Độc quyền, thủ phạm đẩy giá vàng tăng phi mã

Dù không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng, song giá vàng miếng trong nước vẫn bị doanh nghiệp vàng đẩy lên cao một cách vô lý so với giá thế giới. Những diễn biến này khiến dư luận lại đặc biệt chú ý tới định hướng sửa đổi Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và khả năng xóa bỏ độc quyền vàng miếng.
Giá vàng hôm nay 25/2/2024: Vàng trong nước tiến sát mức 79 triệu đồng/lượng Giá vàng hôm nay 26/2/2024: Vàng trong nước ổn định gần ngưỡng 79 triệu đồng/lượng Giá vàng hôm nay 27/2/2024: Vàng trong nước tăng lên mức 79 triệu đồng/lượng
giá vàng trong nước chứng kiến sự biến động không ngừng
Giá vàng trong nước biến động không ngừng.

Hơn 10 năm, Ngân hàng Nhà nước không cấp phép nhập khẩu vàng

Có thời điểm mức chênh vàng trong nước với vàng thế giới lên tới gần 20 triệu đồng/lượng. Vì sao lại có sự chênh lệch giá như vậy, đang là điều được quan tâm.

Điều này cũng đặt ra vấn đề có cần thiết duy trì sự độc quyền về vàng miếng SJC hay không? Nhất là khi Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cần có các giải pháp quản lý thị trường vàng, trong bối cảnh chênh lệch giá vàng miếng trong nước và thế giới ở mức rất cao.

Hơn 10 năm nay, SJC vốn là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Thành ủy TP Hồ Chí Minh, đã phải chuyển giao toàn bộ máy móc dập, cán vàng miếng cho Ngân hàng Nhà nước quản lý. Cũng từ đó, chỉ khi có lệnh của Ngân hàng Nhà nước thì doanh nghiệp mới triển khai gia công trước sự giám sát của cán bộ chuyên trách Ngân hàng Nhà nước.

Cũng hơn 10 năm nay, Ngân hàng Nhà nước không cấp phép nhập khẩu vàng về Việt Nam. Trong khi đó, nhu cầu mua vàng miếng lại gia tăng.

"Nguồn cung không đủ cho nhu cầu, chính vì vậy đã diễn ra việc khan hiếm, mà cái gì khan hiếm sẽ bị chênh lệch", bà Lê Thúy Hằng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC nói.

Ông Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho biết: "Kể từ khi có Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố rằng Ngân hàng Nhà nước độc quyền về kinh doanh vàng miếng và nhãn hiệu SIC là nhãn hiệu của Ngân hàng Nhà nước thì lập tức có chênh lệch đó".

Vậy việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC có giải quyết được chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới?

Theo ông Trương Văn Phước - Nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính tiền tệ quốc gia: "Nếu bây giờ chúng ta nhập hàng về, chúng ta chế tác ra SJC và nhiều nhãn hiệu khác như Bảo Tín Minh châu, Doji… chúng ta dùng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế để hạ dần dần thì chúng ta có thể dẫn dắt thị trường vàng theo ý của chúng ta hay không? Nhưng dứt khoát Nhà nước phải nắm độc quyền về vấn đề nhập khẩu vàng. Nhà nước có thể ủy thác cho các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp để nhập vàng…"

Độc quyền, thủ phạm đẩy giá vàng tăng phi mã

Đầu tuần này, giá vàng miếng SJC trong nước có thời điểm phá mốc 80 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng hơn 8% chỉ trong vòng 1 tháng và tăng 19% so với đầu năm. Trong khi đó, giá vàng thế giới chỉ tăng 1% trong vòng 1 tháng qua và tăng hơn 12% tính từ đầu năm.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến giá vàng trong nước “một mình một chợ”, tăng phi mã so với giá vàng thế giới?

Ông Huỳnh Trung Khánh, cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Singapore, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam cho rằng, giá vàng SJC trong nước cao không phản ánh đúng xu hướng giá vàng quốc tế, do độc quyền vàng miếng SJC.

“Giá vàng SJC trong nước tăng cao do từ lâu không được sản xuất, nguồn cung khan hiếm, dẫn tới giá tăng, chênh lệch lớn với giá thế giới. Vàng trong nước tăng chủ yếu do tâm lý”, ông Huỳnh Trung Khánh nhận định.

Theo quan sát, sức mua vàng trên thị trường diễn ra bình thường, không có hiện tượng gom mua ào ạt. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng khẳng định, sức mua của người dân không diễn ra trên diện rộng. Như vậy, giá vàng trong nước tăng hoàn toàn do “nhà vàng” trong nước đẩy giá.

