Tháng 1/2024, chè Việt Nam đã xuất khẩu sang 16 thị trường

Xét về thị trường xuất khẩu, trong tháng 1/2024, chè Việt Nam đã xuất khẩu sang 16 thị trường, giảm 1 thị trường so với tháng 1/2023 (Philippines), và giảm 3 thị trường so với cả năm 2023, gồm Philippines, Kyrgyzstan và Kuwait.
Hơn 1.000 doanh nghiệp “không nghỉ Tết”, Việt Nam xuất siêu trên 5,1 tỷ USD Xuất khẩu chè tăng mạnh trở lại, nhiều thị trường đầy triển vọng Xuất khẩu gạo sụt giảm vẫn thu về gần nửa tỷ USD

Chè Việt Nam đã xuất khẩu sang 16 thị trường

Tháng 1/2024, chè Việt Nam đã xuất khẩu sang 16 thị trường
Xét về thị trường xuất khẩu, trong tháng 1/2024, chè Việt Nam đã xuất khẩu sang 16 thị trường.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2024, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 12.398 tấn, trị giá hơn 21 triệu USD, giảm 9,7% về lượng và 10% về trị giá so với tháng trước nhưng tăng khoảng 85% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ 2023.

Mức tăng cao vượt bậc chủ yếu do mức nền thấp hồi đầu năm 2023 và do xuất khẩu chè đã tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm 2023. Xét về giá xuất khẩu trung bình, tháng 1/2024, giá xuất khẩu chè trung bình của Việt Nam đạt 1.694 USD/tấn, tương đương so với giá xuất khẩu trung bình hồi tháng 1/2023 nhưng giảm nhẹ 3% so với giá xuất khẩu trung bình cả năm 2023.

Xét về thị trường xuất khẩu, trong tháng 1/2024, chè Việt Nam đã xuất khẩu sang 16 thị trường, giảm 1 thị trường so với tháng 1/2023 (Philippines), và giảm 3 thị trường so với cả năm 2023, gồm Philippines, Kyrgyzstan và Kuwait. Trong đó, Pakistan tiếp tục là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, chiếm 36,7% trong tổng lượng và chiếm 43,7% trong tổng kim ngạch chè xuất khẩu của cả nước, với 4.556 tấn, tương ứng gần 9,2 USD, tăng 33% về lượng và 52% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Pakistan cũng là thị trường có mức giá xuất khẩu chè trung bình tương đối cao (2.013 USD/tấn), cao hơn so với giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng chè.

Đứng thứ hai là thị trường Đài Loan (Trung Quốc). Với mức tăng trưởng khoảng 87% cả về lượng và trị giá xuất khẩu, đạt 928 tấn, trị giá gần 1,4 triệu USD, Đài Loan đã tăng 1 hạng trong bảng xếp hạng các thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam. Vị trí thứ ba thuộc về Mỹ với tổng lượng chè xuất khẩu đạt 913 tấn, tương đương kim ngạch đạt hơn 1,2 triệu USD, tăng 191% về khối lượng và gần gấp đôi về trị giá so với cùng kỳ.

Là thị trường tăng trưởng mạnh nhất trong top 5 thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam, Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng tới 412% về lượng và 145% về trị giá, đạt 701 tấn và hơn 1 triệu USD. Tuy nhiên, do mức tăng của lượng chè xuất khẩu cao hơn nhiều so với mức tăng của kim ngạch nên giá xuất khẩu chè bình quân sang thị trường Trung Quốc đã giảm hơn một nửa so với cùng kỳ, từ 3,067 USD/tấn xuống mức 1.469 USD/tấn.

Nếu xét về mức tăng trưởng, Ba Lan là thị trường ghi nhận mức tăng mạnh mẽ nhất, khi gấp tới 5,4 lần về lượng và 6,6 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt 129 tấn, trị giá 188.881 USD. Ghi nhận mức tăng cao thứ hai là Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), với mức tăng 409% về lượng và 377% về trị giá, đạt 173 tấn, kim ngạch đạt 379.221 USD.

Nhìn chung, giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng chè sang phần lớn thị trường dao động quanh mức từ 1.300 USD/tấn - 1.600 USD/tấn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn ghi nhận một số thị trường có giá xuất khẩu trung bình cao hơn hẳn so với các thị trường khác.Trong đó, có thể kể đến như thị trường Đức, tháng 1 năm nay, giá chè xuất khẩu trung bình sang thị trường này đạt gần 7.579 USD/tấn, tăng 105% so với mức 3.696 USD/tấn của cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu chè sang Đức chỉ tăng 12% về lượng nhưng tăng tới 130% về trị giá, đạt 19 tấn, tương ứng kim ngạch 143.992 USD.

