Vì sao Tâm Sinh Nghĩa không đủ khả năng vẫn được giao xử lý thêm rác thải?

Nhà máy xử lý rác thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc vừa được Sở TN&MT TP.HCM điều phối 1.400 tấn rác thải/ngày nhưng công suất thiết kế chỉ đạt 1.000 tấn/ngày. Trong khi đó, lượng rác tồn tại Công ty đang ngày một chất đống mà không được xử lý.

Không đủ khả năng vẫn được giao thêm rác

Cuối tháng 11/2021, tại Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa - Long An, Công ty Tâm Sinh Nghĩa tập kết 2 bãi rác ngoài trời có tổng thể tích khoảng 70.400m3, tổng khối lượng ước tính khoảng 35.200 tấn, trong đó, một bãi rác có thể tích 38.400m3 được che phủ bạt khoảng từ 60-70% và một bãi rác có thể tích 32.000m3 chưa được che chắn bạt.

Tại 2 bãi rác này có một lượng nước rỉ rác chảy vào khu vực đã san lấp khoảng 3ha và một lượng nước rỉ rác chảy vào ao chứa nước cặp bên kênh Kháng Chiến.

Ngành chức năng tỉnh Long An cũng lấy mẫu nước thải sau xử lý tại hố chứa nước thải không được Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa tái sử dụng hết, một phần chảy ra ngoài môi trường với lưu lượng khoảng 4-5 m3/ngày đêm.

Qua phân tích, mẫu nước thải này có các thông số BOD5 (200C) vượt 3,9 lần, COD vượt 4,6 lần, tổng Nitơ vượt 7,73 lần và Amoni (tính theo N) vượt 2,86 lần so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn QCVN 25:2009/BTNMT, cột A.

UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo Sở TN&MT xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đồng thời, yêu cầu Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa khắc phục ngay các nội dung còn tồn tại về bảo vệ môi trường tại Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa - Long An.

Vì sao Tâm Sinh Nghĩa không đủ khả năng vẫn được giao xử lý thêm rác thải?
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt công nghệ đốt của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM) đang tồn đọng hàng trăm nghìn tấn chưa được xử lý qua nhiều năm.

Khả năng xử lý rác của Công ty Tâm Sinh Nghĩa từng được Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) nhắc tới trong kết luận số 163 và 176/KL-TCMT ngày 17/5/2019 khi chỉ ra, công suất thiết kế xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt của nhà máy xử lý rác ở Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM) chỉ có 1.000 tấn/ngày nhưng thực tế đơn vị tiếp nhận 1.200 tấn/ngày, vượt công suất thiết kế 200 tấn/ngày (20%).

Đến tháng 12/2020, cơ quan chức năng kiểm tra ghi nhận Công ty Tâm Sinh Nghĩa đang nhận khối lượng tới 1.300 tấn/ngày, vượt quá công suất 300 tấn/ngày (30%).

Điều này dẫn tới lượng rác tồn đọng, không được xử lý tại Công ty Tâm Sinh Nghĩa tăng lên từng ngày. Một thành viên giám sát Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc nói rằng, núi rác khổng lồ tồn tại nhiều năm và hàng ngày bình quân mỗi ngày công ty dồn thêm khoảng 300 tấn rác nên khó có thể định lượng khối lượng hiện nay là bao nhiêu, chỉ đo được bằng chiều dài, chiều cao của núi rác.

Trước thực trạng này, ngày 3/2/2021, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình ký văn bản (số 370/UBND-ĐT) gửi Sở TN&MT và các đơn vị liên quan yêu cầu có văn bản để Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp nhận và xử lý chất thải sinh hoạt của thành phố đúng với công suất thiết kế và năng lực xử lý hiện tại; Có biện pháp để xử lý và chuyển giao hết khối lượng chất thải tồn đọng (bao gồm chất thải trơ sau phân loại) cho đơn vị chức năng xử lý theo quy định.

Tuy nhiên, ngày 17/11/2021, Phó Giám đốc Sở TNMT TP.HCM Nguyễn Thị Thanh Mỹ đã bất chấp chỉ đạo của UBND TP.HCM, ký văn bản 7668/STNMT-CTR điều phối khối lượng chất thải rắn giai đoạn từ nay đến 31/12/2021 cho Công ty Tâm Sinh Nghĩa 1.400 tấn/ngày, vượt rất nhiều so với công suất thiết kế và năng lực xử lý rác hiện tại của doanh nghiệp.

Vì sao Tâm Sinh Nghĩa không đủ khả năng vẫn được giao xử lý thêm rác thải?
Bên trong khu chứa rác thải chưa được xử lý của Công ty Tâm Sinh Nghĩa.

Xử lý rác không đúng tiêu chuẩn, ảnh hưởng sức khỏe người dân

Với những sai phạm đã xảy ra, năm 2019 Tổng cục Môi trường đã có quyết định xử phạt Công ty Tâm Sinh Nghĩa. Đồng thời, buộc Công ty phải thu gom và xử lý toàn bộ lượng chất thải sinh hoạt để trên đường nội bộ, lưu giữ ngoài trời, được chất thành đống cạnh khu vực lò đốt, thực hiện đúng các nội dung phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tuy nhiên, đến tháng 7/2020, Tổng cục Môi trường tiếp tục kiểm tra nhưng Công ty Tâm Sinh Nghĩa không thực hiện triệt để các yêu cầu của kết luận thanh tra nên tiếp tục có quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Giữa tháng 12/2020, người dân lại bức xúc phản ánh nên Tổng cục Môi trường đã tiến hành kiểm tra hiện trường khu vực xử lý chất thải tại Công ty Tâm Sinh Nghĩa, phát hiện khu vực ngoài trời của Công ty Khu vực ngoài trời, công ty đang lưu giữ lượng chất thải trơ trên diện tích khoảng 63.750m2 với khối lượng khoảng 240.000 tấn, được che phủ bằng bạt HDPE.

