Giá lợn hơi sẽ tăng nhẹ trong quý III

Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) dự báo giá lợn hơi sẽ tăng nhẹ nhưng không đột biến trong quý III, dao động ở mức 70.000 đồng/kg.
Giá thịt lợn hôm nay 13/6: Đi ngang ngày cuối tuần Giá lợn hơi tháng 5 giảm mạnh do nhu cầu tiêu thụ chậm Giá thịt lợn hôm nay 6/6: Tăng giảm trái chiều ở các địa phương

Tăng nhẹ nhưng không đột biến

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), trong tháng 5, giá lợn hơi giảm tại các khu vực do nguồn cung trong nước được đảm bảo, việc tái đàn ở các địa phương diễn ra thuận lợi trong khi nhu cầu vẫn ở mức thấp.

Giá lợn hơi tại miền Bắc giảm 4.000 - 7.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 64.000 - 68.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên giảm 4.000 – 6.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 65.000 - 69.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi khu vực miền Nam đồng loạt giảm 4.000 đồng/kg ở nhiều địa phương, dao động trong khoảng 67.000 - 69.000 đ/kg.

Như vậy, giá lợn hơi 3 miền đồng loạt giảm mạnh trong tháng 5, đều dưới 70.000 đồng/kg, thấp nhất từ khi giá lợn lên đỉnh ở mức 100.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tháng 5 giảm từ 11.000 – 16.000 đồng/kg so với tháng 1 và giảm 31.000 – 36.000/kg so với tháng 5/2020.

Giá lợn hơi sẽ tăng nhẹ trong quý III
Giá lợn hơi sẽ tăng nhẹ trong quý III

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết thời gian qua xảy ra tình trạng người tiêu dùng mua thịt lợn giá cao, nông dân bán giá thấp trong khi thức ăn chăn nuôi tăng.

Nguyên nhân là ảnh hưởng của dịch COVID-19, các nhà hàng, quán ăn đóng cửa, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn giảm nhiều. Trong khi, một số tỉnh giãn cách xã hội ảnh hưởng đến việc vận chuyển, lưu thông thực phẩm. Do đó, giá lợn giảm không phải dư thừa, ùn ứ mà bởi khó khăn vận chuyển và tiêu thụ.

Với việc duy trì ổn định đàn lợn 27 triệu con/năm, tình hình tái đàn lợn ổn định, dịch bệnh tả lợn châu Phi (ASF) được kiểm soát chặt chẽ, thị trường về cơ bản ổn định, cân đối cung - cầu đảm bảo.

"Nếu tình hình dịch ở người và động vật đều được kiểm soát, nhu cầu tiêu dùng phục hồi khi nhà hàng, trường học, bếp ăn mở cửa thì sang quý III chắc chắn giá lợn hơi sẽ tăng ổn định trở lại. Tuy nhiên, giá lợn hơi sẽ tăng nhẹ nhưng không đột biến", ông Trọng nói.

Đồng quan điểm, ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam (AHAV) cũng cho rằng giá lợn hơi sẽ tăng trong quý III nếu dịch COVID-19 được kiểm soát.

"Giá lợn hơi sẽ nhích lên một chút, dao động ở khoảng 70.000 đồng/kg. Tuy nhiên, về lâu dài giá lợn hơi sẽ khó kỳ vọng cao hơn mức 70.000 đồng/kg. Chúng ta phải xét đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Hơn 2 năm nay, người tiêu dùng phải ăn thịt lợn giá cao trong khi trước dịch COVID-19, dịch ASF, giá lợn hơi chỉ dao động ở mức 35.000 – 45.000 đồng/kg, thậm chí còn chưa chạm mức 50.000 - 60.000 đồng/kg", ông Trúc phân tích.

Không ai có thể kìm hãm giá lợn tăng

Trong tháng 5, giá lợn hơi trên cả nước có chiều hướng giảm mạnh, nhiều người băn khoăn rằng với mức giá dưới 70.000 đồng/kg, liệu nông dân còn có lãi khi giá thức ăn chăn nuôi quá đắt, đẩy giá thành sản xuất lên cao.

