Kênh tiêu thụ sản phẩm miền núi, hải đảo vẫn hẹp: Đâu là rào cản?

Tỷ lệ các sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo xuất hiện trên kệ hàng của các siêu thị và hệ thống bán lẻ hiện nay còn thấp.
Dẻo thơm gạo nếp Thầu Dầu Phú Bình Bánh sắn Phú Thọ - Món quà quê dân dã nhưng đầy hương vị Những món ăn ngon nên thưởng thức khi về miền Đất Tổ
Đặc sản tỏi Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Đặc sản tỏi Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Nhằm gia tăng thêm nhiều kênh tiêu thụ cho sản phẩm thương mại miền núi vùng sâu, vùng xa và hải đảo và giải pháp hỗ trợ kết nối, tận dụng hiệu quả các lợi thế của các kênh thương mại mới này, sáng 29/11, Tạp chí Công Thương đã tổ chức Toạ đàm Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm miền núi,vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên kệ siêu thị còn thấp

Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết: Việc thực thi chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong các hệ thống phân phối hiện đại mang lại nhiều thuận lợi nhờ các chính sách đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, địa phương và doanh nghiệp.

Một trong những thuận lợi lớn nhất là sự quan tâm của Chính phủ và Bộ Công Thương thông qua đề án trọng điểm như Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Đề án “Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025” và Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Các chính sách này không chỉ tạo động lực cho địa phương nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giúp doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến hợp tác xã có thể tiếp cận với thị trường hiện đại hiệu quả.

Tuy nhiên, ông Tuấn thừa nhận, tỷ lệ các sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo xuất hiện trên kệ hàng của các siêu thị và hệ thống bán lẻ hiện nay còn thấp.

Một trong những rào cản chính đối với tiêu thụ sản phẩm từ các khu vực này là vấn đề chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm. Nhiều nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc hay tiêu chuẩn quốc tế, nên khó cạnh tranh trên các kênh phân phối hiện đại.

Ngoài ra, chi phí logistics cao và hạn chế hạ tầng giao thông cũng là những khó khăn.

“Do khoảng cách địa lý lớn và hạ tầng chưa đồng bộ, việc vận chuyển các sản phẩm tươi sống dễ hỏng như nông sản gặp rất nhiều khó khăn” - ông Phạm Quyết Tiến, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh sàn thương mại điện tử nông sản Bưu điện Việt Nam (nongsan.buudien.vn), chia sẻ. Theo ông Tiến, lộ trình logistics không đảm bảo về thời gian và nhiệt độ trong quá trình vận chuyển là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hư hỏng hàng hóa khi đến tay khách hàng.

Bên cạnh đó, năng lực tiếp cận thị trường còn yếu. Nhiều hộ sản xuất và hợp tác xã vẫn thiếu kỹ năng kinh doanh, tiếp thị và chưa thành thạo ứng dụng công nghệ số. Dù thương mại điện tử đã hỗ trợ đưa sản phẩm lên các nền tảng, hiệu quả vẫn chưa cao do người dân chưa biết cách khai thác tiềm năng của các kênh này.

Cần có những giải pháp đồng bộ

Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Bùi Nguyễn Anh Tuấn. Ảnh: Lan Hương
Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Bùi Nguyễn Anh Tuấn. Ảnh: Lan Hương

Để giải quyết những thách thức trên, Bộ Công thương và các đơn vị liên quan đã đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ.

Theo bà Nguyễn Thị Dân, Trợ lý giám đốc, Chuỗi cửa hàng Thực phẩm sạch Bác Tôm, điểm hấp dẫn nhất mà khách hàng hướng tới những sản phẩm đặc sản vùng miền, nhất là những đặc sản của miền núi và hải đảo là chất lượng ăn của sản phẩm chứ không phải là mẫu mã. Hiện tại, nhu cầu của hệ thống Bác Tôm từ 60- 80% doanh thu là từ những sản phẩm đó và thực tế đang không đáp ứng hết. Do vậy, thời gian tới, nhu cầu này luôn là cấp thiết và rất lớn.

