Gạo Việt đạt giải ngon nhất thế giới năm 2023

Trưa 30/11, tại Philippines, các loại gạo thơm của Việt Nam gồm: ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua, LT28 của Lộc Trời và một giống của Thái Bình seed đã đạt giải Nhất gạo ngon nhất thế giới năm 2023.
Giá lúa gạo tiếp tục tăng, thị trường giao dịch chậm Giá lúa giảm, giá gạo tiếp đà tăng Thành lập Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam
ST25 là một trong những loại gạo của Việt Nam được trao giải ngon nhất thế giới 2023.
ST25 là một trong những loại gạo của Việt Nam được trao giải ngon nhất thế giới 2023.

Cuộc thi có sự tham gia của 30 mẫu gạo đến từ hơn 10 quốc gia. Trước đó, năm 2019, gạo ST25 cũng được trao giải gạo ngon nhất thế giới sau khi vượt qua các loại gạo của Thái Lan, Campuchia tại cuộc thi World's Best Rice, do The Rice Trader tổ chức.

Theo ông Hồ Quang Cua - cha đẻ của giống gạo ST25 - sau khi đạt giải gạo ngon nhất năm 2019, với dòng 68-10, ông và các cộng sự tiếp tục thanh lọc bằng cách trồng thuần từng cá thể lúa và đến 2021, dòng 72-6 được phát hiện.

Ông Hồ Quang Cua nhận giải tại Philippines.
Ông Hồ Quang Cua nhận giải tại Philippines.

Không có hình dạng nổi trội bởi cây lúa 72-6 thấp và hơi xiên nhưng chúng ít đổ ngã, trổ sớm hơn 5 ngày so với dòng 68-10. Hạt gạo ngắn hơn dòng cũ khoảng 0,2mm. Dòng lúa này cũng có tỷ lệ thu hồi gạo tốt hơn dòng 68-10 tầm 0,5%.

Mẫu gạo dự thi được trồng trên quy mô 2,6 ha của ông Lưu Văn Hải tại xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) vào vụ hè thu. Đây là mẫu ruộng nằm trong số hàng trăm mẫu thực nghiệm các chế phẩm sinh học để phòng ngừa bệnh tật và côn trùng trên cây lúa, không sử dụng hóa chất tổng hợp. Lúa được thu hoạch vào ngày 14 và 15/9, lúc trời mưa tầm tã nên một phần mười diện tích bị thất thoát không thu được.

Sau khi tổ chức xay xát hàng chục mẫu gạo từ các ruộng thực nghiệm không sử dụng hóa chất trong vụ hè thu 2023, ông Cua đã chọn ra mẫu tại ruộng của ông Hải để dự thi.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết năm nay, 3 doanh nghiệp gồm Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí (giống gạo ST24, ST25), Lộc Trời (giống Lộc Trời 28, Nàng Hoa 9) và Thaibinh Seed (Nếp A Sào và TBR39-1) đã gửi gạo dự thi.

Giải nhì đợt này thuộc về Campuchia, còn Ấn Độ đạt giải ba.

Ông Cường cũng nói, khác với mọi năm, Ban tổ chức không trao giải cho loại gạo cụ thể nào của Việt Nam gửi sang, mà "tôn vinh chung hạt gạo Việt". Cuộc thi năm nay hơn 10 quốc gia và 30 mẫu gạo tham gia.

Đây là lần thứ hai gạo của Việt Nam đạt giải gạo ngon nhất thế giới tại hội thi này. Lần đầu tiên gạo ST25 đạt giải nhất năm 2019.

Năm ngoái, Campuchia đã đoạt giải nhất cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới được tổ chức tại Phuket, Thái Lan. Còn Việt Nam, Thái Lan và Lào nằm trong top 4.

Gạo xuất khẩu của Việt Nam bất ngờ quay đầu giảm giá Gạo xuất khẩu của Việt Nam bất ngờ quay đầu giảm giá
Giá lúa gạo ổn định, nông dân khẩn trương xuống giống vụ lúa Đông Xuân Giá lúa gạo ổn định, nông dân khẩn trương xuống giống vụ lúa Đông Xuân
Lúa gạo tăng giá, giải pháp để nông dân hưởng lợi lâu dài Lúa gạo tăng giá, giải pháp để nông dân hưởng lợi lâu dài
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất cùng kỳ trong 3 năm trở lại đây, cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng tỷ đô.
Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 40/2025/TT-BCT, quy định cụ thể về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ đối với thương nhân xuất khẩu. Quy định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, nhằm đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước và thực thi đầy đủ các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Trước làn sóng biến động phức tạp của thị trường gạo thế giới, khi giá cả chịu ảnh hưởng đồng thời từ cung vượt cầu, tỷ giá đồng tiền và chính sách điều tiết nội địa, bài toán cạnh tranh không còn đơn thuần là giá bán, mà đã nâng lên thành cuộc đua về thương hiệu quốc gia. Trong cuộc chơi ấy, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ – ba cường quốc gạo lớn nhất thế giới – đang chọn những con đường khác nhau để trụ vững.
Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Vải thiều Bắc Giang lần đầu tiên có mặt trong chuỗi bán lẻ lớn hàng đầu nước Mỹ – Costco – đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược đưa nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Thành công này là kết quả của sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu và hệ thống phân phối toàn cầu, tạo nên hình mẫu lý tưởng cho việc xây dựng thương hiệu nông sản.
Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Dù thuế quan đã dần được xóa bỏ trong nội khối ASEAN, các rào cản phi thuế quan vẫn âm thầm cản bước doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ. Giải quyết bài toán này là chìa khóa để ASEAN tiến tới một cộng đồng kinh tế thật sự sâu rộng.
Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Nhu cầu tăng cao đối với nông sản sạch và minh bạch đang mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản về công nghệ, tiêu chuẩn, thương hiệu và nâng cấp toàn chuỗi giá trị.
Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Ngành dệt may Việt Nam cần chuyển từ thụ động sang chủ động xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ và nâng chuẩn sản xuất để khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Từ năm 2026, cà phê và cao su Việt Nam muốn tiếp cận thị trường EU buộc phải truy xuất nguồn gốc bằng tọa độ đa giác. Đây không chỉ là yêu cầu pháp lý bắt buộc mà còn là cơ hội để khẳng định uy tín và chuẩn hóa chuỗi cung ứng nông sản theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Việc Việt Nam và Trung Quốc ký kết hai nghị định thư xuất khẩu chanh leo và ớt tươi đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho nông sản Việt khi bước vào sân chơi minh bạch, bền vững và hội nhập. Trong đó, cơ chế hậu kiểm được xem như "tấm vé" bắt buộc giúp duy trì uy tín, nâng cao giá trị thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thị trường Nhật Bản khắt khe nhưng giàu tiềm năng đang mở ra hướng đi mới cho hàng Việt thông qua thương mại điện tử. Với tốc độ tăng trưởng mạnh, kênh online có thể trở thành “cửa ngách” hiệu quả giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng Nhật.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động