Làm gì để khai thác hết tiềm năng của cây dược liệu

Thời gian gần đây, báo chí phản ánh hoạt động xuất khẩu một số dược liệu gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Quế - Gia vị thơm, dược liệu quý Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương “gỡ khó” cho hoạt động xuất khẩu dược liệu Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế
Tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu
Tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 35/CĐ-TTg về việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu.

Xuất khẩu một số dược liệu gặp khó khăn

Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu rõ: Thời gian gần đây, báo chí phản ánh hoạt động xuất khẩu một số dược liệu gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.

Ngoài nguyên nhân do thị trường khó khăn, giá giảm, còn có nguyên nhân là vướng mắc trong thực hiện một số quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 48/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 và Thông tư số 03/2021/TT-BYT ngày 4/3/2021.

Tại Thông tư số 48/2018/TT-BYT của Bộ Y tế về Danh mục dược liệu; các chất chiết xuất từ dược liệu, tinh dầu làm thuốc; thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu xuất khẩu, nhập khẩu được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Theo đó, nhiều mặt hàng như tỏi, gừng, hành, sả; các loại tinh dầu quế, cam, chanh, sả… phải làm thủ tục xuất nhập khẩu tương tự như dược liệu.

Cụ thể, khi làm thủ tục xuất khẩu, cơ quan Hải quan sẽ yêu cầu doanh nghiệp xuất trình giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dược. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đáp ứng một loạt tiêu chí về nhà xưởng, phương tiện, thiết bị chế biến, điều kiện vệ sinh, trình độ nhân viên… theo quy định của Thông tư 35/2018/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Sau nhiều lần kiến nghị, Bộ Y tế đã gỡ vướng cho doanh nghiệp bằng cách cho phép doanh nghiệp được khai báo theo mục đích sử dụng. Tuy nhiên, đến tháng 11/2023, Bộ Y tế lại yêu cầu các mặt hàng xuất khẩu khai báo theo mã HS 3301.29.10 (mã HS của nhóm tinh dầu quế, sả, gừng…) phải thực hiện theo quy định pháp luật về dược.

Đơn cử như cây quế, đây cây trồng chủ lực giảm nghèo ở nhiều địa phương miền núi. Năm 2021, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu quế. Năm 2023, Việt Nam chiếm khoảng 34,4% thị phần thương mại quế toàn cầu. Nhưng bị siết chặt bởi quy định pháp luật về dược nên hiện có hàng trăm tấn tinh dầu quế không thể xuất khẩu.

Trong khi sản phẩm tinh dầu quế chủ yếu chỉ được sử dụng trong các lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, vệ sinh nhà cửa… Việc quản lý như vậy gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPA) cho thấy, vùng nguyên liệu 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái hiện đang tồn kho khoảng 100 tấn tinh dầu quế. Ước tính hết vụ quế mùa xuân năm nay (hết tháng 4/2024) sẽ tồn kho thêm khoảng 400 tấn. Với giá trị thị trường khoảng 400 triệu đồng/tấn, như vậy sẽ có hàng trăm tỷ đồng giá trị tinh dầu quế đang “tắc nghẽn”.

Để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực xuất khẩu dược liệu, tạo đà thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện quy định của Bộ về xuất nhập khẩu dược liệu.

Mục tiêu là bảo đảm tháo gỡ nhanh các vướng mắc tạo điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định; việc sửa đổi các quy định cho hoạt động này hoàn thành trước ngày 25/4/2024.

Nguồn dược liệu đa dạng, tự nhiên quý hiếm

Làm gì để khai thác hết tiềm năng của cây dược liệu
Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn dược liệu đa dạng.

Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn dược liệu đa dạng, dược liệu tự nhiên quý hiếm khá phong phú.

Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng trên 5.100 loài cây dược liệu. Với nguồn dược liệu này, Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển dược liệu trở thành một ngành kinh tế và thậm chí xuất khẩu.

Hiện nay, nguồn dược liệu trong nước để phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng và cổ truyền, đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu. Đến nay, dược liệu trong nước đã được quan tâm để nuôi trồng nhưng vẫn phải nhập khẩu từ các nước xung quanh, đặc biệt là Trung Quốc.

Trong công tác quản lý, việc kiểm định chất lượng dược liệu được làm hàng năm. Theo số liệu thống kê, chất lượng dược liệu sử dụng trong cơ sở khám chữa bệnh luôn đảm bảo. Với các loại thuốc được đưa vào bệnh viện sử dụng sẽ phải thông qua đấu thầu, có nguồn gốc, chất lượng mới được sử dụng chữa bệnh. Chỉ có khoảng dưới 1% dược liệu trên thị trường không đảm bảo chất lượng.

Về xuất khẩu dược liệu, Việt Nam đang có những thế mạnh ở một số mặt hàng trọng tâm như quế, hồi, sả, chanh, nghệ, gấc…

Riêng nghệ, Việt Nam đang ký hợp đồng xuất khẩu với Nhật Bản, Mỹ và đang không đủ sản lượng để xuất khẩu.

Đối với cây quế, hiện diện tích quế ở Việt Nam đạt khoảng 150.000ha, chiếm 17% diện tích quế toàn cầu. Hiện, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu quế đứng thứ ba thế giới về sản lượng, sau Indonesia và Trung Quốc.

Hiện nay, với quế, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu tinh dầu thô sang Trung Quốc và một số nước khác. Theo ước tính đến năm 2025, Việt Nam sẽ có 200.000ha quế. Vùng quế trồng quế lớn nhất của Việt Nam là tại Yên Bái. Bộ Y tế đang định hướng cho một số tỉnh có điều kiện thích hợp như Quảng Nam, Cao Bằng và Lào Cai tập trung phát triển loại cây trồng này.

