Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là luật quan trọng

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, trong quá trình sửa đổi luật, cần bám sát định hướng, chỉ đạo đã nêu trong Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành nội dung thảo luận
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành nội dung thảo luận

Sáng 12/8, tại Phiên họp Chuyên đề pháp luật tháng 8/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu cho ý kiến vào dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Trước khi tiến hành thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày tóm tắt báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương cho biết, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ và Hội trường về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản; đã có 77 lượt đại biểu Quốc hội (ĐBQH) phát biểu tại Tổ và 19 lượt ĐBQH phát biểu tại Hội trường. Trên cơ sở ý kiến của ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo các cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Sau khi tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật gồm 12 Chương, 117 Điều, chỉnh lý 72 điều so với dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ 7.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tập trung cho ý kiến vào các nội dung: dự thảo luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã phù hợp với ý kiến của ĐBQH, đã thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng?; cho ý kiến về một số vấn đề lớn cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo xin ý kiến gồm 10 nội dung, trong đó có 02 nội dung có hai loại ý kiến và một nội dung cơ quan thẩm tra báo cáo về các quy định trong Luật Khoáng sản năm 2010; việc rà soát nhiệm vụ của Đảng đoàn Quốc hội (gồm 04 nội dung) để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc…

Tiếp tục rà soát đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật

Cho ý kiến tại Phiên họp, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý; đánh giá cao các cơ quan đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến của ĐBQH thảo luận ở tổ, thảo luận ở hội trường; Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tổ chức nhiều cuộc làm việc với các bộ, ngành, địa phương trên tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến đóng góp hoàn thiện dự thảo luật.

Về tính thống nhất với hệ thống pháp luật, một số ý kiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp tục rà soát các quy định của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản với quy định tại Bộ Luật hình sự để tránh chồng chéo về công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia và quy định về phân nhóm khoáng sản.

Đại biểu cho rằng, cách tiếp cận quy định về phân nhóm khoáng sản dựa trên cả công dụng và mục đích quản lý là phù hợp nhưng nhấn mạnh vai trò quan trọng trong phân loại theo mục đích quản lý, bởi tùy từng giai đoạn mục đích quản lý thay đổi. Vì vậy, đại biểu thống nhất giao Chính phủ quy định chi tiết để đáp ứng yêu cầu quản lý theo từng thời kỳ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu

Đối với các nội dung đề nghị thiết kế hai phương án, có ý kiến đề nghị cần phân tích sâu thêm ưu điểm, nhược điểm của từng phương án, sau đó xin ý kiến đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và xin ý kiến Quốc hội. Đại biểu cũng đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản (Điều 53), tuy nhiên cần quy định kiện toàn thành phần, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, thẩm quyền, trình độ để đảm bảo thực chất của Hội đồng này.

Cho ý kiến về khai thác khoáng sản nhóm IV (Điều 76 và Điều 77), một số đại biểu đề nghị làm sâu sắc thêm quy định về cấp phép, thăm dò, khai thác và nên tách quy định về thăm dò và khai thác. Trong đó, quy định về khai thác cần chặt chẽ hơn, khai thác cần theo quy hoạch, có thời hạn phù hợp với quy mô của mỏ đã thăm dò, kiểm soát khối lượng sản lượng khai thác và sử dụng.

Ngoài ra, liên quan đến quy định về giám đốc điều hành mỏ, đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát, bởi các quy định trong dự thảo luật còn định tính, chưa có định lượng cụ thể, cần quy định cụ thể trong luật hoặc giao Chính phủ quy định chi tiết…

Bám sát định hướng, chỉ đạo đã nêu trong Nghị quyết số 10-NQ/TW

Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là luật quan trọng, bởi thực tế có tình trạng khai thác khoáng sản không đúng quy định, điều này cho thấy việc cấp phép khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường, vật liệu san lấp trên diện tích quy hoạch rất quan trọng, do vậy cần phân biệt rõ quy hoạch, thăm dò, khai thác khoáng sản.

Qua làm việc, các địa phương đã kiến nghị 05 nhóm vướng mắc trong thực tiễn triển khai luật, trong quá trình tiếp thu, giải trình 03 nhóm vướng mắc đã có giải pháp giải quyết trong dự thảo luật; còn một nhóm vướng mắc có hai phương án lựa chọn tại Điều 16 luật dự thảo luật. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, dù chọn phương án nào cũng cần làm rõ căn cứ để đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8.

Đối với nội dung có hai phương án tại Điều 15 về trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ tác động chính sách mới nếu thay đổi đầu mối quy hoạch khoáng sản theo quy định của luật hiện hành. Bởi, việc đánh giá tác động chính sách là yêu cầu bắt buộc theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu

Về quy định điều chỉnh quy hoạch tại Điều 16 của dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đại diện các cơ quan quản lý nhà nước có ý kiến chuyên môn về khả năng có thể quy định riêng đối với lĩnh vực khoáng sản trong dự thảo luật Địa chất và khoáng sản hay sẽ sửa đổi, bổ sung vào Luật Quy hoạch.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng lưu ý, trong quá trình sửa đổi luật, cần bám sát định hướng, chỉ đạo đã nêu trong Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Những vấn đề đã chín, đã rõ, được thực tế chứng minh thì đưa vào luật; vấn đề chưa chín, chưa rõ, chưa được thực tế chứng minh cần tiếp tục nghiên cứu.

“Thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật, cần tiếp tục rà soát tránh lợi ích nhóm trong dựng dự thảo luật này hay không? Ủy ban Thường vụ Quốc hội cam kết với Bộ Chính trị thận trọng, kỹ lưỡng, nghiêm túc trong thực hiện các quy định của Đảng. Tôi đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra cần cam kết chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội trong việc soạn thảo, thẩm tra dự án luật”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.

