Giá cacao toàn cầu cao nhất mọi thời đại

Giá cacao đã tăng gấp ba lần do dịch bệnh trên cây cacao ở Tây Phi tiếp tục diễn biến trầm trọng. Lần đầu tiên hôm 26/3, giá cacao vượt mốc 10.000 USD/tấn.
Giá ca cao toàn cầu cao nhất mọi thời đại.
Giá ca cao toàn cầu cao nhất mọi thời đại.

Giá cacao vượt qua mốc 10.000 USD/tấn

Giá cacao trên thị trường thế giới tăng dữ dội trong những phiên giao dịch gần đây, vượt qua mốc 10.000 USD/tấn lần đầu tiên trong lịch sử vào phiên ngày 26/3.

Giới chuyên gia dự báo, người tiêu dùng sẽ cớm cảm nhận rõ sự tăng giá này, trong bối cảnh thế giới đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung cacao nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ.

Giá cacao giao tháng 5 trên sàn ICE ở Mỹ kết thúc phiên với mức tăng 3,9%, đạt kỷ lục 10.030 USD/tấn. Từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng này đã tăng gần 138%.

Theo hãng tin CNBC, điều kiện thời tiết khó khăn và dịch bệnh đã ảnh hưởng đến sản xuất ca cao ở Tây Phi - khu vực chiếm khoảng 70% sản lượng ca cao trên thế giới. Hai nước sản xuất ca cao lớn nhất là Bờ Biển Ngà và Ghana gần đây đã bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, nắng nóng và dịch bệnh.

Một báo cáo hồi tháng 11 của Tổ chức Cacao Quốc tế (ICCO) cho biết vào cuối năm ngoái, mưa lớn và sự lây lan của bệnh đốm đen trên quả ca cao ở hai nước nói trên đã ảnh hưởng đến sản lượng cacao. Báo cáo này nói rằng điều kiện đường sá kém cũng gây khó khăn cho việc vận chuyển cacao đến các hải cảng. “Vì hai quốc gia sản xuất hàng đầu này cung cấp khoảng 2/3 lượng hạt cacao toàn cầu, nên bất kỳ thay đổi nào trong sản lượng của họ đều có xu hướng tác động đáng kể đến thị trường cacao”, báo cáo viết.

Theo báo cáo tháng 2 của ICCO, lượng cacao được vận chuyển đến các hải cảng ở Bờ Biển Ngà và Ghana đã giảm lần lượt 28% và 35% kể từ đầu mùa nếu so với cùng kỳ năm ngoái.

Hãng Hershey của Mỹ - một trong những nhà sản xuất chocolate lớn nhất thế giới - đưa ra dự báo lợi nhuận đi ngang trong năm nay do giá cacao tăng. Công ty báo cáo lợi nhuận ròng quý 4/2023 là 349 triệu USD, giảm khoảng 12% so với cùng kỳ năm trước. Giá cổ phiếu của Hershey đã giảm khoảng 22% trong 12 tháng qua.

Theo ông Joules, nhà phân tích hàng hóa tại công ty Rabobank, thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung cacao nghiêm trọng nhất trong hơn 60 năm và người tiêu dùng có thể bắt đầu cảm thấy tác động vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025. ICCO dự báo nguồn cung thiếu hụt 374.000 tấn cho niên vụ 2023-24, tăng 405% so với mức thâm hụt 74.000 tấn trong niên vụ trước.

“Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến”, ông Joules nói và cho biết, giá cacao có thể sẽ vẫn tăng cao trong một thời gian nữa vì không có giải pháp dễ dàng nào đối với các vấn đề mang tính hệ thống mà thị trường đang phải đối mặt.

Ông cho biết ngày càng có nhiều nông dân ở Bờ Biển Ngà ngừng sản xuất cacao để chuyển sang trồng các loại cây sinh lợi hơn như cao su. Nhà phân tích này nói rằng chính phủ hai nước Ghana và Bờ Biển Ngà đã ấn định mức giá cacao cố định cho nông dân vào đầu mùa nên nông dân không được hưởng lợi từ đợt tăng giá hiện tại.

Cũng theo ông Joules, sự tăng giá cacao gần đây có thể là do sự hoảng loạn của một số nhà thu mua thương mại thay vì do hoạt động đầu cơ trên thị trường. Ông nói rằng người mua nhìn thấy mức độ thâm hụt nguồn cung nghiêm trọng và đang cố gắng đảm bảo lượng cacao dự trữ.

