Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng

Văn phòng Bộ Công an vừa có văn bản gửi một số Cục nghiệp vụ và Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu.
Cố tình ngưng bán xăng, dầu có thể bị tước giấy phép kinh doanh Sẽ đình chỉ cây xăng, doanh nghiệp cố tình "găm hàng" Bộ Công Thương sẽ thanh tra 33 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu
Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng
Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng

Theo đó, thực hiện Văn bản số 2310/VPCP-V.I ngày 14/4/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu, Văn phòng Bộ Công an (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 138/BCA) đề nghị Công an các đơn vị, địa phương chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác này, gắn với chương trình công tác năm của từng hệ lực lượng, địa phương, tập trung vào các nội dung sau:

Đánh trúng, đánh đúng các đường dây buôn lậu, sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả

Thứ nhất, tiếp tục chỉ đạo quán triệt, thực hiện nghiêm, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ đạo 389 địa phương về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu, trọng tâm là: Công điện số 160 ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước; Công văn số 03 ngày 08/02/2021 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu; Kế hoạch số 410 ngày 14/6/2017 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu.

Thứ hai, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình, phát hiện các thủ đoạn mới trong hoạt động nhập khẩu, vận chuyển, sản xuất, kinh doanh, lưu kho, phân phối, lưu thông mặt hàng xăng dầu (các mặt hàng dễ bị lợi dụng nhằm trục lợi);

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trên các tuyến biên giới, địa bàn trọng điểm trong nội địa và trên các vùng biển để kịp thời phát hiện, đấu tranh đối với các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng, nhất là các đối tượng có vai trò chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tổ chức đánh trúng, đánh đúng các đường dây buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng... có tính lan tỏa, tạo chuyển biến mạnh mẽ thời gian tới.

Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng

Đẩy nhanh tiến độ điều tra, kết luận các vụ án về buôn lậu, sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả

Thứ ba, thực hiện nghiêm công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; đẩy nhanh tiến độ điều tra, kết luận các vụ án về buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng.

Phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân các cấp đưa ra truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh nhằm răn đe, giáo dục, cảnh báo các đối tượng có mục đích, ý đồ phạm tội và nâng cao ý thức cảnh giác, tự phòng ngừa của Nhân dân.

Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng (Quản lý thị trường, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Hải quan...), nhất là các đơn vị có thẩm quyền cấp phép, đăng ký chất lượng, đo lường thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp, đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong việc chấp hành các quy định về điều kiện nhập khẩu, lưu kho, vận chuyển, sản xuất, phân phối, lưu thông để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về gian lận đo lường, không bảo đảm chất lượng, đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá nhằm trục lợi.

Thứ năm, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng nhằm rà soát khó khăn, vướng mắc, tồn tại, bất cập, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, nhất là các quy định về công tác quản lý, chế tài xử lý đối với hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển, sản xuất, kinh doanh xăng dầu trái phép.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, vận động Nhân dân không tham gia, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tích cực phát hiện, tố giác tội phạm.

Thứ bảy, xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có hành vi bao che, tiếp tay, bảo kê cho các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế trong kinh doanh xăng dầu. Khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với mặt hàng xăng dầu.

Thứ tám, định kỳ tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo 138/BCA (qua Văn phòng Bộ) để báo cáo lãnh đạo Bộ Công an, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia./.

Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Mỹ áp thuế 46% gây áp lực và thách thức cho xuất khẩu

Mỹ áp thuế 46% gây áp lực và thách thức cho xuất khẩu

Tại họp báo Chính phủ chiều 6/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết mức thuế đối ứng 46% từ Mỹ sẽ tác động không tốt đến hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, thu hút FDI, dịch vụ và lao động...
Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD

Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,16 tỷ USD.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Chính phủ đàm phán với Mỹ điều chỉnh thuế đối ứng cho thủy sản, đồng thời muốn Việt Nam giảm thuế nhập hàng Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sẽ được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của kỳ tính thuế từ tháng 2 đến tháng 6 năm nay, với thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 20/11/2025.
Ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ

Ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ

Ngày 3/4/2025, Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác giữa Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS), Viện Công nghệ xạ hiếm (ITRRE), Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên – Đại học Thái Nguyên và Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ HAMINT về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam phục hồi ấn tượng trong quý I/2025, với kim ngạch đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.
Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Tiếp nối thành công của các kỳ hội chợ trước, Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025) chính thức khai mạc sáng nay (2/4) tại Hà Nội. Hội chợ đã thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Xuất khẩu thủy sản ghi nhận những tín hiệu tích cực

Xuất khẩu thủy sản ghi nhận những tín hiệu tích cực

Hai tháng đầu năm 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với tổng kim ngạch đạt 1,423 tỷ USD, tăng trưởng 18,2% so với cùng kỳ năm 2024.
Vì sao nông sản Việt liên tục bị EU "tuýt còi"?

Vì sao nông sản Việt liên tục bị EU "tuýt còi"?

Thời gian qua, EU gia tăng số lượng cảnh báo với hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam. Những cảnh báo này có thể khiến Việt Nam rơi vào nguy cơ mất thị trường xuất khẩu tỷ USD nếu không có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động