Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD để nhập khẩu ngô và đậu tương

Do sản lượng ngô và đậu tương trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 37% nhu cầu của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vì vậy trong 7 tháng năm 2022, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đã phải chi tới gần 2,7 tỷ USD để nhập khẩu 2 nguyên liệu này.
Nhập khẩu ngô giảm về lượng nhưng tăng về kim ngạch Nhập khẩu ngô các loại trong 5 tháng đạt trên 3,59 triệu tấn Kim ngạch nhập khẩu đậu tương 6 tháng tăng 15,5%
Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD để nhập khẩu ngô và đậu tương
7 tháng năm 2022, Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD để nhập khẩu ngô và đậu tương

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong 7 tháng năm 2022, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đã phải chi tới gần 2,7 tỷ USD để nhập khẩu 2 nguyên liệu chính là ngô, đậu tương.

Ngoài ra, Việt Nam còn tốn hơn 400 triệu USD để nhập khẩu các nguyên liệu khác: khô dầu các loại 2,2 triệu tấn; lúa mỳ 0,73 triệu tấn; bột cá, bột xương, đạm động vật, hỗn hợp các chất vi lượng (Premix).

Như vậy, nhập khẩu nguyên liệu đầu vào của sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm từ đầu năm đến nay lên tới 3,1 tỷ USD.

Cục Chăn nuôi cho hay, do sản lượng ngô và đậu tương trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 37% nhu cầu của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, nên suốt nhiều năm qua nước ta phải nhập khối lượng rất lớn 2 nguyên liệu này. Brazil, Hoa Kỳ và Canada là 3 thị trường cung cấp đậu tương chính cho Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 với 99,2% thị phần.

Cục Chăn nuôi cho rằng dịch bệnh Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có chuỗi cung ứng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Nguồn cung giảm, giá cước vận chuyển tăng cao đã đội giá nguyên liệu và thành phẩm.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng chính trị giữa Nga và Ukraine đang tác động lớn đến nguồn cung và giá lương thực toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến giá ngô và các mặt hàng nông sản khác trên thị trường thế giới và Việt Nam.

Mặt khác, Hoa Kỳ tăng sản xuất cồn sinh học từ ngô, các nước Nam Mỹ như Argentina, Brazil mất mùa vì hạn hán đã khiến lượng ngô xuất khẩu giảm mạnh, đẩy giá lên cao.

Ngoài ra, thời gian gần đây một số nước có chính sách tạm dừng xuất khẩu lương thực để đảm bảo an ninh lương thực trong nước cũng sẽ làm giảm nguồn cung và tăng giá nguyên liệu thức ăn trên thế giới. Vấn đề này đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người chăn nuôi khi chi phí sản xuất tăng cao trong khi giá bán sản phẩm chăn nuôi có xu hướng giảm.

Hiện nay, giá một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính so với bình quân trong tháng 6 giảm, cụ thể: giá ngô hạt 8.600 đồng/kg (giảm 5,5%); khô dầu đậu tương 14.050 đồng/kg (giảm 0.4%); dinh dưỡng gia súc 10.500 đồng/kg (tương đương); cám gạo chiết ly 5.550 đồng/kg (giảm 0,3%).

Diện tích trồng ngô và sản lượng vẫn còn thấp.
Diện tích trồng ngô và sản lượng vẫn còn thấp.

Cục Chăn nuôi dự báo trong 5 tháng cuối năm, giá một số nguyên liệu chính của ngành thức ăn chăn nuôi có thể giảm. Tuy nhiên, mức giảm được cho là không nhiều do gần đây một số nước đang thực hiện chính sách an ninh lương thực trong nước cấm xuất khẩu, ảnh hưởng đến giá ngô, khô đậu tương, lúa mỳ làm thức ăn chăn nuôi. Việc này cũng có thể kéo giá thức ăn chăn nuôi trong nước giảm theo.

Trao đổi với báo chí về tình trạng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi quá cao, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng năng suất trồng ngô, đậu tương của Việt Nam thấp, giá thành sản xuất cao, lợi nhuận kém hấp dẫn so với các cây trồng khác.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho hay gần như 100% ngô hạt nhập khẩu là ngô chuyển gen. Việt Nam cũng cho phép trồng các giống ngô chuyển gen từ nhiều năm nay, tuy nhiên diện tích trồng các giống ngô chuyển gen còn thấp.

Thực tế cho thấy, sử dụng giống chuyển gen đã giúp cây trồng có các loại gen như gen chống cỏ dại, gen chống sâu đục thân…, đảm bảo tiềm năng, năng suất của cây trồng, giảm chi phí sản xuất. Nhưng, do ngô ở nước ta chủ yếu trồng trên đất dốc, đất đồi núi, đất không màu mỡ, nước tưới vẫn phụ thuộc thiên nhiên, vì vậy chưa phát huy được tối đa năng suất của các giống ngô chuyển gen.

