Kiến nghị thống nhất thuế VAT với thức ăn chăn nuôi truyền thống
Bộ Công Thương nói gì về vụ dầu ăn cho vật nuôi thành thực phẩm cho người? Chuyên gia cảnh báo tác hại của dầu cho chăn nuôi khi bị sử dụng cho người Giá heo hơi giảm sâu, áp lực đè nặng chăn nuôi |
Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam vừa gửi văn bản kiến nghị Bộ Tài chính làm rõ và thống nhất cách tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi truyền thống như ngô, thóc, lúa mì, cám, khô dầu… nhằm tháo gỡ vướng mắc và giảm áp lực chi phí cho doanh nghiệp cũng như người chăn nuôi.
![]() |
Kiến nghị thống nhất thuế VAT với thức ăn chăn nuôi: Tránh gánh nặng chi phí cho người nuôi và doanh nghiệp |
Mặc dù Luật Thuế GTGT (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025), Luật Chăn nuôi và Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT đều xác định rõ thức ăn chăn nuôi, bao gồm cả nguyên liệu truyền thống, là đối tượng không chịu thuế, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều địa phương áp dụng mức thuế 5% với lý do “chưa phải là thức ăn hoàn chỉnh”.
Sự không thống nhất này đang tạo ra khác biệt lớn trong thực thi chính sách, khiến nhiều doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, trong khi sản phẩm đầu ra lại thuộc diện không chịu thuế – làm phát sinh chi phí và giảm sức cạnh tranh.
Theo Khoản 3 Điều 5 Luật Thuế GTGT số 48/2024/QH15, thức ăn chăn nuôi “theo quy định của pháp luật về chăn nuôi” là đối tượng không chịu thuế. Còn theo Luật Chăn nuôi (số 32/2018/QH14), thức ăn truyền thống bao gồm các loại nguyên liệu phổ biến như thóc, gạo, ngô, khoai, cám, sắn, bã rượu, bã bia, cỏ, cá, tôm, cua…
Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT cũng cụ thể hóa danh mục này trong Phụ lục VI, khẳng định các loại nông sản như ngô, cám, lúa mì, khô dầu… là thức ăn chăn nuôi truyền thống. Do đó, những nguyên liệu này hoàn toàn thuộc diện không chịu thuế GTGT, bất kể chúng đã chế biến hay mới chỉ ở dạng sơ chế.
Hiện nhóm nguyên liệu truyền thống chiếm đến 70% trong tổng chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi. Việc áp thuế không đúng làm tăng chi phí đáng kể cho các doanh nghiệp sản xuất, trong khi họ không được khấu trừ đầu vào do đầu ra là mặt hàng không chịu thuế.
Trong bối cảnh Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới hơn 90% nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, giá đầu vào đã cao, lại thêm thuế không hợp lý càng khiến ngành thêm khó khăn. Đặc biệt là khi sản phẩm nhập khẩu được trợ giá từ nước ngoài, doanh nghiệp trong nước càng khó cạnh tranh.
Hai hiệp hội ngành chăn nuôi đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc giảm thuế nhập khẩu với nhiều loại nguyên liệu thiết yếu, tuy nhiên cũng nhấn mạnh rằng chính sách cần được thực hiện đồng bộ.
Theo đó, Bộ Tài chính cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn chính thức, thống nhất áp dụng trên toàn quốc, khẳng định rõ: các loại nguyên liệu nông sản dùng làm thức ăn chăn nuôi truyền thống – kể cả chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế – vẫn thuộc diện không chịu thuế VAT, đúng theo quy định tại Luật Thuế GTGT và Luật Chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Thị trường bất động sản chờ “phanh”: Thuế 20% lãi chuyển nhượng có đủ sức hạ nhiệt?

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu Việt Nam

Thị trường gạo thế giới và Việt Nam tháng 6/2025: Giá giảm sâu, áp lực nguồn cung chưa dứt

Người Việt mua gần 5 xe máy mỗi phút: Thị trường tăng tốc trong xu hướng xanh hóa giao thông

Giá vàng bứt tốc mạnh tuần qua: chuyên gia dự báo xu hướng nào cho tuần tới?

Tiêu thụ điện phá kỷ lục giữa nắng nóng, NSMO kêu gọi tiết kiệm điện

Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Thủ đoạn mới của buôn lậu công nghệ cao: Kho ảo TikTok, hàng thật từ Trung Quốc

Nam Phi không áp thuế tự vệ với thép Việt: Ghi nhận vị thế xuất khẩu bền vững