Thực hiện đúng quy định của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng luật

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với định hướng giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số vấn đề lớn và nhất trí với nhiều nội dung trong dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Luật Địa chất và khoáng sản do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chuẩn bị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương kết luận nội dung thảo luận

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, các cơ quan hữu quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến của ĐBQH tại Kỳ họp thứ 7 và định hướng chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát để bảo đảm ý kiến của ĐBQH, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp Chuyên đề pháp luật, cũng như Thông báo kết luận 3592 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được tiếp thu, hoặc giải trình đầy đủ, thuyết phục; rà soát để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, nhất là Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị; thực hiện đúng quy định của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng dự án luật, đáp ứng các yêu cầu đặt ra khi sửa đổi luật, bảo đảm chất lượng dự án luật trình Quốc hội.

Về một số nội dung cụ thể, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị tiếp tục rà soát, hoàn thiện để bảo đảm thống nhất trong hệ thống pháp luật, nhưng không tạo ra khoảng trống pháp lý. Đặc biệt là phạm vi điều chỉnh của các luật, các nội dung liên quan đến Luật Quy hoạch liên quan đến chế biến, sử dụng khoáng sản, Bộ Luật hình sự; chú ý các nội dung dẫn chiếu các luật khác. Đề nghị Chính phủ khẩn trương nghiên cứu trình sửa Luật Quy hoạch chung cho tất cả các lĩnh vực.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng đề nghị bổ sung hoàn thiện quy định về Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia. Quy định chặt chẽ hơn về chế tài quản lý sản lượng khai thác khoáng sản, không để xảy ra thất thu ngân sách khi quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế. Tiếp tục nghiên cứu, rà soát quy định tối đa trong luật các vấn đề Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị tiếp tục nghiên cứu hoặc chỉ tiếp thu một phần; trường hợp không thể quy định, cần giải trình thuyết phục hơn.

Rà soát, hoàn thiện Luật Địa chất khoáng sản để bảo đảm xử lý vướng mắc đối với các nội dung trong Luật Khoáng sản 2010 được rà soát theo nhiệm vụ của Đảng đoàn Quốc hội. Rà soát để luật hóa tối đa trong luật các nội dung đã được thực tế kiểm nghiệm, giảm thiểu việc giao cho Chính phủ quy định. Trường hợp để bảo đảm tính khả thi, linh hoạt trong tổ chức thực hiện, cần quy định nguyên tắc trong luật trước khi giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định, quyết định…

Đối với hai nội dung còn hai loại ý kiến khác nhau (Trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản; Về điều chỉnh quy hoạch khoáng sản), Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị nêu rõ cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn, ưu nhược điểm của từng phương án để xin ý kiến ĐBQH chuyên trách và trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội giao Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan hữu quan tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện dự thảo luật và các tài liệu liên quan, xin ý kiến tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và thực hiện các bước theo quy định trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 8…

Đề xuất xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản mới Đề xuất xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản mới
Cần làm rõ hơn quyền ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản Cần làm rõ hơn quyền ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
Mức giá khởi điểm đấu giá quyền khai thác khoáng sản cần căn cứ vào giá thị trường Mức giá khởi điểm đấu giá quyền khai thác khoáng sản cần căn cứ vào giá thị trường
Nghiên cứu giải trình, tiếp thu nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản Nghiên cứu giải trình, tiếp thu nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản
Minh Kiệt

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sửa quy định hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Sửa quy định hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 128/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
Xuất khẩu cá tra tăng trưởng khá khả quan

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng khá khả quan

Xuất khẩu cá tra 9 tháng đầu năm nay được cho là khá khả quan so với cùng kỳ năm ngoái, khi cả kim ngạch xuất khẩu liên tục ghi nhận tăng trưởng dương. Theo đó, tính đến ngày 15/9/2024 xuất khẩu cá tra đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng đạt 46,28 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng đạt 46,28 tỷ USD

Trong 9 tháng năm 2024 hầu hết các nhóm hàng đều tăng, nên kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng và đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21%
Xuất khẩu dừa tươi có thể mang về 250 triệu USD

Xuất khẩu dừa tươi có thể mang về 250 triệu USD

Hiệp hội Dừa Việt Nam dự báo, với việc ký kết Nghị định thư cho phép xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu dừa tươi năm nay có thể đạt 250 triệu USD, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dừa.
Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Tại công điện số 03/CĐ-BTC gửi các cơ quan ban ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi.
Tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp công nghệ số

Tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp công nghệ số

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 tới, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội, chuyên gia cho rằng, Ban soạn thảo dự án Luật cần chú trọng tới nội dung tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp công nghệ số như ưu đãi về thuế, hỗ trợ đầu tư trên cơ sở cắt giảm chi phí sản xuất, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp...
Triển vọng tích cực của hàng Việt tại thị trường Halal toàn cầu

Triển vọng tích cực của hàng Việt tại thị trường Halal toàn cầu

Để gia nhập thị trường Halal, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ xu hướng thị trường, thực hành tôn giáo và yêu cầu của người tiêu dùng.
Việt Nam xuất khẩu nước xoài sang "đế chế" xoài Pakistan

Việt Nam xuất khẩu nước xoài sang "đế chế" xoài Pakistan

Tập đoàn siêu thị IMTIAZ nhập khẩu lô nước trái cây đầu tiên từ Việt Nam bao gồm nước xoài, nước dứa, nước vải, nước nho, nước táo, nước ổi.
Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU gặp khó về nguyên liệu

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU gặp khó về nguyên liệu

Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU tính đến hết ngày 15/8/2024 tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 133 triệu USD.
"Sự thật Việt Nam đã thành nước Tự do, Độc lập"

"Sự thật Việt Nam đã thành nước Tự do, Độc lập"

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động