“Vàng trong nước tăng không phải do người dân tăng mua quá nhiều, mà chủ yếu do khan hiếm vàng SJC. Thực tế, vàng miếng SJC chênh lệch lớn với giá vàng thế giới, trong khi vàng nhẫn không cao đáng kể so với giá vàng thế giới”, ông Đinh Nho Bảng, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam nhận định.

Từ năm 2012, khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP (Nghị định 24) được ban hành, NHNN là đơn vị được giao tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng. Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) được chọn làm thương hiệu vàng miếng quốc gia, tức trên thị trường chỉ còn duy nhất thương hiệu này. Theo các chuyên gia, đây là nguyên nhân khiến giá vàng trong nước “một mình một chợ”, ngày càng chênh lệch lớn với giá vàng thế giới.

Ngoài độc quyền vàng miếng SJC, Nghị định 24 cũng không cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu, dẫn đến khan hiếm vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, một số doanh nghiệp thậm chí còn phải dùng vàng SJC để sản xuất vàng trang sức, nên càng làm giá vàng miếng SJC bị đẩy lên cao.

Đã đến lúc sửa Nghị định 24

Độc quyền, thủ phạm đẩy giá vàng tăng phi mã
Đã đến lúc sửa Nghị định 24 để vàng SJC hết "một mình một chợ".

TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, trong giai đoạn 2011-2012, nền kinh tế vĩ mô rối loạn, tình trạng vàng hóa nền kinh tế diễn ra khá đáng ngại. Trong bối cảnh đó, việc độc quyền vàng như Nghị định 24 là phù hợp. Nghị định này đã giúp hiện tượng vàng hóa nền kinh tế giảm mạnh. Tuy nhiên, hiện nay, tình hình kinh tế vĩ mô đã khác, việc độc quyền của NHNN là không cần thiết.

“Nghị định 24 ban hành hơn 10 năm trước đã phát huy nhiều tác dụng tốt, song cũng trở nên tương đối lỗi thời, cần chỉnh sửa cho phù hợp. Theo tôi, NHNN cần giảm bớt kiểm soát vàng nữ trang. Riêng với vàng miếng SJC, nhiều đơn vị kinh doanh vàng kiến nghị, NHNN cần bỏ độc quyền vàng miếng SJC, mà cho phép nhiều đơn vị tham gia sản xuất vàng miếng để thị trường trở lại bình thường”, ông Huỳnh Trung Khánh đề nghị.

Theo đại diện Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, việc NHNN độc quyền nhập khẩu vàng như hiện nay chẳng khác nào cơ quan này “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. “Cơ quan Chính phủ chỉ can thiệp thị trường bằng định hướng chính sách, chứ không nên can thiệp thị trường bằng vật chất. Không thể vì giá xăng cao, mà Bộ Công thương lại đi nhập xăng về bán. Vàng cũng như vậy”, ông Đinh Nho Bảng kiến nghị.

Còn luật sư Phạm Thành Tài, Công ty Luật Phạm Danh cho biết: "Sau 10 năm triển khai Nghị định 24 thì hiện bối cảnh nền kinh tế nhiều thay đổi. Một số quy định của Nghị định 24 trở nên bất cập, cần xem xet đánh giá cho phù hợp tình hình kinh tế mới . Các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, đưa vào nội dung phù hợp từ đó tạo ra sự cạnh tranh với vàng SJC hiện nay, từ đó giảm giá vàng, phù hợp hơn với giá vàng thế giới".

Đồng quan điểm, GS.TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội phân tích, cho rằng, nguyên nhân khiến giá vàng trong nước “một mình một chợ” là do tình trạng độc quyền sản xuất vàng miếng, độc quyền trong quản lý xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

Thực tế những năm qua, hầu như Nhà nước lấy một thương hiệu vàng SJC là thương hiệu vàng quốc gia. Mặc dù SJC và các vàng miếng khác có thể cùng chất lượng như nhau, nhưng đây là vàng thương hiệu quốc gia nên đương nhiên được tin cậy, tích lũy đảm bảo an toàn nhất nên người dân đều mong muốn mua, tích lũy, sở hữu. Song khi cung không có mà cầu có thực sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu và giá vàng sẽ tăng.

"Rất cần có sự thay đổi về phương thức quản lý, sửa đổi Nghị định số 24, không nhất thiết phải độc quyền Nhà nước về một thương hiệu vàng. Có thể cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất vàng miếng để đáp ứng nhu cầu của người dân, nguồn cung được tự do được cạnh tranh bình đẳng thì sẽ không còn tình trạng kham hiếm nữa. Cùng với đó cần có liên thông giữa thị trường trong nước và quốc tế", GS.TS. Hoàng Văn Cường nói.