Các nhà đầu tư đóng góp một phần nguyên nhân dẫn tới sự tăng giá của cacao vào cuối năm ngoái, khi họ đặt cược vào sự tăng giá của nông sản này - theo ông Joules. Nhưng năm nay, nhiều nhà đầu cơ đã đóng trạng thái đầu cơ giá lên cacao để hiện thực hoá lợi nhuận.

Các hãng chocolate tìm cách thích ứng

Trứng Phục sinh trong cửa hàng bánh kẹo ở Paris.
Trứng Phục sinh trong cửa hàng bánh kẹo ở Paris.

Đối mặt với sự tăng giá đột ngột và triển vọng xu hướng này vẫn tiếp tục, các nhà sản xuất trứng chocolate phải tăng cường sự sáng tạo của họ. Đến gần ngày lễ Phục sinh, một số nhà sản xuất đã quyết định tăng giá trứng, trong khi những nhà sản xuất khác lại chọn sản xuất trứng Phục sinh không có chocolate.

Theo Ole Hansen, một nhà phân tích của Saxobank, thường thì cần từ 6 đến 12 tháng để những biến động giá như vậy được đưa vào giá bán lẻ sản phẩm, nhưng ông cho rằng người tiêu dùng nên chuẩn bị cho sự tăng giá của chocolate. Chocolate đang trở thành sản phẩm xa xỉ mới và các nhà sản xuất dự đoán giá của các sản phẩm sẽ tăng để đáp ứng với mức tăng giá đáng kể này của cacao.

Một trong những giải pháp trong ngành thực phẩm khi giá nguyên liệu bùng nổ là xây dựng lại công thức chế biến. Tuy nhiên, theo ông Mark Schneider, ông chủ của Nestlé, việc điều chỉnh công thức chế biến và hương vị hiện nay chỉ vì giá cacao tăng lên, sẽ là một sai lầm.

Ông nhấn mạnh người tiêu dùng có những kỳ vọng rất cụ thể đối với các sản phẩm yêu thích của họ. Do đó, công ty muốn chuyển cuộc khủng hoảng nguyên liệu sang giá bán của mình. Nhưng các thương hiệu sản xuất chocolate khác đang lựa chọn một giải pháp là phát minh ra sản phẩm mới không chứa cacao.

Thương hiệu chocolate Hershey (Kit Kat) là một trong những nhà chiến lược tiếp thị thích thúc đẩy các món ăn ngọt lễ Phục Sinh không có chocolate. Hershey cung cấp nhiều hơn các món ngọt không có cacao đến các nhà bán lẻ vào dịp Phục Sinh.

Thậm chí, công ty cũng đang giới thiệu sản phẩm mới là gói kẹo gồm sáu chú thỏ “bánh quy và kem”, các thanh Kit Kat giòn chanh (Lemon Crispy Kit Kat) hay gói quà gồm các loại kẹo như kẹo dẻo Haribo hình con gấu để cùng các thanh chocolate. Đây là các món ngọt nhưng ít ca cao hơn.

Tuy nhiên, nếu một số công thức không có cacao được đưa ra cho người tiêu dùng, các công thức khác lại nổi lên nhờ sự tăng trưởng uy tín của cacao. Càng đắt đỏ, càng trở thành sản phẩm cao cấp, và Mondelez đã nhận ra điều này.

Simon Crowther, giám đốc marketing của Mondelez tại Vương quốc Anh, cho biết nhà sản xuất bánh quy Oreo đã giới thiệu dòng sản phẩm mới “bánh trứng Phục sinh cao cấp” (Cadbury Ultimate Egg) và một dòng sản phẩm đặc biệt “Trứng Phục sinh cao cấp” (Toblerone Edgy Egg), dành cho người tiêu dùng có thể sẵn lòng chi tiền cho chocolate.

Nếu dịp Lễ Phục sinh đi đôi với lượng tiêu thụ chocolate ngày càng tăng, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong năm nay. Theo người phát ngôn của Mondelez, do chi phí nguyên liệu thô (ca cao và đường) tăng, công ty sẽ xem xét không chỉ tăng giá mà còn “thay đổi đơn vị trọng lượng” chocolate của mình (shrinkflation).

