Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Vài giờ sau thông báo của Tổng thống Mỹ áp thuế nhập khẩu đối ứng, website của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cũng đăng tải công thức tính.
Giá vàng tăng dựng đứng sau tuyên bố áp thuế đối ứng của ông Trump Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá USD lên 26.000 đồng Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lập ngay tổ phản ứng nhanh về thuế đối ứng của Mỹ
Công thức tính được đăng trên website của USTR.
Công thức tính được đăng trên website của USTR.

Thuế đối ứng là gì?

Thuế đối ứng là một loại thuế được áp dụng để đáp trả hoặc cân bằng lại tác động của một loại thuế, trợ cấp hoặc chính sách thương mại không công bằng từ một quốc gia khác. Loại thuế này thường được áp dụng trong thương mại quốc tế để bảo vệ lợi ích kinh tế, duy trì sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Thuế đối ứng có thể được hiểu là một biện pháp phòng vệ thương mại do chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền áp dụng để bảo vệ ngành sản xuất nội địa trước sự cạnh tranh không lành mạnh từ bên ngoài. Biện pháp này nhằm điều chỉnh cán cân thương mại, đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp trong nước và duy trì sự ổn định của nền kinh tế.

Công thức tính dựa trên nhiều yếu tố

Rạng sáng 3/4 (giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó mức thuế áp dụng với từng nền kinh tế khác nhau.

Theo bảng biểu thuế được ông Trump công bố với báo giới tại Nhà Trắng, mức thuế đối ứng Mỹ sẽ áp đối với đa số các nước phần lớn chỉ bằng một nửa so với mức thuế mà các nước áp đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, theo tính toán của bộ phận cố vấn của ông Trump.

Đơn cử, Mỹ dự kiến áp thuế lần lượt 34%, 20% và 46% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, EU và Việt Nam, bằng xấp xỉ 1/2 mức thuế mà các nền kinh tế đó áp đối với hàng hóa từ Mỹ.

Mức thuế 46% mà chính quyền Trump dự kiến đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam được cho là cao hơn dự đoán của nhiều người. Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: chính quyền Trump dựa vào công thức hay cơ sở nào để áp mức thuế quan đó?

Vài giờ sau thông báo của Tổng thống Mỹ áp thuế nhập khẩu đối ứng, website của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cũng đăng tải công thức tính. Mô hình của họ dựa trên nhiều yếu tố, từ kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, mức độ biến động về nhu cầu, biến động giá, đến các yếu tố khác khiến hàng hóa Mỹ bất lợi ở nước ngoài, như quy định về chính sách, môi trường, sự khác biệt về thuế tiêu thụ và cả hoạt động thao túng tiền tệ. Số liệu về nhập khẩu và xuất khẩu lấy từ Cục thống kê Mỹ năm 2024.

Trong đó, x là kim ngạch xuất khẩu; m là kim ngạch nhập khẩu; ε là mức độ biến động về nhập khẩu nếu giá sản phẩm thay đổi; φ là mức độ ảnh hưởng lên giá của thuế nhập khẩu.

Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?
Chính quyền Trump sẽ áp thuế đối ứng cao đối với một số nước mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất kể từ 9/4.

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho rằng việc mất cân đối thương mại đã làm chuyển hướng nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ, khiến hơn 90.000 nhà máy Mỹ bị đóng cửa kể từ năm 1997. Số việc làm ngành sản xuất cũng giảm hơn 6,6 triệu việc. Vì thế, mục tiêu của công thức trên là đưa thâm hụt thương mại về 0.

Theo Tờ thông tin được Nhà Trắng công bố hôm 2/4 (giờ Washington D.C.) cho biết “Tổng thống Donald J. Trump công bố tình trạng khẩn cấp kinh tế quốc gia để tăng cường lợi thế cạnh tranh, bảo vệ chủ quyền và tăng cường an ninh kinh tế và quốc gia Mỹ”.

Đáng chú ý, theo Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền Trump dùng Đạo luật IEEPA 1977, tuyên bố tình trạng khẩn cấp kinh tế quốc gia, loại bỏ cơ chế đa phương, hành động đơn phương quyết liệt.

Theo Tờ thông tin, chiểu theo Đạo luật này, chính quyền Trump sẽ áp thuế 10% lên tất cả các quốc gia từ ngày 5/4 và thuế đối ứng cao hơn đối với một số nước mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất kể từ 9/4.

Nhà Trắng cũng lưu ý, các mức thuế quan này sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi Tổng thống Trump quyết định rằng mối đe dọa do thâm hụt thương mại và cách đối xử không “có đi có lại” cơ bản đã được đáp ứng, giải quyết hoặc giảm thiểu.