Có nhiều khu vực không được che phủ kín để lộ chất thải ra ngoài trời, nước rỉ rác từ bãi được thu gom qua rãnh bao xung quanh khu vực bằng bạt HDPE, một số vị trí không được phủ kín nên nước rỉ rác không được thu gom triệt để và chảy trực tiếp vào môi trường đất, chảy ra hồ trong khuôn viên công ty.

Hồ này không lót đáy và không có trong hồ sơ công trình bảo vệ môi trường của công ty đã được phê duyệt. Nước rỉ rác tại khu vực lưu giữ chất thải trước khi đưa vào lò đốt được thu gom vào rãnh thu gom nước rỉ rác phía sau lò đốt và dẫn về trạm xử lý nước thải để xử lý. Tuy nhiên, rãnh này không được lót đáy chống thấm.

Ngày 13/1/2021, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã ký văn bản (số 166/BTNMT-TCMT) gửi UBND TP.HCM khẳng định rằng các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Công ty Tâm Sinh Nghĩa kéo dài từ năm 2018 đến nay vẫn chưa được khắc phục triệt để. Lượng chất thải rắn sinh hoạt Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp nhận xử lý hàng ngày vẫn vượt công suất xử lý và qua thời gian dài dẫn đến việc tồn đọng với khối lượng lớn như hiện nay.

Vì sao Tâm Sinh Nghĩa không đủ khả năng vẫn được giao xử lý thêm rác thải?
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt công nghệ đốt của Công ty Tâm Sinh Nghĩa đang gây nguy cơ bức tử môi trường, ảnh hưởng sức khỏe người dân.

Trong văn bản số 370/UBND-ĐTĐ ngày 3/2/2021 do Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình ký cũng yêu cầu Sở TN&MT buộc Công ty Tâm Sinh Nghĩa nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo các hồ sơ môi trường đã được phê duyệt.

Thế nhưng theo phản ánh của người dân xã Thái Mỹ và ghi nhận của phóng viên trên địa bàn xã Mỹ Thái hồi tháng 11/2021, nhà máy xử lý rác của Công ty Tâm Sinh Nghĩa vẫn thường xuyên đốt rác gây mùi rất khó chịu, cách xa hàng trăm mét vẫn thấy mùi hôi thối và khói nồng nặc từ việc đốt rác thải ra.

"Hệ thống xử lý ống khói của nhà máy xử lý rác Tâm Sinh Nghĩa quá thấp, không phù hợp tiêu chuẩn khiến cho khói đốt rác không thể bay thoát đi được khiến các hộ dân sống xung quanh hàng ngày phải hít mùi khó chịu", một người dân xã Thái Mỹ phản ánh với phóng viên.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, việc đốt rác tạo ra khói đen và khói không bay lên cao được là trong khói có thành phần của kim loại, các chất độc hại như dioxin... gây tác động nguy hại rất lớn tới sức khỏe con người.

Ngọc Khanh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp với Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS); Hội đào tạo và phát triển nghề làm đẹp Việt Nam (VNBA); Công ty Cổ phần Adpex tổ chức Diễn đàn trực tuyến với chủ đề: “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”.
Đắk Lắk: Chàng trai vượt hơn 400km trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi

Đắk Lắk: Chàng trai vượt hơn 400km trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi

Sau khi biết thông tin 2 học sinh nghèo ở xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, Đắk Lắk có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học giỏi, anh Trịnh Quốc Khải (SN 1990, trú TP HCM) không quản ngại đường xa về tận địa phương trao học bổng cho 2 học sinh này.
Hoa Nắng - Tôn vinh tiếng Việt, tiếng Mẹ thân thương

Hoa Nắng - Tôn vinh tiếng Việt, tiếng Mẹ thân thương

Sau 3 tuần tập luyện miệt mài, các em học sinh các khối lớp THSC và THPT, các “diễn viên nghiệp dư không chuyên” của Trường liên cấp Quốc Tế Việt Úc - Mỹ Đình - Hà Nội đã mang đến những tiết mục văn nghệ - âm nhạc - kịch nói vô cùng ấn tượng và đặc sắc, với những câu chuyện lịch sử - văn học được kể lại giàu tính nhân văn và những bài học giàu ý nghĩa, khơi gợi lòng tự hào, tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu

Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu

Ngày 27/03/2024, tại văn phòng trường THPT Tô Hiệu - Thường Tín, Sở GD&ĐT Hà Nội đã trang trọng tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định điều động, bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu đối với đồng chí Nguyễn Đình Bang.
Nhập khẩu đậu tương 9 tháng trị giá trên 934,98 triệu USD

Nhập khẩu đậu tương 9 tháng trị giá trên 934,98 triệu USD

Tính chung 9 tháng năm 2023 cả nước nhập khẩu trên 1,47 triệu tấn đậu tương, trị giá trên 934,98 triệu USD, giá trung bình 635,4 USD/tấn, tăng 5,3% về lượng, nhưng giảm 4,1% kim ngạch và giảm 8,9% về giá so với 9 tháng năm 2022.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 464 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 464 tỷ USD

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết ngày 15/9/2023 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 464,08 tỷ USD.
Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng năm 2023 đạt gần 3,15 triệu tấn, tương đương gần 1,11 tỷ USD, tăng 9,2% về khối lượng, tăng 1,5% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

8 tháng năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt gần 5,79 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu trên 5,81 triệu tấn gạo, tương đương trên 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng, tăng 35,7% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Theo số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 12 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với tháng 7/2023.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động