Giá hồ tiêu hôm nay 14/7/2022: Đồng loạt giảm mạnh
Giá hồ tiêu hôm nay 11/7/2022: Không có thay đổi vào đầu tuần Giá hồ tiêu hôm nay 12/7/2022: Chững lại trên diện rộng Giá hồ tiêu hôm nay 13/7/2022: Không có điều chỉnh mới |
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 66.500 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 66.500 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.
Tại Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu hôm nay được thu mua với 67.500 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 68.500 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất ở mức 70.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay 14/7/2022: Đồng loạt giảm mạnh |
Theo báo cáo dữ liệu sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu tiêu nước ta trong tháng 6/2022 tiếp tục giảm cả về giá lẫn về lượng.
Cụ thể, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 06/2022 đạt 24.210 tấn tiêu các loại, tăng 2.366 tấn, tức tăng 10,83 % so với tháng trước và giảm 8.721 tấn, tức giảm 26,48% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 100,01 triệu USD, tăng 1,68 triệu USD, tức tăng 1,71 % so với tháng trước và giảm 17,86 triệu USD, tức giảm 15,14 % so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế khối lượng xuất khẩu tiêu trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt tổng cộng 123.641 tấn tiêu các loại, giảm 30.316 tấn, tức giảm 19,69 % so với khối lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2021.
Về giá trị kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022 đạt tổng cộng 560,22 triệu USD, tăng 73,61 triệu USD, tức tăng 15,16 % so với cùng kỳ.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 6/2022 đạt 4.134 USD/tấn, giảm 8,24 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 5/2022.
Theo đánh giá, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ chậm lại trong những quý tới do người tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt như Mỹ và châu Âu thắt chặt chi tiêu. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc dù có tăng tốc nhưng dự báo giá tiêu chưa thể tăng trở lại trong ngắn hạn.
Hiện tại các nhà nhập khẩu vẫn còn chờ đợi mà chưa dám mua vào để bổ sung nguồn dự trữ đang sụt giảm đáng kể. Như vậy nhìn tổng quan lượng hàng dự trữ của xuất khẩu không dồi dào như trước.
Theo các ý kiến của những thành viên Diễn đàn hồ tiêu Việt Nam, tình trạng này có thể kéo dài tới tháng 9/2022. Khi lượng hàng dự trữ xuống thấp và các điều kiện tiền tệ ổn định có thể diễn ra các đợt mua mạnh khoảng thời gian này, khi đó giá tiêu có cơ hội lấy lại những gì đã mất từ đầu vụ.
Trên toàn cầu, giá tiêu các nước cũng sụt giảm liên tiếp trong vài tháng qua. Nguyên nhân do chiến sự tại Đông Âu và dịch bệnh Covid-19 lây lan khiến tiêu thụ giảm. Đồng USD tăng cao đẩy giá tiền Đồng của Việt Nam, đồng Rupiah Indonesia mất giá, dẫn đến giá tiêu khu vực Đông Nam Á liên tục đi xuống.