VINAHUD thay đổi cơ cấu tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022

Ngày 31/3, Công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị VINAHUD (MCK: VHD – UpCOM) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 tại Hà Nội.
VINAHUD thay đổi cơ cấu tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022
Các thành viên mới tham gia vào Hội đồng quản trị của Vinahud

Đại hội đã nhất trí thông qua Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 và Kế hoạch năm 2022; Báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán; Phương án phân phối lợi nhuận sau thuế năm 2021. Báo cáo của Hội đồng quản trị về công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021 và định hướng năm 2022.

Năm 2021 mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh hoành hành, nhưng với sự chỉ đạo định hướng kịp thời của HĐQT và sự quyết liệt trong thực hiện của Ban điều hành, VINAHUD vẫn vượt kế hoạch hoạt động đề ra. Theo báo cáo đã được kiểm toán, năm 2021, công ty đạt doanh thu hơn 357 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 13 tỷ đồng.

Kế hoạch năm 2022, VINAHUD phấn đấu đạt doanh thu 1.195 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 181,612 tỷ đồng, tương đương lần lượt đạt tỷ lệ 334,36% và 1.389,52% so với năm 2021.

Đại hội cổ đông cũng thông qua về việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ Công ty, ủy quyền cho Hội đồng quản trị tổ chức thực hiện. Theo đó, năm 2022, VINAHUD sẽ phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:3 (cổ đông sở hữu 1 cổ phần được quyền mua 3 cổ phần mới với giá phát hành 10.000 đồng/cp).

Hội đồng Quản trị VINAHUD cho biết, kế hoạch này sẽ huy động được thêm 1.140 tỷ đồng, dự kiến dùng để nâng tỷ lệ sở hữu đến mức lớn nhất có thể tại các dự án hiện hữu nhằm chủ động kiểm soát hoạt động đầu tư kinh doanh như: dự án Khu đô thị sinh thái và vui chơi giải trí Viên Nam tại Xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình; dự án Grand Mercure Hội An tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng ParaHills Hòa Bình tại xã Bình Thanh và xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Bổ sung vốn hoạt động cho việc mua, bán thương mại bất động sản để bổ sung doanh thu trong năm 2022.

VINAHUD thay đổi cơ cấu tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022

Cổ đông Vinahud kỳ vọng doanh nghiệp sẽ phát triển đột phá trong thời gian tới

Cổ đông tham dự Đại hội cũng thông qua các phương án liên quan đến miễn nhiệm, bầu thành viên HĐQT. Trong nhiệm kỳ này, HĐQT mới có sự góp mặt của ông Nguyễn Đình Ngôn – hiện đang Chủ tịch HĐQT CTCP Bảo hiểm AAA, Thành viên HĐQT CTCP Chứng khoán Thủ đô, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Ô tô VIG; ông Nguyễn Hồ Nam - Chủ tịch Bamboo Capital, ông Trần Sơn Hải- Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong. Đây đều là những gương mặt tên tuổi trên thị trường tài chính – bất động sản. Với cơ cấu này, VINAHUD chính thức khẳng định với thị trường một diện mạo và tinh thần hoàn toàn đổi khác.

Thay đổi nhân sự quan trong nhất tại Đại hội là việc chấp nhận đơn từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Trương Quang Minh và bầu ông Nguyễn Đình Ngôn làm Chủ tịch nhiệm kỳ mới của VINAHUD. Tại Đại hội, VINAHUD đã bầu thay thế và bổ sung thành viên HĐQT, bao gồm ông Nguyễn Đình Ngôn giữ chức Chủ tịch HĐQT, ông Trương Quang Minh - Phó Chủ tịch HĐQT; ông Trần Sơn Hải – Phó chủ tịch HĐQT và bà Phạm Thị Hạnh Phó Chủ tịch HĐQT; ông Nguyễn Hồ Nam - Thành viên HĐQT.

Ông Trương Quang Minh bộc bạch, sau khi VINAHUD có được HĐQT mới với sự góp mặt của những doanh nhân tài ba, ông rất vui lòng rút khỏi vị trí Chủ tịch để nhường chỗ cho tân Chủ tịch Nguyễn Đình Ngôn với kỳ vọng công ty sẽ được chắp cánh bay xa. “Tôi gửi gắm niềm tin của cá nhân tôi và tập thể CBNV cùng các cổ đông khác vào tân Chủ tịch nói riêng và HĐQT mới nói chung”, ông Minh chia sẻ.

Phát biểu sau khi trở thành tân Chủ tịch VINAHUD, ông Nguyễn Đình Ngôn đánh giá: “Năm 2022 là năm then chốt, năm bản lề tạo thời cơ và vị thế mới để VINAHUD xây dựng thương hiệu, khẳng định vị thế của mình trên thị trường và tạo tiền đề, định hướng để VINAHUD thực hiện niêm yết chứng khoán trên sàn HOSE.”

