Vải thiều gắn tem truy xuất nguồn gốc lần đầu tiên sang Pháp

Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) lô hàng gần 1 tấn vải thiều đầu tiên có gắn tem truy xuất nguồn gốc được nhập khẩu chính ngạch vào Paris có ý nghĩa “khai thông” quan trọng cho trái vải nói riêng và nông sản Việt chất lượng cao nói chung.
Tuần sau sẽ xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đi EU theo Hiệp định EVFTA Lô vải thiều Việt Nam đầu tiên xuất khẩu đi châu Âu theo Hiệp định EVFTA Lần đầu tiên vải thiều Hải Dương xuất khẩu sang Thái Lan

Sáng 13/6, Bộ Công Thương cho biết, lúc 21h ngày 12/6, lô vải thiều đặc sản Thanh Hà, Hải Dương đầu tiên gắn tem truy xuất nguồn gốc itrace247 của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã hạ cánh tại sân bay Charles de Gaulle và được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp.

Đây là lô hàng đã tận dụng được lợi thế về ưu đãi thuế quan từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA).

Lô vải thiều gần 1 tấn có gắn tem truy xuất nguồn gốc itrace247 đã tới thị trường Pháp qua đường hàng không. Ảnh: Cục XTTM.
Lô vải thiều gần 1 tấn có gắn tem truy xuất nguồn gốc itrace247 đã tới thị trường Pháp qua đường hàng không. Ảnh: Cục XTTM.

Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, hiện chưa nhiều người Pháp biết đến hương vị thơm ngon đặc trưng của trái vải thiều Việt Nam.

Do đó, Cục Xúc tiến thương mại đang phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Pháp cùng nhiều Thương vụ Việt Nam tại khu vực thị trường EU để thiết kế, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá trái vải cũng như nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm tiềm năng và triển vọng khác của Việt Nam tại EU.

Tổng dung lượng thị trường Châu Âu đối với trái vải nhập khẩu được ước tính vào khoảng 20.000 đến 25.000 tấn mỗi năm. Madagascar là nhà cung cấp vải lớn nhất cho Châu Âu, với nguồn cung các loại trái cây ngoại lai (chủ yếu là vải) là hơn 15.500 tấn, phần lớn dành cho thị trường Pháp. Đây là cơ hội cho trái vải Việt Nam tham gia vào thị trường này.

Ông Vũ Anh Sơn, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Cộng hòa Pháp cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 kéo dài suốt hơn một năm qua và đang diễn tiến phức tạp tại Việt Nam, đơn hàng vải thiều tới từ một đối tác uy tín tại Pháp đã xóa bỏ những nghi ngờ về năng lực cung cấp của Việt Nam, khẳng định thương hiệu, cũng như chất lượng quả vải Việt Nam nói riêng và hàng Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế.

Với tem truy xuất nguồn gốc itrace247 của Cục Xúc tiến thương mại, người tiêu dùng tại Pháp không những có thể ngay lập tức tiếp cận với thông tin sơ bộ về nhà xuất khẩu, quy trình chế biến hay các chứng nhận chất lượng của nhà xuất khẩu, mà toàn bộ lịch trình chi tiết từ quá trình nuôi trồng, chăm sóc thu hoạch hay đóng gói đều được hiển thị rõ ràng theo trình tự thời gian.

Vải thiều gắn tem truy xuất nguồn gốc lần đầu tiên sang Pháp
Vải thiều Hải Dương xuất khẩu chính ngạch sang Pháp

Theo ông Vũ Anh Sơn, quá trình phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp của Việt Nam và nhà nhập khẩu Pháp để đưa vải thiều Việt Nam sang Pháp cũng gặp khá nhiều khó khăn.

Do dịch COVID-19, khâu kết nối doanh nghiệp vướng một số vấn đề như không có hàng mẫu để chào hàng tới nhà nhập khẩu, khách hàng Pháp không trực tiếp sang được Việt Nam để kiểm tra vùng trồng và chất lượng quả vải…

"Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực quảng bá, giới thiệu, kết nối bằng phương pháp trực tuyến cũng như uy tín của Thương vụ Việt Nam tại Pháp, trên cơ sở phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại tuyển lựa doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu có năng lực, đơn hàng xuất khẩu trái vải thiều Việt Nam, xuất xứ từ vùng trồng Thanh Hà, tỉnh Hải Dương sẽ có mặt trên kệ hàng của hệ thống siêu thị Á Châu tại Paris", ông Vũ Anh Sơn chia sẻ.

Vải Việt Nam mặc dù vẫn đang được nhập vào Pháp nhưng đều qua các kênh nhập khẩu số lượng nhỏ, nhập khẩu chung với các loại trái cây khác hoặc đưa vào Pháp từ các nước Châu Âu khác có điều kiện nhập khẩu ít ngặt nghèo hơn và gần như chưa được phân phối tại các hệ thống siêu thị lớn tại Pháp.

Trong bối cảnh đó, lô hàng gần 1 tấn vải thiều đầu tiên có gắn tem truy xuất nguồn gốc do Cục Xúc tiến thương mại phát triển được nhập khẩu chính ngạch qua đường hàng không vào Paris có ý nghĩa “khai thông” quan trọng cho trái vải nói riêng và nông sản Việt chất lượng cao nói chung.

Theo lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại, dự kiến, trong tháng này, mỗi tuần sẽ có đơn hàng tương tự được nhập khẩu vào Pháp để thăm dò thị trường và hướng tới kế hoạch nhập khẩu hơn 10 tấn qua đường hàng không và đường biển cho năm 2022, nếu như doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể đảm bảo được chất lượng.

Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng năm 2023 đạt gần 3,15 triệu tấn, tương đương gần 1,11 tỷ USD, tăng 9,2% về khối lượng, tăng 1,5% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

8 tháng năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt gần 5,79 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu trên 5,81 triệu tấn gạo, tương đương trên 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng, tăng 35,7% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Theo số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 12 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với tháng 7/2023.
Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bộ Công Thương đã có Thông báo số 78/TB-PVTM về việc ban hành bản câu hỏi điều tra chính thức dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động