Theo Jon Cox, nhà phân tích tại Kepler Cheuvreux, các nhà sản xuất chocolate cao cấp như Lindt có thể sẽ có giá tốt hơn. Vì có tỷ suất lợi nhuận cao đối với chocolat nên họ có thể tăng giá ít so với các nhà sản xuất chocolate thông thường.

Các nhà sản xuất chocolate lớn đã tự bảo vệ mình đầy đủ trước tình trạng giá cacao tăng cao. Theo ông Thierry Noesen, thuộc thương hiệu chocolate Belvas của Bỉ, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ sẽ cảm nhận được hậu quả. Chẳng hạn như doanh nghiệp của ông cần 600 tấn cacao mỗi năm.

Ông Thierry Noesen cho biết chỉ các công ty nhỏ bị ảnh hưởng. “Vào cuối năm ngoái, giá đã tăng 10-15%. Bây giờ rõ ràng là hoảng loạn”, vị CEO của Belvas nhận định.

Các nhà sản xuất không còn lựa chọn nào khác ngoài việc điều chỉnh giá cả, dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp. “Việc thực hiện các dự án mới còn khó khăn hơn đối với chúng tôi. Mặt khác, có lẽ chúng ta đang phải trả giá thực sự cho chocolate”.

Có thể thấy, việc giá cacao tăng không chỉ ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm mà còn đặt ra thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Cơ hội nào cho Việt Nam?

Khó khăn nguồn cung từ Châu Phi có thể là một cánh cửa mở ra cho ngành cacao Việt Nam. Nhưng đáng tiếc việc ngành trồng trọt và chế biến cacao của nước ta còn rất nhiều hạn chế.

Mặc dù cacao được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, nhưng tới nay, cả nước mới chỉ đạt sản lượng hạt hàng năm khoảng 4.500 tấn, chiếm khoảng 0,1% sản lượng thế giới. Theo các chuyên gia, lợi nhuận cho nông dân thấp, chuỗi giá trị manh mún, thiếu công nghệ chế biến sâu là những lực cản chính cho ngành cacao Việt Nam.

Việt Nam có những điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp để trồng những giống cacao tốt nhất thế giới – được chứng minh qua các sản phẩm được công nhận của sôcôla Marou. Nhưng để gặt hái được giá trị kinh tế bền vững, cũng như đáp ứng được các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường châu Âu, vẫn là một bài toán khó, không chỉ mỗi người nông dân có thể giải được.

Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới, tỷ giá USD hạ nhiệt: Nhà đầu tư nên làm gì?

Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới, tỷ giá USD hạ nhiệt: Nhà đầu tư nên làm gì?

Trong phiên giao dịch sáng 9/7, thị trường tài chính trong nước ghi nhận những diễn biến trái chiều: giá vàng miếng SJC tiếp tục leo thang lên mức 121 triệu đồng/lượng – bất chấp đà lao dốc mạnh của giá vàng thế giới, trong khi tỷ giá USD tại ngân hàng và thị trường tự do lại hạ nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày tăng nóng. Những chuyển động này đặt ra câu hỏi cho nhà đầu tư cá nhân: nên mua vào, giữ hay bán ra trong bối cảnh biến động khó đoán?
Giá tiêu hôm nay dao động quanh 140.000 đồng/kg, thị trường thế giới phân hóa nhẹ

Giá tiêu hôm nay dao động quanh 140.000 đồng/kg, thị trường thế giới phân hóa nhẹ

Giá tiêu nội địa sáng 9/7 tiếp tục đi ngang trong vùng 140.000 – 142.000 đồng/kg, giảm nhẹ 1.000 – 2.000 đồng/kg tại một số địa phương. Trong khi đó, thị trường hồ tiêu thế giới ghi nhận diễn biến phân hóa khi giá tiêu Indonesia tăng nhẹ, còn các nước xuất khẩu lớn khác giữ giá ổn định.
Cà phê nội địa giảm sâu 3.800 đồng/kg, kỳ vọng bật lại nhờ thị trường quốc tế