Tổng thống Trump cũng sẽ tăng thuế nếu các đối tác thương mại trả đũa hoặc giảm thuế nếu họ có những động thái đáng kể để khắc phục các thỏa thuận thương mại không đối ứng và phù hợp với các vấn đề kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ.

Liên quan đến rào cản thương mại, Tờ thông tin đề cập đến một số rào cản thuế quan và phi thuế quan “không công bằng” mà một số nước áp dụng đối với hàng hóa của Mỹ.

Theo đó, Mỹ áp dụng thuế quan tối huệ quốc (MFN) ở mức thấp (3,3%) trong khi một số đối tác như Brazil, Trung Quốc, EU, Ấn Độ và Việt Nam áp thuế này cao hơn.

Nhà Trắng cũng cho rằng, rào cản phi thuế quan (nhằm hạn chế xuất nhập khẩu và bảo vệ các ngành công nghiệp quốc nội) khiến các nhà sản xuất Mỹ không được tiếp cận đối ứng nhiều thị trường, như Trung Quốc, Ấn Độ, Đức, Nhật Bản…, khiến xuất khẩu Mỹ sang các thị trường đó giảm đáng kể và gây hại đến ngành công nghiệp Mỹ.

Tờ thông tin cũng đề cập đến rào cản có tính tiền tệ và phi tiền tệ mà các chính phủ khác sử dụng để điều tiết hàng hóa xuất nhập khẩu.

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng? Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?
Giá vàng tăng dựng đứng sau tuyên bố áp thuế đối ứng của ông Trump Giá vàng tăng dựng đứng sau tuyên bố áp thuế đối ứng của ông Trump
Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá USD lên 26.000 đồng Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá USD lên 26.000 đồng
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Theo các chuyên gia, Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu sẽ thách thức các nhà sản xuất lẫn các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Đặc biệt, mức thuế đối với các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam lại thấp hơn chúng ta.
Năm 2024, Việt Nam có 15 nhóm hàng xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1 tỷ USD

Năm 2024, Việt Nam có 15 nhóm hàng xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1 tỷ USD

Theo số liệu từ Hải Quan Việt Nam, trong năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng hóa có trị giá 119,5 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này 15,1 tỷ USD.
VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - VietNam Expo 2025 sẽ diễn ra từ ngày 2-5/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội.
Quảng bá bơ Lâm Đồng trên chuyến bay đi Hàn Quốc

Quảng bá bơ Lâm Đồng trên chuyến bay đi Hàn Quốc

Chương trình mang ý nghĩa lớn không chỉ trong việc quảng bá sản phẩm nông sản đặc trưng của Lâm Đồng mà còn trong việc thúc đẩy kết nối giao thương quốc tế.
Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Giá dừa khô tăng lên 180.000-190.000 đồng mỗi chục 12 trái, mức cao kỷ lục, giá dừa tươi sỉ cũng tăng lên mức 150.000 đồng/chục, cao hơn 20.000 - 30.000 đồng/chục so với thời điểm đầu năm. Những biến động của giá dừa có ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Cơ hội cho doanh nghiệp đăng ký tham gia Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ

Cơ hội cho doanh nghiệp đăng ký tham gia Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ

Theo Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) phối hợp với Chính phủ Benin (Benin) tổ chức Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ tới khu vực Tây Phi, tại Cotonou, nước Cộng hòa Benin, từ ngày 17-19/6/2025. Đây là sự kiện kinh tế thường niên không thể bỏ lỡ dành cho các doanh nghiệp từ các nước Pháp ngữ.
Khai mở những thị trường xuất khẩu mới cho rau quả Việt Nam

Khai mở những thị trường xuất khẩu mới cho rau quả Việt Nam

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc 2 tháng đầu năm ghi nhận mức giảm mạnh nhất từ trước đến nay. Trước những khó khăn của ngành rau quả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa giao Bộ trưởng Bộ Công thương nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu trái cây.
Không dễ xuất khẩu trứng gia cầm tươi, vì sao?

Không dễ xuất khẩu trứng gia cầm tươi, vì sao?

Trong khi trứng tại Mỹ khan hiếm và đắt đỏ thì nguồn cung trứng tươi ở Việt Nam khá dồi dào nhưng các doanh nghiệp lại không dễ bước chân vào thị trường khó tính này.
Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm qua Hội chợ Foodservice Australia 2025

Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm qua Hội chợ Foodservice Australia 2025

Foodservice là hội chợ lớn bậc nhất tại Úc về ngành thực phẩm, đồ uống, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống và các sản phẩm có liên quan.
Kết nối, nâng tầm cà phê Việt Nam

Kết nối, nâng tầm cà phê Việt Nam

Ngày 11/3, tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) diễn ra Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động