảm sản lượng dự kiến trong niên vụ 2020/2021 của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam đưa ra cao hơn so với USDA. Hiện, người dân đã thu hoạch được khoảng 60-70% sản lượng cà phê niên vụ 2020/2021.

Nhận định về thị trường xuất khẩu cà phê năm 2021, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho rằng, những tháng đầu năm, thị trường xuất khẩu cà phê có nhiều tín hiệu lạc quan khi cà phê tồn kho tại các kho cảng trên thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Ngoài ra, với thông tin thử nghiệm vắc xin sẽ thúc đẩy lượng xuất khẩu tăng lên.

Xuất khẩu cà phê Việt niên vụ 2021/22: Nhìn thẳng vào vấn đề
Xuất khẩu cà phê Việt niên vụ 2021/22 tận dụng lợi thế từ EVFTA

Đáng chú ý xuất khẩu cà phê robusta khả năng tiếp tục tăng cao khi nhu cầu cà phê hòa tan tại nhà được tiêu thụ nhiều hơn trong bối cảnh các thị trường nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam đều gặp thiệt hại vì đại dịch Covid-19 và tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ở mức cao.

Năm 2021 cũng là chu kỳ "hai năm một" Brazil bước vào năm cho sản lượng thấp. Thị trường cà phê arabica có khả năng sẽ thiếu hụt khoảng 8,5 triệu bao trong niên vụ 2020/2021 do tình trạng khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây cà phê.

Cùng với những tín hiệu lạc quan về nhu cầu thị trường, giá cà phê cũng được kỳ vọng sẽ phục hồi trong năm 2021 nhờ sản lượng giảm và đã trải qua chu kì giảm giá 4 năm liên tiếp.

Một yếu tố thuận lợi và là cơ hội khác cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đó là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, trong đó đã xóa bỏ thuế cho toàn bộ các sản phẩm cà phê xuống 0%. Đồng thời, trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào thực thi có chỉ dẫn địa lý về cà phê. Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam với các đối thủ tại thị trường EU.

EU hiện đang là thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam nhiều nhất, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng trị giá xuất khẩu cả nước (trung bình giá trị xuất khẩu cà phê sang EU đạt 1,2-1,4 tỉ USD/năm trong 5 năm qua).

Bên cạnh những tín hiệu vui, xuất khẩu cà phê năm 2021 sẽ còn phải đối mặt với khó khăn như: Tình trạng thiếu container để xuất khẩu do đó giá cước nhiều khả năng sẽ còn tăng trong thời gian tới. Điều này đang ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu cà phê. Ngoài ra, Việt Nam sẽ tiếp tục phải cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu khác đặc biệt là Brazil. Với việc gia tăng mạnh về diện tích, sản lượng cà phê của Brazil - nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, cũng sẽ gây khó khăn không nhỏ cho xuất khẩu cà phê Việt Nam.

Cùng với khó khăn của thị trường xuất khẩu còn có khó khăn nội tại của ngành cà phê Việt như: Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của ngành cà phê thấp và bấp bênh; các doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu phụ thuộc hoàn toàn vào các sàn giao dịch cà phê; cơ cấu sản phẩm cà phê Việt có giá trị gia tăng thấp; sản phẩm cà phê chế biến, thương hiệu cà phê của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới chưa đạt kỳ vọng;...

Xuất khẩu cà phê Việt niên vụ 2021/22: Nhìn thẳng vào vấn đề
Cần đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành Cà phê một cách hiệu quả

Thực hiện có hiệu quả các Hiệp định FTA

Để hỗ trợ ngành cà phê tăng giá trị, duy trì vị thế thứ hai thế giới trong thời gian tới ngành cà phê cần có những giải pháp tổng thể để thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu ngành Cà phê Việt Nam.

Về sản xuất, chế biến: Cần đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành Cà phê một cách hiệu quả, như: xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến; áp dụng tiến bộ công nghệ cao; thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường; có giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp thu hút đầu tư; ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời, cũng cần khuyến khích, tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường.

Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác xây dựng thương hiệu phải được chú trọng và quan tâm hơn nữa. Các doanh nghiệp cần khảo sát nhu cầu của thị trường về các lĩnh vực gồm: thị phần, thị hiếu, chất lượng, giá cả. Từ đó, xác định tỷ trọng chế biến các loại sản phẩm (bao nhiêu % sản phẩm sơ chế; % sản phẩm tinh chế) để định hướng phát triển, xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của mình.

Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua các chiến dịch truyền thông, quảng bá hình ảnh, các chương trình đào tạo, hướng dẫn, nâng cao năng lực thiết kế, định dạng sản phẩm và cách thức tạo dựng, quảng bá thương hiệu.

Đặc biệt, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần thực hiện có hiệu quả các Hiệp định FTA Việt Nam đã tham gia ký kết vào hoạt động xuất khẩu cà phê, qua đó tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường và nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm xuất khẩu cà phê Việt Nam.

Về công tác xúc tiến thương mại: Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cần chú trọng tuyển dụng và đào tạo cán bộ có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn; chủ động tham gia các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương định hướng cũng như do các Bộ, ngành, Hiệp hội tổ chức.

Không những vậy, cũng cần tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế ở cả trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng; xây dựng kênh nghiên cứu và dữ liệu riêng về thị trường xuất khẩu thông qua sự hỗ trợ của cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại các nước để cập nhật thông tin, nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tín hiệu của thị trường...

Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại các vùng trọng điểm Tây Nguyên hôm nay 02/7 mất 100 đồng/kg xuống ở 35.100 – 36.000 đồng/kg. Giá cao nhất tại Đắk Lắk và thấp nhất tại Lâm Đồng. Tại cảng TPHCM, robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% chốt tại 1.776 USD/tấn (FOB), chênh lệch +55 USD/tấn.

Trên thị trường cà phê thế giới, hai sàn giao dịch có chiều đi xuống trong phiên 02/7/2021. Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn London giảm 3 USD, tương đương 0,18% xuống 1.698 USD/tấn. Giá arabica giao cùng kỳ hạn trên sàn New York giảm 0,75 cent, tương đương 0,48% xuống 155,65 US cent/lb.

Theo các nhà phân tích, ngày 01/7 là phiên kết toán hoạt động 6 tháng đầu năm nên đầu cơ trên các thị trường phái sinh đã đồng loạt hiệu chỉnh, cân đối vị thế khiến nhiều sàn hàng hóa biến động mạnh.

USDA dự báo nhập khẩu cà phê của Liên minh châu Âu trong niên vụ 2021/22 giảm 2,5 triệu bao xuống 42,5 triệu bao, chiếm gần 40% tổng nhập khẩu cà phê toàn cầu. Các nhà cung cấp hàng đầu cho châu Âu bao gồm Brazil (34%), Việt Nam (24%), Honduras (8%) và Colombia (6%).

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Gia tăng buôn lậu trên biển, Hải quan siết chặt kiểm soát toàn tuyến

Gia tăng buôn lậu trên biển, Hải quan siết chặt kiểm soát toàn tuyến

6 tháng đầu năm 2025, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên tuyến đường biển – nơi chiếm tới 53,2% tổng số vụ vi phạm. Lực lượng Hải quan đã chủ động, quyết liệt triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn, góp phần giữ vững kỷ cương thương mại và bảo vệ người tiêu dùng.
Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP không chỉ dừng lại ở quy mô địa phương mà cần được định vị như một thương hiệu hàng hóa quốc gia. Mỗi sản phẩm OCOP phải mang thương hiệu Việt Nam, được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp, với chất lượng cao, câu chuyện văn hóa riêng, ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ hiện đại để vươn ra thị trường toàn cầu.
QLTT Hà Nội mở “mặt trận mới” chống hàng giả trên không gian mạng

QLTT Hà Nội mở “mặt trận mới” chống hàng giả trên không gian mạng

Trong nửa đầu năm 2025, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hà Nội không chỉ duy trì vai trò nòng cốt trong kiểm soát thị trường truyền thống mà còn chủ động mở rộng sang “mặt trận mới”: phát hiện và xử lý hàng giả, gian lận thương mại trên không gian mạng — một lĩnh vực đầy thách thức với mức độ tinh vi ngày càng cao.
Bộ Công an: Thực phẩm giả được sản xuất theo chuỗi khép kín, tổ chức tinh vi

Bộ Công an: Thực phẩm giả được sản xuất theo chuỗi khép kín, tổ chức tinh vi

Người phát ngôn Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản khẳng định, các đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm giả, trong đó có sản phẩm sữa Hiup và nhãn hiệu dầu ăn Ofood đã sử dụng chuỗi thủ đoạn hết sức tinh vi, có hệ thống – từ lập công ty bình phong đến quảng cáo rầm rộ – nhằm qua mặt cơ quan chức năng và đánh lừa người tiêu dùng.
“Chìa khoá số” mở đường cho ngành điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên AI và chuỗi cung ứng mới

“Chìa khoá số” mở đường cho ngành điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên AI và chuỗi cung ứng mới

Ngày 02/7/2025, Diễn đàn Công nghiệp Sản xuất – M-TALKS 2025 với chủ đề “Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam: Ứng dụng AI, Tự động hóa và Hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu” đã diễn ra tại khách sạn Pullman Hà Nội.
Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Trong tháng 6/2025, bức tranh toàn cảnh của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục cho thấy những dấu hiệu suy yếu về nhu cầu, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng đáng chú ý về sản lượng và kỳ vọng thị trường ổn định hơn trong thời gian tới.
Từ 1/7: 32 thủ tục hành chính về đất đai được giao cho cấp tỉnh thực hiện

Từ 1/7: 32 thủ tục hành chính về đất đai được giao cho cấp tỉnh thực hiện

Nhằm tinh gọn bộ máy và phân cấp rõ thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định 2304/QĐ-BNNMT, công bố 48 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó 32 thủ tục sẽ được ủy quyền cho cấp tỉnh thực hiện từ ngày 1/7/2025. Đây là bước đi quan trọng trong lộ trình thực hiện chính quyền hai cấp, hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất cùng kỳ trong 3 năm trở lại đây, cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng tỷ đô.
Tầm nhìn mới cho TP.HCM: Siêu đô thị quốc tế xanh và sáng tạo

Tầm nhìn mới cho TP.HCM: Siêu đô thị quốc tế xanh và sáng tạo

Từ ngày 1/7, ba cực của "tứ giác phát triển Đông Nam Bộ" gồm TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ chính thức hợp nhất thành TP. HCM mới. Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, đây là bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị Việt Nam.
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Nhiều luật, nghị định, thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực thuế, quy hoạch, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp... sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động