Cà phê nội địa giảm sâu 3.800 đồng/kg, kỳ vọng bật lại nhờ thị trường quốc tế

Giá cà phê trong nước ngày 9/7 tiếp tục giảm mạnh, xuống mức bình quân 92.700 đồng/kg. Tuy nhiên, diễn biến tích cực trên các sàn giao dịch quốc tế cùng với tín hiệu mở rộng sản xuất từ Brazil đang thắp lên kỳ vọng hồi phục cho thị trường cà phê Việt Nam trong thời gian tới.
Xuất khẩu rau quả 2025: Dừa vươn lên thành điểm sáng, sầu riêng – thanh long hụt hơi

Xuất khẩu rau quả 2025: Dừa vươn lên thành điểm sáng, sầu riêng – thanh long hụt hơi

Giữa bối cảnh kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực đang suy giảm, ngành rau quả Việt Nam vẫn tìm thấy tín hiệu tích cực nhờ sự trỗi dậy của những "ngôi sao mới" như dừa, xoài, chuối. Trong đó, dừa vươn lên vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng xuất khẩu rau quả, ghi nhận mức tăng trưởng đột biến về cả sản lượng lẫn giá bán, trở thành điểm sáng của ngành nửa đầu năm 2025.
Giá tiêu trong nước tăng mạnh, xuất khẩu Việt Nam vượt trội so với thế giới

Giá tiêu trong nước tăng mạnh, xuất khẩu Việt Nam vượt trội so với thế giới

Giá tiêu hôm nay (8/7) tại thị trường nội địa tăng thêm 1.000 – 2.000 đồng/kg, lên mức cao nhất 144.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đi ngược xu hướng giảm của thế giới, tăng mạnh 200 USD/tấn nhờ nhu cầu lớn từ các thị trường trọng điểm.
Giá cà phê trong nước đối mặt áp lực giảm mạnh do nguồn cung toàn cầu tăng vọt

Giá cà phê trong nước đối mặt áp lực giảm mạnh do nguồn cung toàn cầu tăng vọt

Giá cà phê hôm nay (8/7) đồng loạt lao dốc trên cả hai sàn giao dịch quốc tế, giảm gần 4% do áp lực nguồn cung tăng cao từ các nước sản xuất lớn như Việt Nam, Brazil và Indonesia. Tại thị trường nội địa, giá cà phê được dự báo sẽ giảm sâu trong những ngày tới, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nông dân và hoạt động xuất khẩu.
Hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Vấn nạn cũ – thách thức mới

Hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Vấn nạn cũ – thách thức mới

Từng được coi là kênh phân phối tiện lợi và minh bạch, sàn thương mại điện tử (TMĐT) nay đang trở thành “điểm nóng” mới của vấn nạn hàng giả. Không còn là câu chuyện của quá khứ, hàng giả thời công nghệ số đã biến hóa tinh vi, lan rộng, thậm chí “qua mặt” cả người tiêu dùng lẫn cơ quan chức năng. Hội nghị chống hàng giả – gian lận thương mại tại Đà Nẵng ngày 7/7/2025 một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng này.
Giá tiêu tăng mạnh tuần qua: Xuất khẩu giảm lượng nhưng tăng vọt kim ngạch

Giá tiêu tăng mạnh tuần qua: Xuất khẩu giảm lượng nhưng tăng vọt kim ngạch

Giá tiêu nội địa tuần đầu tháng 7/2025 tiếp tục duy trì đà tăng, có nơi vọt tới 144.000 đồng/kg – mức cao nhất từ đầu năm. Trong khi đó, xuất khẩu tiêu của Việt Nam 6 tháng đầu năm tuy giảm về lượng nhưng lại ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch nhờ giá bán tăng tới gần 55%.
Giá cà phê phục hồi sau hai tháng giảm sâu: Cơ hội và thách thức đan xen

Giá cà phê phục hồi sau hai tháng giảm sâu: Cơ hội và thách thức đan xen

Giá cà phê trong nước bật tăng mạnh trong tuần đầu tháng 7/2025 sau chuỗi ngày lao dốc, cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên, chênh lệch với giá thế giới và rào cản thuế quan mới tại Mỹ đang khiến hoạt động xuất khẩu đối mặt không ít khó khăn.
Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng mạnh: EVN yêu cầu rà soát và giải trình rõ

Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng mạnh: EVN yêu cầu rà soát và giải trình rõ

Nhiều hộ dân tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc bất ngờ khi hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt dù thời tiết không quá gay gắt. Trước phản ánh từ người dân, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát toàn diện, giải thích minh bạch nguyên nhân và công khai cách tính tiền điện.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động