Trả lời câu hỏi này, ông Trọng cho biết nếu chăn nuôi theo chuỗi thì giá 60.000/kg thì người nuôi vẫn có lãi.

Tuy nhiên, đối với chăn nuôi nông hộ không chủ động con giống thì phải chịu phí sản xuất cao hơn chuỗi từ 1 - 1,5 triệu đồng/con, tức 15.000 – 20.000 đồng/kg. Vì vậy, chăn nuôi nông hộ thì phải trên 70.000 đồng/kg mới có hiệu quả.

Giá lợn hơi sẽ tăng nhẹ trong quý III
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đang có chiều hướng giảm

Chuyên gia Cục Chăn nuôi cũng cho biết giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đang có chiều hướng giảm khi các nước trên thế giới hoàn thành vụ thu hoạch, đặc biệt vào cuối quý III.

"Trên cơ sở giá thức ăn hỗn hợp giảm, giá con giống giảm, người chăn nuôi sẽ có lợi. Do đó, giá lợn hơi ở mặt bằng chung dao động ở mức 70.000 – 75.000 đồng/kg, chăn nuôi nông hộ sẽ có lãi và hài hòa cả 3 khâu sản xuất – phân phối – tiêu dùng", ông Trọng nói.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, nếu hạch toán chi tiết, người chăn nuôi nhỏ lẻ muốn hòa vốn thì giá lợn hơi phải đạt ngưỡng trên 70.000 đồng/kg. Còn đối với chăn nuôi công nghiệp, giá lợn hơi chỉ khoảng 50.000 đồng/kg là hòa vốn, giá lợn hơi trên 60.000 đồng/kg là doanh nghiệp, trang trại lãi đậm.

Theo ông Trúc, giá lợn hơi ổn định ở mức 70.000 đồng/kg sẽ hài hòa lợi ích các bên. Bởi, khi giá lợn hơi tăng, người tiêu dùng phải mua thịt lợn giá cao. Một lượng khách hàng sẽ chuyển sang tiêu dùng thịt đông lạnh, thịt gia cầm, ngành lợn sẽ mất dần thị phần khách hàng.

"Không ai có thể kìm hãm giá lợn tăng lên 80.000 – 90.000 đồng/kg nhưng việc đó là không nên. Giá lợn hơi tăng sẽ làm giảm sức cạnh tranh của ngành. Ngành chăn nuôi lợn không được phép lúc nào cũng siêu lợi nhuận như trong thời kỳ vừa qua, không phải cứ bán giá cao là người nuôi có lợi", ông Trúc nói.

Theo các chuyên gia, ở mọi hoàn cảnh, giá lợn hơi tăng hay giảm, người chăn nuôi nông hộ đều là đối tượng thiệt hại đầu tiên và nặng nề nhất do không bị động khâu con giống, thức ăn chăn nuôi, đầu ra sản phẩm.

Ở thời điểm giá lợn hơi giảm xuống dưới 70.000 đồng/kg, các doanh nghiệp vẫn tái đàn, tăng đàn để thu lãi đậm thì người chăn nuôi nhỏ lẻ lỗ vốn, bấp bênh do không cạnh tranh được với doanh nghiệp.

Ông Trúc cho biết: "Chăn nuôi nông hộ không thể bỏ được bởi đó là sinh kế của hơn 2 triệu hộ nuôi lợn. Tuy nhiên, chăn nuôi nông hộ cần thay đổi theo hướng chuyên nghiệp hơn bằng việc hình thành tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi an toàn sinh học, liên kết với doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi".

Theo đó, khi hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp, người chăn nuôi sẽ được hướng dẫn về quy trình bài bản, mua hoặc tự sản xuất con giống, thức ăn chăn nuôi giá rẻ và đặc biệt là sản xuất theo đơn đặt hàng, không bấp bênh đầu ra.

Kết luận hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết của Bộ NN&PTNT, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết: Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngoài việc đẩy mạnh chăn nuôi trang trại quy mô lớn, vẫn cần quan tâm chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi truyền thống gắn với phát triển chăn nuôi đặc sản, du lịch sinh thái.

