Ngày mai (1/11), giá xăng được dự báo tăng, giá dầu giảm nhẹ

Theo nhận định một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, kỳ điều chỉnh ngày mai (1/11), nếu Liên Bộ Tài chính - Công Thương không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá xăng có thể tăng 250-500 đồng/lít, còn giá dầu giảm khoảng 420-500 đồng/lít.
Giá xăng được dự báo giảm gần 2.000 đồng/lít vào ngày mai (11/10) Giá xăng giảm gần 2.000 đồng một lít Xăng dầu đồng loạt tăng giá từ 15h chiều 23/10
Ngày mai (1/11), giá xăng được dự báo tăng, giá dầu giảm nhẹ
Ngày mai (1/11), giá xăng được dự báo tăng, giá dầu giảm nhẹ.

Ngày mai (1/11) là đến kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước theo chu kỳ 10 ngày một lần.

Giá xăng dầu trong nước đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng dầu thế giới và thị trường Singapore.

Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu tuần qua giảm khá mạnh. Giá dầu Brent tuần qua giảm 2%, còn giá dầu WTI giảm khoảng 3%. Giá dầu tiếp tục chịu tác động bởi diễn biến của cuộc xung đột Israel - Hamas và nguy cơ xung đột tại Trung Đông có thể lan rộng, làm gián đoạn nguồn cung dầu thô toàn cầu.

Sang tuần này, giá dầu tiếp tục xu hướng giảm, mất mốc 90 USD/thùng. Dữ liệu từ Oilprice cho hay, lúc 7h27' ngày 31/10 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 88,03 USD/thùng, giá dầu WTI ở mức 82,82 USD/thùng.

Còn tại thị trường Singapore, theo lãnh đạo một số doanh nghiệp xăng dầu, ở kỳ điều hành này, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore lại tăng nhẹ so với kỳ trước.

Theo nhận định một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, kỳ điều chỉnh ngày mai (1/11), nếu Liên Bộ Tài chính - Công Thương không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá xăng có thể tăng 250-500 đồng/lít, còn giá dầu giảm khoảng 420-500 đồng/lít.

Nếu liên Bộ Công Thương - Tài chính chi Quỹ bình ổn thì giá xăng có thể tăng ít hơn.

giá xăng dầu tuần qua giảm khá mạnh
Giá xăng dầu thế giới tuần qua giảm khá mạnh.

Trước đó, ngày 23/10 của liên Bộ Tài chính - Công Thương đã điều chỉnh giá xăng dầu. Cụ thể, tất cả các mặt hàng xăng, dầu đều tăng giá, với mức tăng cao nhất gần 500 đồng/lít. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 tăng 458 đồng/lít, lên 22.365 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 469 đồng/lít, lên 23.513 đồng/lít.

Về mặt hàng dầu, giá dầu diesel tăng 79 đồng/lít, lên 22.489 đồng/lít; giá dầu hỏa tăng 289 đồng/lít, lên 22.753 đồng/lít và giá dầu mazut tăng 375 đồng/kg, lên mốc 16.613 đồng/kg.

Tại kỳ điều hành này, liên quan đến Quỹ Bình ổn giá xăng dầu trước diễn biến giá xăng dầu thế giới và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định không trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.

Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 30 lần điều chỉnh, trong đó có 17 lần tăng, 9 lần giảm và 4 lần giữ nguyên.

Liên quan đến điều hành giá xăng dầu, Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, gửi Chính phủ sau khi tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành.

Dự thảo Nghị định đề xuất thời gian điều chỉnh giữa hai đợt thay đổi giá bán lẻ được rút ngắn xuống còn 7 ngày, cố định vào thứ năm hàng tuần.

Trong trường hợp thứ năm trùng vào ngày cuối cùng của năm Âm lịch (29 hoặc 30 Tết Nguyên đán), lịch điều hành giá sẽ thực hiện vào ngày thứ 4 liền kề trước đó. Nếu thứ Năm trùng vào ngày mùng 1, 2, 3 Tết thì thay đổi giá vào ngày mùng 4 Tết.