Ngoài ra, còn một số thị trường cũng ghi nhận giá xuất khẩu trung bình cao so với các thị trường khác như Arab Saudi (2.546 USD/tấn), UAE (2.192 USD/tấn), Pakistan (2.013 USD/tấn). Bên cạnh đó, cũng có một số thị trường ghi nhận giá xuất khẩu chè trung bình giảm và ở mức thấp như Malaysia (684 USD/tấn, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước), Indonesia (991 USD/tấn, giảm 9%)...

Mục tiêu phát triển ngành chè bền vững, theo hướng hiện đại

Tháng 1/2024, chè Việt Nam đã xuất khẩu sang 16 thị trường
Với mục tiêu phát triển ngành chè bền vững, theo hướng hiện đại, đồng bộ, sản xuất hàng hóa, các sản phẩm đa dạng có chất lượng.

Hiện diện tích chè cả nước là hơn 120 nghìn ha, kim ngạch xuất khẩu chè 5 tháng năm 2023 đạt 65 triệu USD. Theo thống kê, diện tích chè kinh doanh thời gian qua luôn ổn định với 110 nghìn ha, năng suất tăng mạnh từ 7,47 tấn/ha lên 9,75 tấn/ha. Trong hoạt động chế biến một số doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại.

Mặt khác, các doanh nghiệp cũng sản xuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm cho nên giá trị từng bước được nâng cao. Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách từ cấp Trung ương đến địa phương ban hành nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ chè; các sản phẩm làm từ cây chè đang ngày càng đa dạng và phong phú, bảo đảm sản lượng và chất lượng, phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc sản xuất chè ở Việt Nam còn nhiều khó khăn như: Áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cũng như sản xuất theo hướng hữu cơ đã được triển khai từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn đạt tỉ lệ còn thấp; quản lý chất lượng giống và các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây chè ở một số địa phương còn lỏng lẻo, chế tài xử lý còn nhiều khó khăn; sản xuất chè theo nông hộ chiếm gần 65% về diện tích, quy mô khoảng 0,2 ha/hộ; tình trạng thu gom nguyên liệu qua nhiều cấp làm tăng giá nguyên liệu đầu vào, kéo dài thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu, tăng chi phí đầu tư.

Ngoài ra, cả nước có khoảng 257 doanh nghiệp chế biến chè quy mô công nghiệp, tổng công suất theo thiết kế là 5,2 nghìn tấn búp tươi/ngày, sử dụng 220 nghìn lao động sản xuất ra gần 200 nghìn tấn sản phẩm mỗi năm. Tuy nhiên, số nhà máy được trang bị đồng bộ, máy móc thiết bị tốt, bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ chiếm 20%; số nhà máy trung bình là 60%; số cơ sở chế biến chắp vá, không bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật của quá trình chế biến chè là 20%...

Với mục tiêu phát triển ngành chè bền vững, theo hướng hiện đại, đồng bộ, sản xuất hàng hóa, các sản phẩm đa dạng có chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho người sản xuất và kinh doanh.

Mục tiêu đến năm 2030, diện tích trồng chè của Việt Nam đạt từ 135 đến 140 nghìn ha; phấn đấu đến năm 2025 diện tích chè được chứng nhận an toàn lên 55% và đến năm 2030 khoảng 75%. Để làm được điều đó, các bộ, ngành, địa phương cần khuyến khích và tạo điều kiện tập trung đất đai hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn; ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông tại các vùng sản xuất chè; xây dựng thương hiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch nông nghiệp tại vùng chè; thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển vùng chè chủ lực gắn với du lịch nông nghiệp sinh thái;

Đẩy mạnh sản xuất chè theo hướng an toàn; khuyến khích nhân dân sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao, sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ nhân dân liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm chè; đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng tăng nhanh tỉ trọng những sản phẩm có giá trị cao và sản phẩm mới…

Nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý II Nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý II
Đâu là nguyên nhân sụt giảm của ngành rau quả Việt trong tháng 2? Đâu là nguyên nhân sụt giảm của ngành rau quả Việt trong tháng 2?
Trung Quốc tăng mua hạt tiêu Việt Nam, giá tiêu được dự báo tăng nóng Trung Quốc tăng mua hạt tiêu Việt Nam, giá tiêu được dự báo tăng nóng
Dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam tăng nhẹ 10-15% trong năm 2024 Dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam tăng nhẹ 10-15% trong năm 2024
Để sầu riêng duy trì vị thế xuất khẩu tỷ đô trong tương lai Để sầu riêng duy trì vị thế xuất khẩu tỷ đô trong tương lai
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đĩa giấy nhập khẩu từ Việt Nam Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đĩa giấy nhập khẩu từ Việt Nam
Xuất khẩu chè tăng mạnh trở lại, nhiều thị trường đầy triển vọng Xuất khẩu chè tăng mạnh trở lại, nhiều thị trường đầy triển vọng
Xuất khẩu gạo sụt giảm vẫn thu về gần nửa tỷ USD Xuất khẩu gạo sụt giảm vẫn thu về gần nửa tỷ USD
Thanh Bình

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thương mại điện tử giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn

Thương mại điện tử giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn

Việc tận dụng thương mại điện tử sẽ giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn trong vùng và cả nước lẫn quốc tế, không cạnh tranh mà hỗ trợ, liên kết lẫn nhau.
Đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng Nga

Đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng Nga

Tại Trung tâm Triển lãm Crocus Expo, Moscow, Liên bang Nga, 50 doanh nghiệp Việt Nam, trưng bày hàng hóa trên diện tích 250m2 với các mặt hàng: Cà phê, quế, hồi, điều, gạo và các sản phẩm từ gạo, nguyên liệu thực phẩm, tiêu, đồ uống.
Xuất khẩu rau quả "bùng nổ", đạt gần 1 tỉ USD trong tháng 9/2024

Xuất khẩu rau quả "bùng nổ", đạt gần 1 tỉ USD trong tháng 9/2024

Theo báo cáo sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tính tới ngày 20/9, xuất khẩu rau quả tháng 9/2024 đạt trên 920 triệu USD, tăng hơn 9% so với tháng trước và tăng gần 38% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2023.
Xuất khẩu rau quả 9 tháng bằng cả năm 2023

Xuất khẩu rau quả 9 tháng bằng cả năm 2023

Báo cáo sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho biết, xuất khẩu rau quả tháng 9/2024 đạt trên 920 triệu USD, tăng 9,1 % so với tháng trước đó và tăng tới 38 % so với cùng kỳ năm 2023.
Fanpage "Tin nhanh Xứ Nghệ": Kết nối cộng đồng, lan toả thông tin ý nghĩa!

Fanpage "Tin nhanh Xứ Nghệ": Kết nối cộng đồng, lan toả thông tin ý nghĩa!

Sau một thời gian xây dựng và phát triển, Fanpage "Tin nhanh Xứ Nghệ" đã thực sự trở thành một kênh thông tin hữu ích và phát huy vai trò kết nối cộng đồng, lan toả nhiều thông tin bổ ích, ý nghĩa, góp phần mang lại những giá trị to lớn…
Nông sản Việt rộng cửa vào thị trường Hoa Kỳ

Nông sản Việt rộng cửa vào thị trường Hoa Kỳ

Chiều ngày 12/9/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có buổi làm việc với Đoàn Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) do bà Alexis Taylor, Thứ trưởng phụ trách Thương mại và Đối ngoại dẫn đầu.
Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu hoạt động trở lại từ 11 giờ ngày 11/9

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu hoạt động trở lại từ 11 giờ ngày 11/9

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu hoạt động trở lại từ 11 giờ ngày 11/9 sau 2 ngày dừng vì bão Yagi.
Tạm dừng hoạt động Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu do mưa lũ

Tạm dừng hoạt động Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu do mưa lũ

Từ chiều 9/9, tạm dừng hoạt động xuất - nhập khẩu, xuất - nhập cảnh qua cặp Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu do tình hình mưa lũ và nhà liên ngành phía Trung Quốc mất điện.
Bối cảnh thị trường đang mở ra cơ hội lớn cho gạo Việt

Bối cảnh thị trường đang mở ra cơ hội lớn cho gạo Việt

Thị trường truyền thống tăng lượng nhập khẩu nhằm giảm giá gạo nội địa. Trong khi đó nhiều thị trường cao cấp cũng đang phải ứng phó tình trạng thiếu lương thực. Bối cảnh thị trường đang mở ra cơ hội lớn cho gạo Việt tăng giá trị xuất khẩu.
Cần làm gì để xuất khẩu sầu riêng bền vững?

Cần làm gì để xuất khẩu sầu riêng bền vững?

Trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo các chuyên gia, để xuất khẩu sầu riêng bền vững, không để xảy ra tình trạng vi phạm, từ nông dân trồng sầu riêng đến cơ sở đóng gói, xuất khẩu cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động