Bộ NN&PTNT tiếp thu, tổng hợp những đề xuất của các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp để đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, xem xét ban hành chính sách mới về chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi nông hộ theo hướng bền vững và hiệu quả.

Đặc biệt là chăn nuôi nông hộ thời gian tới phải hướng đến sản xuất chuyên nghiệp hơn theo hướng hàng hóa, an toàn sinh học, tạo sản phẩm có lợi thế về cạnh tranh.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nhà cung cấp "bắt tay" siêu thị kiểm soát chất lượng hàng hóa: Kỳ vọng “cuộc chơi” công bằng

Nhà cung cấp "bắt tay" siêu thị kiểm soát chất lượng hàng hóa: Kỳ vọng “cuộc chơi” công bằng

Việc hợp tác này nhằm tiến tới xây dựng chuỗi cung ứng hàng Việt Nam thật sự bền vững theo hướng hiện đại - minh bạch - an toàn - hiệu quả.
Nhiều địa phương ở Hà Nội tổ chức đấu giá đất trong tháng 3

Nhiều địa phương ở Hà Nội tổ chức đấu giá đất trong tháng 3

Trong tháng 3 này và quý II tới, Hà Nội sẽ đưa ra đấu giá nhiều dự án đất ở phục vụ nhu cầu của người dân.
Người mua có buộc phải lấy hóa đơn bán lẻ khi đổ xăng?

Người mua có buộc phải lấy hóa đơn bán lẻ khi đổ xăng?

Đến hết ngày 31/3/2024, doanh nghiệp không xuất hóa đơn điện tử xăng dầu theo từng lần bán sẽ phải đóng cửa, vậy người mua có buộc phải lấy hóa đơn không là băn khoăn của nhiều người tiêu dùng khi ngày thực hiện quy định đang cận kề.
30 lô sầu riêng Việt Nam xuất khẩu bị cảnh báo: Cần làm gì để trái sầu riêng tạo thị trường bền vững?

30 lô sầu riêng Việt Nam xuất khẩu bị cảnh báo: Cần làm gì để trái sầu riêng tạo thị trường bền vững?

Cục Bảo vệ thực vật nhận được thông tin cảnh báo từ Vụ Kiểm dịch Động - Thực vật, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) về việc 30 lô hàng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị nhiễm kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn quy định an toàn thực phẩm của quốc gia này.
Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa khô

Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa khô

Từ đầu năm 2024 cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng điện thương phẩm toàn quốc đã đạt 14,5%, tăng gấp 3 lần so với 2023.
Những vướng mắc khi triển khai nhà ở xã hội

Những vướng mắc khi triển khai nhà ở xã hội

Sáng 16/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Canada khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Việt Nam.
An Giang: Phát hiện 3.690 đơn vị thuốc bảo vệ thực vật vi phạm

An Giang: Phát hiện 3.690 đơn vị thuốc bảo vệ thực vật vi phạm

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 tỉnh An Giang tạm giữ 3960 thuốc bảo vệ thực vật có trị giá trên 95 triệu đồng có dấu hiệu vi phạm nhãn và không có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán.
Tháo gỡ 3 nút thắt để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Tháo gỡ 3 nút thắt để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Theo Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, chất lượng lao động, logistics và môi trường pháp lý vẫn là 3 “nút thắt” chính trong thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam hiện nay.
Giá vàng còn tiếp tục tăng nếu chưa có giải pháp nào từ Ngân hàng Nhà nước

Giá vàng còn tiếp tục tăng nếu chưa có giải pháp nào từ Ngân hàng Nhà nước

Những ngày gần đây, giá vàng SJC đã chạm mốc 81 triệu đồng/lượng, đổ xô các đỉnh cũ. Tuy nhiên, giá vàng SJC nhanh chóng quay đầu giảm nhẹ.Theo nhiều chuyên gia, giá vàng trong nước sẽ tăng mạnh trong thời gian tới nếu Ngân hàng Nhà nước vẫn chậm sửa Nghị định 24.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động