Giá cà phê quay đầu tăng, robusta thêm tới 165 USD/tấn
Thị trường cà phê đỏ rực sau khi chỉ số niềm tin tiêu dùng chạm đáy Thiếu hụt nguồn cung, giá cà phê bật tăng trở lại Giá cà phê trong nước sẽ giảm mạnh do ảnh hưởng giá thế giới? |
![]() |
Trên Sàn giao dịch London, giá cà phê trực tuyến robusta hợp đồng giao tháng 7/2025 chốt phiên ở mức 5.291 USD/tấn, tăng 3,22% (165 USD/tấn) so với phiên giao dịch trước; hợp đồng giao tháng 9/2025 tăng 2,95% (150 USD/tấn), lên mức 5.231 USD/tấn.
Trên Sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica giao tháng 7/2025 phục hồi nhẹ 0,19% (0,75 US cent/pound) so với phiên giao dịch trước, đạt 385,4 US cent/pound; hợp đồng giao kỳ hạn tháng 9/2025 tăng 0,32% (1,2 US cent/pound), đạt 378,7 US cent/pound.
Giá cà phê robusta tăng mạnh trở lại do nguồn cung từ Việt Nam hạn chế. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/4, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 580.999 tấn, tương đương kim ngạch 3,3 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2024 giảm 13,5% về lượng (tương đương 90.383 tấn), nhưng giá trị thu về tăng tới 46,8%.
Với diễn biến giá sàn rạng sáng nay, dự kiến hôm nay, giá cà phê trong nước sẽ phục hồi.
![]() |
Giá cà phê trong nước có thể duy trì ở mức ổn định hoặc tăng nhẹ trong thời gian tới. |
Theo nhận định của chuyên gia, trong ngắn hạn, giá cà phê có thể tiếp tục chịu áp lực giảm do các yếu tố sau: Brazil, quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, đang bước vào vụ thu hoạch mới với sản lượng dự báo tăng, làm gia tăng nguồn cung toàn cầu. Tồn kho cà phê Arabica và Robusta đang ở mức cao, đặc biệt tại các cảng xuất khẩu lớn, cho thấy nguồn cung chưa thực sự bị thắt chặt. Nhà đầu tư đang thận trọng trước những biến động kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng thương mại và biến động tỷ giá.
Tuy nhiên, giá cà phê trong nước có thể duy trì ở mức ổn định hoặc tăng nhẹ trong thời gian tới, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ổn định, cùng với việc thu hoạch cà phê trong nước đã gần hoàn tất.
Nắng nóng và hạn hán đã khiến sản lượng cà phê của Brazil và Việt Nam, hai nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới dự báo giảm mạnh. Sản lượng toàn cầu vẫn được dự báo sẽ tăng, nhưng không đạt được mức kỳ vọng của các nhà đầu tư trên thị trường hàng hóa. Điều này đã đẩy giá cà phê tăng, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tiếp tục ở mức cao tại châu Âu, Mỹ và Trung Quốc.
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế, xuất khẩu cà phê xanh toàn cầu trong tháng 2 đã giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Tình trạng thiếu hụt này đã khiến giá cà phê thô lập kỷ lục trong tháng 2, phá vỡ kỷ lục từng được ghi nhận năm 1977 khi sương giá nghiêm trọng gây thiệt hại cho 70% cây cà phê của Brazil.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Giá heo hơi tiếp tục "hạ nhiệt" tại miền Nam

Thị trường hồ tiêu được dự báo sôi động sau nghỉ lễ

Giá heo hơi đi ngang sau kỳ nghỉ lễ

Giá heo hơi tăng nhẹ tại hai miền Bắc, Nam

Thị trường hồ tiêu kỳ vọng khởi sắc ngay sau nghỉ lễ

Giá heo hơi có thể đi xuống trong kỳ nghỉ lễ

Nhu cầu tiêu đang cải thiện, nông dân Việt Nam bán cầm chừng

Giá heo hơi có xu hướng hạ nhiệt tại khu vực phía Nam

Vì sao sầu riêng Việt Nam "hụt hơi" ở thị trường Trung Quốc?