Nếu trùng ngày nghỉ lễ, giá xăng dầu sẽ điều chỉnh vào thứ tư liền kề. Nếu trùng các ngày nghỉ lễ còn lại, giá xăng dầu sẽ được điều hành vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON 95 áp sát 25.000 đồng/lít Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON 95 áp sát 25.000 đồng/lít
Giá xăng dầu được dự báo tăng nhẹ vào ngày mai (11/9) Giá xăng dầu được dự báo tăng nhẹ vào ngày mai (11/9)
Giá xăng giữ nguyên, dầu tăng nhẹ từ 15h ngày 11/6 Giá xăng giữ nguyên, dầu tăng nhẹ từ 15h ngày 11/6
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Báo động đỏ từ các lò mổ 'chui': Người tiêu dùng và doanh nghiệp đang ở đâu trong chuỗi rủi ro?

Báo động đỏ từ các lò mổ 'chui': Người tiêu dùng và doanh nghiệp đang ở đâu trong chuỗi rủi ro?

Một con số vừa được công bố tại hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức ngày 23/7: 40% lượng thịt tự cung ứng tại một thị trường lớn như Hà Nội đang tuồn ra mỗi ngày mà không qua bất kỳ sự kiểm soát giết mổ nào. Con số này không chỉ là một thống kê khô khan, nó là lời cảnh báo về một "dòng chảy ngầm" khổng lồ của thực phẩm bẩn, đặt ra một câu hỏi nhức nhối: Người tiêu dùng và các doanh nghiệp chân chính đang đứng ở đâu trong chuỗi rủi ro liên hoàn này? Thực trạng các lò mổ 'chui' đang bủa vây thị trường ra sao và đâu là lời giải cho bài toán an toàn thực phẩm và bảo vệ thương hiệu?
Giá tiêu hôm nay 24/7: Giữ vững mốc 138.500 đồng/kg, hé lộ nghịch lý cung - cầu của thị trường

Giá tiêu hôm nay 24/7: Giữ vững mốc 138.500 đồng/kg, hé lộ nghịch lý cung - cầu của thị trường

Giá tiêu hôm nay (24/7/2025) ghi nhận một trạng thái "bình lặng" hiếm thấy khi thị trường trong nước đồng loạt đi ngang, giữ giá ổn định sau phiên điều chỉnh trước đó. Trong bối cảnh thị trường thế giới giằng co và nhu cầu từ các nhà nhập khẩu lớn còn yếu, tâm lý chung vẫn khá dè dặt. Tuy nhiên, một điểm sáng bất ngờ từ số liệu xuất khẩu sang thị trường Anh đã thắp lên niềm hy vọng cho ngành hồ tiêu Việt Nam.
Giá cà phê tăng dựng đứng, thị trường "nín thở" trước biến động mới

Giá cà phê tăng dựng đứng, thị trường "nín thở" trước biến động mới

Sau chuỗi ngày điều chỉnh giảm, giá cà phê hôm nay (24/7/2025) đã có một phiên "lội ngược dòng" ngoạn mục khi đồng loạt tăng dựng đứng trên cả thị trường trong nước và thế giới. Giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên vọt tăng hơn 3.000 đồng/kg, tái lập mốc giá cao trong sự ngỡ ngàng của thị trường. Động lực tăng giá chủ yếu đến từ những lo ngại về nguồn cung tại Brazil, khiến giới đầu tư toàn cầu thay đổi tâm lý một cách đột ngột.
Giá tiêu hôm nay 23/7: Đồng loạt giảm sâu, vì sao thị trường nội địa 'lệch pha' thế giới?

Giá tiêu hôm nay 23/7: Đồng loạt giảm sâu, vì sao thị trường nội địa 'lệch pha' thế giới?