Với vai trò là đơn vị cầu nối kinh doanh, Bác Tôm là một mắt xích cơ bản và có rất nhiều mắt xích nhỏ khác, hoặc kênh bán hàng online của người nổi tiếng gần như chưa tiếp cận được. Do đó, để mở rộng những mắt xích này, đầu tiên phải khuếch trương sản phẩm đặc sản vùng miền, đặc sản miền núi và hải đảo. Chính quyền địa phương cần hỗ trợ quảng bá những chương trình xúc tiến thương mại hay tổ chức các phiên livestream giới thiệu về sản phẩm đặc sản để kết nối giữa đơn vị sản xuất với đơn vị phân phối. Đây là những hình thức khá hấp dẫn và đi đúng hướng sẽ gia tăng được kênh tiêu thụ sản phẩm cho bà con.

Ông Phạm Quyết Tiến, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh sàn thương mại điện tử Nông sản Bưu điện (nongsan.buudien.vn), Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) cho hay: Trên hệ thống thương mại điện tử nongsan.buudien.vn đang tập trung vào việc bán hàng thông qua nền tảng là sàn thương mại điện tử, cộng với việc truyền thông bán hàng livestream trên nền tảng số mang lại nhiều hiệu quả trong việc kinh doanh và tiếp cận đến với khách hàng một cách nhanh nhất cũng như ra đơn hay hiệu quả kinh doanh là tốt nhất.

Ngoài ra, nền tảng nongsan.buudien.vn cũng đang thí điểm phát triển những mô hình cửa hàng offline. Hiện tại ở Hà Nội đang xây dựng 3 điểm là bưu cục Giảng Võ, bưu cục Tây Sơn và bưu cục Hà Đông để quảng bá, tiếp cận đến với khách hàng trực tiếp dễ dàng hơn. Đây cũng là giải pháp bán hàng O2O (Online to Offline và ngược lại) để khách hàng dễ tiếp cận hơn với sản phẩm thực tế.

Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh: Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiến hành hướng dẫn các địa phương triển khai tổ chức hoạt động gắn giữa văn hóa, du lịch với thương mại. Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ tổ chức triển khai nhóm giải pháp lồng ghép các Chương trình và Đề án cùng với việc truyền thông trong triển khai giải pháp này. Thông qua các Đề án, Chương trình Bộ Công Thương xây dựng những mô hình thí điểm phù hợp với điều kiện kinh tế từng vùng, miền, nhất là mô hình thí điểm về hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa cho đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ tổ chức đào tạo được nguồn nhân lực về quản lý nhà nước, về kinh doanh cho bà con miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, doanh nghiệp hoạt động tại khu vực để hỗ trợ nâng cao nhận thức và hỗ trợ trong việc tiêu thụ hàng hóa một cách thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá cho sản phẩm đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo tới cộng đồng người tiêu dùng trong nước và quảng bá qua kênh thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài.

Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2023 sẽ diễn ra từ 22 - 26/11 Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2023 sẽ diễn ra từ 22 - 26/11
Gần 300 gian hàng trưng bày tại Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2023 Gần 300 gian hàng trưng bày tại Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2023
Bún thang lươn Phố Hiến - món đặc sản đậm hương vị đồng quê Hưng Yên Bún thang lươn Phố Hiến - món đặc sản đậm hương vị đồng quê Hưng Yên
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thuế quan Mỹ - Phép thử sức bền với các doanh nghiệp xuất khẩu

Thuế quan Mỹ - Phép thử sức bền với các doanh nghiệp xuất khẩu

Trong bối cảnh biến động toàn cầu và làn sóng bảo hộ thương mại gia tăng, chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ năm 2025 đang đặt doanh nghiệp Việt Nam trước những thách thức chưa từng có. Tuy nhiên, vượt lên trên các lo ngại về chi phí và mất thị phần, nhiều doanh nghiệp đang xem đây là đòn bẩy cho quá trình tái cấu trúc toàn diện – từ chuỗi cung ứng, quy trình sản xuất đến chiến lược thị trường – để xây dựng nền tảng cạnh tranh bền vững và linh hoạt hơn.
Giá xăng có thể tăng phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày mai: Mức tăng nhẹ, áp lực vẫn lớn