Trong khi đó, hồi là loài cây bản địa rất ít quốc gia sở hữu, chiếm phần lớn là Việt Nam và Trung Quốc.

Theo Bộ Công Thương, quế, hồi Việt Nam được tiêu thụ mạnh ở nhiều thị trường thuộc khu vực Nam Á (như Ấn Độ, Bangladesh), Trung Đông (UAE, Pakistan), Đông Á (Nhật Bản, Đài Loan-Trung Quốc, Hàn Quốc), Mỹ và các nước thuộc Liên minh châu Âu-EU.

Hiện tại 22 tỉnh thành đang thụ hưởng và thực hiện sự đầu tư của Nhà nước về phát triển các cây dược liệu trọng điểm và mỗi tỉnh đang làm thí điểm khoảng 1 huyện, mỗi huyện chọn từ một vài loại dược liệu để làm sao phát triển trở thành kinh tế mũi nhọn.

Để khai thác hết tiềm năng của cây dược liệu cần các bộ, ngành phối hợp phát triển công nghiệp chế biến cây dược liệu, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ tìm thị trường đầu ra cho bà con vùng trồng. Doanh nghiệp tăng cường tham gia triển lãm quốc tế, hội trợ nhằm tìm đối tác.

Bên cạnh đó, cần có chính sách khuyến khích nghiên cứu các dự án để nghiên cứu bảo tồn nguồn gene, giống cây thuốc xây dựng vườn cây quốc gia.

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng
Kim ngân hoa - vị thuốc giải độc tuyệt vời Kim ngân hoa - vị thuốc giải độc tuyệt vời
Thài lài trắng - Dược liệu kháng viêm hiệu quả Thài lài trắng - Dược liệu kháng viêm hiệu quả
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chuyển cơ quan điều tra vụ buôn bán 8.500 đôi dép giả mạo nhãn hiệu Crocs

Chuyển cơ quan điều tra vụ buôn bán 8.500 đôi dép giả mạo nhãn hiệu Crocs

Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Cục QLTT tỉnh Hải Dương vừa bàn giao cho Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương vụ việc buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hoá vi phạm có giá trị trên 900 triệu đồng.
Vì sao giá bán cây giống cà phê tăng đột biến?

Vì sao giá bán cây giống cà phê tăng đột biến?

Thời gian qua, giá cà phê liên tục biến động lên xuống song vẫn neo ở mức khá cao, điều đó khiến nhu cầu về cây giống tăng, cung không đủ cầu đẩy giá bán tăng vọt.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm về dưới mốc 23.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt giảm về dưới mốc 23.000 đồng/lít

Giá xăng dầu trong nước đã về dưới mốc 23.000 đồng/lít sau phiên điều chỉnh theo chu kỳ vào chiều nay (25/7).
Đâu sẽ là động lực tăng trưởng của hồ tiêu Việt Nam dịp cuối năm?

Đâu sẽ là động lực tăng trưởng của hồ tiêu Việt Nam dịp cuối năm?

Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm trong nước giảm nhẹ 1.000 đồng/kg tại một số địa phương. Qua đó, mặt bằng giá tiêu trong nước dao động trong khoảng 148.000-149.000 đồng/kg, nơi cao nhất khoảng 150.000 đồng/kg.
Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân khiến giá cà phê đồng loạt giảm

Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân khiến giá cà phê đồng loạt giảm

Giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên bất ngờ quay đầu giảm đồng loạt 1.500 đồng/kg sau 3 ngày tăng liên tục. Qua đó đưa mức giá cà phê trung bình hiện ở quanh mốc 126.400 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên.
Nhiều thương nhân kinh doanh xăng dầu có dấu hiệu vi phạm

Nhiều thương nhân kinh doanh xăng dầu có dấu hiệu vi phạm

Chiều 23/7, Bộ Công Thương tổ chức cuộc họp với các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu về tình hình cung ứng xăng dầu cho thị trường 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Thanh long xuất khẩu hết thời?

Thanh long xuất khẩu hết thời?

Trong 6 tháng đầu năm, sầu riêng tiếp tục duy trì vị trí số 1 về giá trị xuất khẩu với 1,323 tỉ USD, thanh long là mặt hàng xếp thứ 2 với 292 triệu USD.
Nhu cầu thị trường vàng đã đạt đến mức độ nhất định

Nhu cầu thị trường vàng đã đạt đến mức độ nhất định

Có hiện tượng người dân gặp khó khăn khi mua vàng qua hình thức trực tuyến nhưng cũng có những người đặt lệnh mua mà không đến lấy vàng. "Điều này thể hiện rõ nhu cầu của thị trường đạt đến một mức độ nhất định”, ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) cho biết.
Chuyên gia: Về dài hạn, giá hạt tiêu Việt Nam tiếp tục tăng cao

Chuyên gia: Về dài hạn, giá hạt tiêu Việt Nam tiếp tục tăng cao

Giá tiêu trong ngày hôm nay có xu hướng chững lại tại các khu vực vùng trồng trọng điểm ngay sau ngày tăng mạnh, ghi nhận mức giá cao nhất 150.000 đồng, dao động ở vùng giá 148.000 – 150.000 đồng/kg.
Vì sao các doanh nghiệp kinh doanh cà phê không dám ký hợp đồng mới?

Vì sao các doanh nghiệp kinh doanh cà phê không dám ký hợp đồng mới?

Giá cà phê trong nước sáng nay (24/7) tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua nằm trong khoảng 127.500-128.200 đồng/kg. Các doanh nghiệp không dám mạo hiểm ký hợp đồng mới khi giá cả liên tục biến động mạnh cùng với đó là chi phí vận chuyển khá cao.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động