Giá tiêu hôm nay (23/7) tiếp tục lao dốc xuống dưới mốc 140.000 đồng/kg, hiện giao dịch trong khoảng 136.500 - 138.500 đồng/kg. Diễn biến này đi ngược với đà phục hồi của thế giới, cho thấy áp lực riêng của thị trường Việt Nam do sức mua yếu và các đơn hàng xuất khẩu còn chững lại.
Giá cà phê hôm nay 23/7: Lao dốc không phanh, nhà đầu tư nín thở

Giá cà phê hôm nay 23/7: Lao dốc không phanh, nhà đầu tư nín thở

Sáng 23/7, giá cà phê trong nước quay đầu giảm mạnh tới 1.900 đồng/kg, đồng pha với đà lao dốc của thế giới và chấm dứt chuỗi tăng đầu tuần. Tuy nhiên, thị trường vẫn tiềm ẩn bất ổn do thông tin trái chiều về nguy cơ sương giá tại Brazil.
Bảo đảm hàng hóa thiết yếu, kiểm soát giá trong bão số 3

Bảo đảm hàng hóa thiết yếu, kiểm soát giá trong bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản số 1819/TTTN-VP gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố nằm trong vùng ảnh hưởng, yêu cầu khẩn trương triển khai giải pháp bảo đảm nguồn hàng thiết yếu và kiểm soát thị trường hiệu quả.
Nông sản Việt: Thay đổi tư duy để thoát vòng luẩn quẩn “được mùa, mất giá”

Nông sản Việt: Thay đổi tư duy để thoát vòng luẩn quẩn “được mùa, mất giá”

Xoài, mít, cam sành… rớt giá thảm hại ngay tại “thủ phủ” vì phụ thuộc đầu ra, sản xuất thiếu quy hoạch và không gắn với tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi đó, một quả xoài hữu cơ ở Nhật có thể bán với giá bằng cả tạ xoài Việt. Nông nghiệp Việt Nam đang cần một chiến lược phát triển bền vững, hiện đại và có thương hiệu để nâng tầm giá trị.
Giá vàng hôm nay 22/7: SJC áp sát 122 triệu đồng, vàng thế giới bứt tốc mạnh

Giá vàng hôm nay 22/7: SJC áp sát 122 triệu đồng, vàng thế giới bứt tốc mạnh

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng tốc trong phiên giao dịch ngày 22/7, với vàng SJC tiến sát mốc 122 triệu đồng/lượng. Trên thị trường quốc tế, giá kim loại quý cũng có cú nhảy vọt đáng kể, thiết lập mức cao nhất trong vòng 4 tuần qua, nhờ đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ suy yếu.
Giá cà phê thế giới lao dốc mạnh, trong nước tạm giữ mốc 94.000 đồng/kg

Giá cà phê thế giới lao dốc mạnh, trong nước tạm giữ mốc 94.000 đồng/kg

Thị trường cà phê thế giới bất ngờ lao dốc sau chuỗi tăng nóng, kéo giá Robusta rơi xuống dưới ngưỡng 3.200 USD/tấn. Trong khi đó, thị trường trong nước giữ đà ổn định, chưa có dấu hiệu biến động mạnh.
Giá tiêu hôm nay 22/7: Duy trì đỉnh 140.000 đồng/kg, thị trường vẫn "nín thở" chờ lực đẩy mới

Giá tiêu hôm nay 22/7: Duy trì đỉnh 140.000 đồng/kg, thị trường vẫn "nín thở" chờ lực đẩy mới

Giá tiêu trong nước sáng nay tiếp tục đứng ở mức cao, dao động từ 137.000 đến 140.000 đồng/kg. Dù tăng mạnh so với cùng kỳ tháng trước, thị trường vẫn chưa thực sự sôi động khi nhu cầu xuất khẩu còn yếu và áp lực đầu cơ gia tăng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
partner-vingroup
partner-shb
partner-hdbank
partner-bivaco
partner-tan-hoang-minh-group
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động