Năm 2024, Việt Nam có 15 nhóm hàng xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1 tỷ USD
![]() |
Năm 2024, máy tính và linh kiện xuất khẩu sang Mỹ trị giá 23,2 tỷ USD. |
Rạng sáng 3/4 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế quan nhập khẩu mới với các đối tác thương mại là 160 nền kinh tế trên thế giới.
Theo đó, từ ngày 5/4/2025, mức thuế cơ bản 10% sẽ áp dụng cho mọi hàng nhập khẩu từ các đối tác thương mại. Từ ngày 9/4, mức thuế nhập khẩu cao hơn sẽ áp lên hơn 60 quốc gia đang có thâm hụt thương mại lớn với Mỹ như Trung Quốc (34%) và Việt Nam (46%).
Theo CNBC, Chính quyền Tổng thống Trump tính thuế suất nhập khẩu đối ứng đối với mỗi nước dựa trên tỷ lệ thâm hụt thương mại song phương và tổng kim ngạch nhập khẩu vào Mỹ. Cách tính này phản ánh mức độ mất cân bằng thương mại, không dựa vào thuế danh nghĩa mà các nước công bố.
Những quốc gia có thâm hụt thương mại với Mỹ thấp hay có thặng dư thương mại thì bị áp thuế nhập khẩu 10%.
Theo số liệu từ Hải Quan Việt Nam, trong năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng hóa có trị giá 119,5 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này 15,1 tỷ USD.
Có 15 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong đó có 3 nhóm hàng áp đảo gồm máy tính và linh kiện với 23,2 tỷ USD (19,4%), Máy móc thiết bị với 22 tỷ USD (18,5%) và dệt may với 16,2 tỷ (13,5%).
![]() |
Ba mặt hàng tiếp theo cũng có giá trị tương đối lớn so với phần còn lại gồm điện thoại 9,8 tỷ USD, Gỗ 9 tỷ USD và giày dép 8,3 tỷ USD.
Bên cạnh đó, các mặt hàng nông sản cũng có đóng góp quan trọng. Hạt điều đạt giá trị 1,15 tỷ USD, cà phê ghi nhận 322,83 triệu USD, trong khi hàng thủy sản và hàng rau quả lần lượt đạt 1,83 tỷ USD và 360,41 triệu USD.
Theo giới phân tích, trong khi các công ty đa quốc gia sản xuất điện tử và thiết bị máy móc tại Việt Nam có khả năng phản ứng với thuế quan tốt hơn bằng cách chuyển một phần hoạt động sản xuất hoặc hàng hóa hoàn thiện sang các quốc gia khác thì các nhà sản xuất nội địa về dệt may, giày dép và đồ gỗ có thể có ít lựa chọn để chuyển hướng và tìm thị trường tiêu thụ thay thế.
Giới phân tích nhận định những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào doanh số xuất khẩu sẽ phải đối mặt với chi phí cao hơn, số lượng đơn hàng giảm sút và dòng tiền hoạt động kém hơn.
Trong số các nhà sản xuất dệt may nội địa, Công ty May Sông Hồng (MSH) có 80% doanh thu xuất khẩu từ thị trường Mỹ, TNG (TNG) 46%, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VGT) 35%, Dệt May Thành Công (TCM) 25%. Savimex (SAV), một nhà sản xuất đồ gỗ lớn, có 50% doanh thu từ xuất khẩu là sang thị trường Mỹ.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Quảng bá bơ Lâm Đồng trên chuyến bay đi Hàn Quốc

Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Không dễ xuất khẩu trứng gia cầm tươi, vì sao?

Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm qua Hội chợ Foodservice Australia 2025

Kết nối, nâng tầm cà phê Việt Nam

Xuất khẩu dệt may tìm cơ hội trong thách thức

“Cú sốc” cho loại trái cây “vua”

Vượt sầu riêng, thanh long trở lại “ngôi vương” xuất khẩu
