Giá lúa gạo hôm nay 10/9: Giá đi ngang phiên cuối tuần
Giá lúa gạo hôm nay 7/9/2022: Giá lúa tiếp tục giảm 100 - 200 đồng/kg Giá lúa gạo hôm nay 8/9/2022: Chững lại Giá lúa gạo hôm nay 9/9/2022: Giá lúa IR 504 điều chỉnh tăng |
Cụ thể, giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng.
Hiện lúa IR 504 đang được thương lái thu mua ở mức 5.400 – 5.500 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 5.600 – 5.800 đồng/kg; Nàng hoa 9 duy trì ở mức 5.600 – 5.800 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 5.500 – 5.600 đồng/kg; OM 18 5.700 – 5.900 đồng/kg; nếp An Giang (tươi) 5.900 – 6.100 đồng/kg; nếp Long An (tươi) 6.200 – 6.500 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg; nếp An Giang khô 7.500 – 7.600 đồng/kg; nếp Long An khô 7.700 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm không có biến động. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu IR 504 đang ở mức 7.950 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 giữ ở mức 8.500 – 8.550 đồng/kg. Giá phụ phẩm cũng không có biến động. Hiện giá tấm ở mức 8.300 đồng/kg, cám khô 7.600 – 7.700 đồng/kg.
Giá lúa gạo hôm nay 10/9/2022: Giá đi ngang phiên cuối tuần |
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu tiếp đà đi ngang. Hiện giá gạo 5% tấm ở mức 393 USD/tấn; gạo 25% tấm 378 USD/tấn, gạo 100% tấm 383 USD/tấn.
Tháng 8 thị trường Philippines vẫn mua nhiều nhất 309.543 tấn (lũy kế 8 tháng 2.288.381 tấn). 8 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang Philippines đã tăng 64%.
Bờ biển Ngà mua được 92.958 tấn đứng thứ 2 (lũy kế 8 tháng 488.943 tấn), Trung quốc mua 54.223 tấn đứng thứ 3 (lũy kế 8 tháng 520.445 tấn), Malaysia mua được 34.428 tấn (lũy kế 8 tháng 289.763 tấn),...
Đối mặt với nhiều thách thức nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam từ đầu năm đến nay vẫn tăng cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Với những cơ hội đang “rộng mở” thì điều mà ngành gạo hướng đến không chỉ là xuất khẩu, mà còn là xây dựng thương hiệu gạo Việt chất lượng cao tại thị trường quốc tế...
Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng đề án sản xuất bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, một phần Kiên Giang với mục tiêu nâng cao giá trị, thu nhập của người dân, bảo đảm an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu. Đứng trước những thách thức về biến đổi khí hậu, suy thoái, đất đai manh mún, những khó khăn về thị trường…
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, việc thực hiện đề án trồng 1 triệu ha lúa chất lượng cao không hề dễ và vai trò quan trọng nhất thuộc về các doanh nghiệp.