Theo các chuyên gia về chăn nuôi, việc thoát khỏi sự lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu trong ngắn hạn là “nhiệm vụ bất khả thi”.

Bởi vì, suốt 10 năm qua, trong Đề án Tái cơ cấu Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra một trong những định hướng là chuyển đổi một phần diện tích đất canh tác những loại cây cho giá trị kinh tế thấp sang trồng cây phục vụ nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Đồng thời chú trọng nghiên cứu giống ngô, giống đậu tương để nâng cao năng suất. Tuy nhiên, thực tế đến nay diện tích và sản lượng các loại cây này không tăng lên.

Về bài toán giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, ông Phùng Đức Tiến cho hay, hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các ngành chức năng vẫn đang chỉ đạo phát triển xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để chủ động một phần.

Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%/năm

Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%/năm

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng vừa được Quốc hội thông qua sáng 27/6, chính thức phân cấp quyền quyết định cho vay đặc biệt từ Thủ tướng Chính phủ sang Ngân hàng Nhà nước, với lãi suất 0%/năm và không cần tài sản bảo đảm trong một số trường hợp.
WB hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động

WB hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu được công bố hai lần mỗi năm, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng của gần 70% các nền kinh tế, trong đó có Mỹ, Trung Quốc và châu Âu cùng với 6 khu vực thị trường mới nổi.
Tỷ giá USD lập đỉnh mới, vượt mốc 26.300 đồng tại nhiều ngân hàng

Tỷ giá USD lập đỉnh mới, vượt mốc 26.300 đồng tại nhiều ngân hàng

Sáng ngày 24/6, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm tại 25.058 đồng, tăng 30 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 23.805 - 26.310 đồng.
NHNN hút ròng hơn 3300 tỷ đồng qua kênh tín phiếu sau 4 tháng tạm dừng

NHNN hút ròng hơn 3300 tỷ đồng qua kênh tín phiếu sau 4 tháng tạm dừng

Trong phiên giao dịch ngày 24/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát hành tín phiếu trở lại sau gần 4 tháng tạm dừng. Cụ thể, đã có 4/5 thành viên tham gia trúng thầu 3.100 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 3,5%/năm.
Nha Trang trở thành điểm đến quốc tế được yêu thích nhất của du khách Hàn

Nha Trang trở thành điểm đến quốc tế được yêu thích nhất của du khách Hàn

Thành phố biển Nha Trang của Việt Nam đã vượt qua Tokyo trở thành điểm đến được yêu thích nhất của du khách Hàn Quốc trong mùa hè năm nay.
63 chi nhánh hợp thành 15 khu vực: Ngân hàng Nhà nước bước vào giai đoạn mới

63 chi nhánh hợp thành 15 khu vực: Ngân hàng Nhà nước bước vào giai đoạn mới

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức được tổ chức lại theo mô hình khu vực với 15 đầu mối, phù hợp với mô hình quản lý hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập. Việc sắp xếp này nhằm tạo thuận lợi trong điều hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.
Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam

Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam

Từ ngày 23/6/2025, Malaysia dỡ bỏ việc áp dụng thuế chống bán phá giá và các cuộc điều tra đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Hàn Quốc và Việt Nam
Vì sao sản xuất vàng miếng không nên là "cuộc chơi" của ngân hàng?

Vì sao sản xuất vàng miếng không nên là "cuộc chơi" của ngân hàng?

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) vừa đề xuất không nên để các ngân hàng thương mại tham gia sản xuất, kinh doanh vàng miếng. Đề xuất này không chỉ dựa trên cơ sở pháp lý, mà còn xuất phát từ những bài học thực tiễn và mục tiêu ổn định thị trường tài chính – tiền tệ trong dài hạn.
Đề xuất điều chỉnh quy định kinh doanh vàng miếng: Cần rõ vai trò và giảm rào cản thị trường

Đề xuất điều chỉnh quy định kinh doanh vàng miếng: Cần rõ vai trò và giảm rào cản thị trường

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam kiến nghị không mở rộng đối tượng tham gia sản xuất vàng miếng và đề xuất giảm điều kiện về vốn để tăng tính cạnh tranh, minh bạch thị trường.
Bộ trưởng Công Thương: Luật hóa thương mại điện tử, truy trách nhiệm, ngăn hàng giả, bảo vệ thương hiệu Việt

Bộ trưởng Công Thương: Luật hóa thương mại điện tử, truy trách nhiệm, ngăn hàng giả, bảo vệ thương hiệu Việt

Trước tình trạng gian lận thương mại và hàng giả gia tăng trong môi trường số, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định sẽ triển khai loạt giải pháp toàn diện, từ hoàn thiện thể chế đến kiểm tra thực địa, nhằm thiết lập lại trật tự thị trường và bảo vệ người tiêu dùng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động