Ông Ngôn cho rằng, hiện nay xu hướng thị trường bất động sản đang có sự thay đổi, cuộc chơi dần dành cho các đơn vị có tiềm lực tài chính lớn, đầu tư bài bản, có hệ thống và minh bạch là một thách thức nhưng cũng là cơ hội lớn. Năm 2022, mục tiêu của VINAHUD sẽ ra mắt thị trường sản phẩm bất động sản tại Dự án khu đô thị sinh thái Viên Nam, quy mô 65ha tại xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Vì vậy, sẽ cần sự bám sát chỉ đạo, nỗ lực cao của tập thể Ban Lãnh đạo, sự trách nhiệm, tâm huyết, đồng lòng xây dựng và gắn bó của toàn thể CBNV VINAHUD.

“Với tinh thần quyết liệt, thổi một luồng gió mới, biết nghĩ, dám làm, quyết tâm xây dựng, phát triển thương hiệu VINAHUD, chúng tôi cam kết đồng hành với các cổ đông và cán bộ nhân viên cùng nhau tiếp tục phấn đấu, đóng góp tích cực và hiệu quả cho sự phát triển chung doanh nghiệp của chúng ta. Và trong lợi ích chung của Công ty đương nhiên cũng có những thành tựu, sự phát triển mỗi cá nhân và mang lại lợi ích, hạnh phúc cho mỗi gia đình”, ông Nguyễn Đình Ngôn phát biểu và nhấn mạnh: “Với tư cách là một cổ đông và tham gia Hội đồng quản trị Công ty, chúng tôi không nhìn từ góc độ nhà đầu tư mà với tư cách là thành viên, là gia đình của VINAHUD vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực cao nhất tìm kiếm, lựa chọn để đưa các Dự án mới phù hợp về Công ty, tạo bước đột phá trên thị trường bất động sản và tin tưởng điều này chắc chắn sẽ sớm thành hiện thực. Chúng tôi cam kết duy trì và phát triển các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, trong năm 2022 tiếp tục xây dựng nền tảng vững chắc để tạo đà phát triển đột phá trong các năm tiếp theo".

Phạm Khoa

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá nông sản hôm nay 27/2: Cà phê và hồ tiêu chưa có điều chỉnh mới

Giá nông sản hôm nay 27/2: Cà phê và hồ tiêu chưa có điều chỉnh mới

Giá nông sản hôm nay (27/2), giá cà phê trong nước thị trường giữ ổn định tại một số địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Giá tiêu hôm nay tại thị trường nội địa vẫn dao động trong khoảng 89.000 - 92.000 đồng/kg.
Tín dụng tăng trưởng âm, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?

Tín dụng tăng trưởng âm, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?

Sáng 20/2, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng năm 2024.
Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 2/2024 kỳ hạn 6 tháng là 5%/năm, được áp dụng tại CBBank, đứng thứ 2 là VietBank (4,8%/năm).
Lộ diện ngân hàng cho vay kinh doanh bất động sản nhiều nhất năm 2023

Lộ diện ngân hàng cho vay kinh doanh bất động sản nhiều nhất năm 2023

Tính đến cuối năm 2023, dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản vào khoảng 2,75 triệu tỷ đồng. Trong đó, Techcombank có tỷ trọng cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản trên tổng dư nợ lớn nhất trong số các ngân hàng công khai chi tiết.
Cần có chính sách để sớm đưa tài chính xanh vào vận hành

Cần có chính sách để sớm đưa tài chính xanh vào vận hành

“Tài chính xanh” đề cập đến sự phát triển đồng bộ của ngành tài chính song song cải thiện môi trường và tăng trưởng kinh tế, với mục tiêu huy động các nguồn tài chính để mang lại lợi ích cho môi trường đồng thời giảm thiểu tác hại và quản lý rủi ro môi trường.
Cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng

Cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng

Tại toạ đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững", các chuyên gia đề nghị thay đổi cách thức quản lý hoạt động kinh doanh vàng bằng việc thành lập sàn giao dịch vàng, xóa bỏ thế độc quyền để huy động khoảng 400 tấn đang nằm trong két nhà dân.
Chuyển giao bắt buộc DongA Bank cho ngân hàng khác

Chuyển giao bắt buộc DongA Bank cho ngân hàng khác

Do DongA Bank có vốn chủ sở hữu âm nên Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải chuyển giao bắt buộc Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A Bank) cho ngân hàng khác.
Từ 1/12, giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Từ 1/12, giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Theo Quyết định 11/2023 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1/12, các giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
Tín dụng bất động sản tại Hải Dương tăng trưởng

Tín dụng bất động sản tại Hải Dương tăng trưởng

Tín dụng bất động sản Hải Dương tập trung chủ yếu vào mục đích tiêu dùng của khách hàng cá nhân với hơn 85% dư nợ tín dụng lĩnh vực này.
Ngân hàng Nhà nước công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường BĐS

Ngân hàng Nhà nước công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường BĐS

Ngân hàng Nhà nước cho biết thị trường bất động sản vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức kéo dài và trước mắt có 5 giải pháp chính để giải quyết vấn đề này.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động