Giá xăng có thể tăng phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày mai: Mức tăng nhẹ, áp lực vẫn lớn

Dù giá dầu thô thế giới vừa giảm mạnh sau kỳ vọng về một thỏa thuận ngừng bắn Trung Đông, giá xăng dầu trong nước vẫn được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong kỳ điều chỉnh ngày 26/6. Nếu không sử dụng Quỹ bình ổn, giá xăng có thể tăng 300–400 đồng/lít, còn dầu diesel có thể tăng tới 600 đồng/lít.
Thị trường xăng dầu chịu sức ép mới từ căng thẳng Trung Đông

Thị trường xăng dầu chịu sức ép mới từ căng thẳng Trung Đông

Giá dầu thô thế giới được dự báo tiếp tục biến động mạnh, với nguy cơ vượt mốc 100 USD/thùng. Giá xăng dầu trong nước đang được dự báo tăng lần thứ 5 liên tiếp.
Xuất nhập khẩu hàng hóa vượt trên 390 tỷ USD sau gần nửa năm 2025

Xuất nhập khẩu hàng hóa vượt trên 390 tỷ USD sau gần nửa năm 2025

Theo thống kê của Cục Hải quan, tính đến hết ngày 15/6, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 390,91 tỷ USD, tăng 51,84 tỷ USD, tương ứng mức tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Du lịch Việt Nam bứt tốc trên đường đua thu hút khách quốc tế

Du lịch Việt Nam bứt tốc trên đường đua thu hút khách quốc tế

Lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam từ đầu năm tới nay đạt mức tăng trưởng trong khoảng 10 - 25%, xếp thứ bảy trên thế giới. Có thể nói, du lịch Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để bứt tốc vươn lên vị trí hàng đầu khu vực.
Tái định hình ngành chăn nuôi – thú y: Kết nối tri thức, dẫn dắt đổi mới

Tái định hình ngành chăn nuôi – thú y: Kết nối tri thức, dẫn dắt đổi mới

Sự hợp nhất giữa Viện Chăn nuôi và Viện Thú y không chỉ là bước đi tinh gọn bộ máy mà còn mở ra kỳ vọng về một trung tâm nghiên cứu hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi – thú y phát triển bền vững trong thời đại chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo.
Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Mới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương ra mắt cuốn “Sổ tay hướng dẫn chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống”.
Bộ Xây dựng làm rõ quyền chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng làm rõ quyền chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

Sự linh hoạt trong quy định pháp lý giúp thúc đẩy tính thanh khoản, tăng niềm tin nhà đầu tư và người mua nhà.
Ngành ô tô Việt tìm thế vững giữa biến động toàn cầu

Ngành ô tô Việt tìm thế vững giữa biến động toàn cầu

Đối mặt với những biến động chưa từng có từ thị trường quốc tế và các điểm nghẽn nội tại, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang dần chuyển mình mạnh mẽ. Từ chiến lược nội địa hóa, nâng cao hiệu suất sản xuất đến áp dụng công nghệ số và mở rộng kết nối toàn cầu, các doanh nghiệp đang định hình nền tảng vững chắc cho mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất ô tô và linh kiện của khu vực Đông Nam Á.
Bộ trưởng Tài chính: Miễn thuế đất nông nghiệp đến 2030, hỗ trợ trực tiếp nông dân mà không giảm thu

Bộ trưởng Tài chính: Miễn thuế đất nông nghiệp đến 2030, hỗ trợ trực tiếp nông dân mà không giảm thu

Chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp là một trong những ưu đãi lớn nhất dành cho khu vực nông nghiệp – nông thôn. Tuy nhiên, để chính sách không bị biến thành “đặc quyền vô điều kiện”, trong phiên họp chiều 11/6, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh cần siết lại các tiêu chí hưởng lợi, gắn miễn thuế với nghĩa vụ sử dụng đất hiệu quả và công bằng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động