Đưa ra quan điểm về giải pháp để bình ổn thị trường vàng, GS.TS Trần Thọ Đạt, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, đã đến lúc phải liên thông với thị trường thế giới, loại bỏ chênh lệch giá, đặc biệt là chênh lệch giá vàng SJC như hiện nay bằng các giải pháp thị trường, việc sản xuất vàng miếng phải trao cho thị trường.

“Chính sách quản lý thị trường vàng cần tiến tới tự do hoá xuất nhập khẩu thông qua quản lý thị trường hàng hoá, Nhà nước chỉ điều tiết về chính sách như các nước khác trên thế giới. Đồng thời, phải sớm chuyển đổi thị trường vàng vật chất sang thị trường vàng kỳ hạn, giao dịch thông qua các hợp đồng”, vị chuyên gia nói.

Giá vàng hôm nay 22/2/2024: Vàng trong nước giảm nhẹ Giá vàng hôm nay 22/2/2024: Vàng trong nước giảm nhẹ
Giá vàng hôm nay 23/2/2024: Vàng trong nước bất ngờ tăng mạnh Giá vàng hôm nay 23/2/2024: Vàng trong nước bất ngờ tăng mạnh
Chuyên gia nhận định giá vàng có thể lao dốc khi sửa đổi Nghị định 24 Chuyên gia nhận định giá vàng có thể lao dốc khi sửa đổi Nghị định 24
Phạm Khải

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá sầu riêng Ri6 giảm 70% so với mức đỉnh

Giá sầu riêng Ri6 giảm 70% so với mức đỉnh

Hiện giá mua xô tại vườn với Ri6 là 45.000-50.000 đồng, còn với hàng bán tại kho, Ri6 loại A có giá 60.000-65.000 đồng, mức giá này giảm 60-70% so với mức đỉnh tháng 2.
Có nên mua vàng ở thời điểm này?

Có nên mua vàng ở thời điểm này?

Trong phiên giao dịch sáng nay (13/5), giá vàng miếng SJC liên tục nhảy múa, giảm mạnh rồi lại quay đầu tăng.
Giá cọc đấu thầu vàng lần 6 cao ngất ngưởng

Giá cọc đấu thầu vàng lần 6 cao ngất ngưởng

Sáng mai 14/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục đấu thầu vàng miếng với giá cọc được nâng lên 88 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tiếp tục “nhảy múa điên loạn”

Giá vàng tiếp tục “nhảy múa điên loạn”

Chỉ trong khoảng 3 tiếng buổi sáng 13/5, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) ba lần thay đổi giá vàng miếng. Thời điểm 10h15, biểu giá mua bán vàng miếng được SJC điều chỉnh tăng 500.000 đồng so với đầu sáng.
Ngày mai (14/5), vải thiều Thanh Hà 'bay' sang Australia

Ngày mai (14/5), vải thiều Thanh Hà 'bay' sang Australia

Lô vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) đầu tiên của năm 2024 sẽ được đưa sang Australia bằng máy bay vào ngày 14/5.
Chuyên gia: Vàng miếng SJC có khả năng giảm về mức 84 - 85 triệu đồng/lượng

Chuyên gia: Vàng miếng SJC có khả năng giảm về mức 84 - 85 triệu đồng/lượng

Vàng miếng trong nước hai tuần qua liên tục tăng nóng, có thời điểm lên mức 92,4 triệu đồng một lượng. Sau chỉ đạo nóng của Phó thủ tướng Lê Minh Khái, giá vàng miếng SJC sập mạnh. Theo các chuyên gia, giá vàng miếng SJC có khả năng tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Vì sao giá vải thiều Tây Nguyên cao chót vót?

Vì sao giá vải thiều Tây Nguyên cao chót vót?

Do hàng hiếm nên giá vải tươi cao chót vót. Theo ghi nhận, giá vải tươi ở chợ lên tới 80.000 đồng/kg đối với loại mới còn nguyên cành, lá và 60.000 đồng/kg đối với hàng cũ, được tách quả riêng - cao gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.
Chuyên gia hiến kế “ghìm cương” giá vàng

Chuyên gia hiến kế “ghìm cương” giá vàng

Sau chuỗi ngày tăng “phi mã”, sáng nay (12/5) giá vàng trong nước bất ngờ đảo chiều “lao dốc” về mốc 89 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, để hạ nhiệt giá vàng, cần thêm nhiều giải pháp khác chứ không chỉ có đấu thầu vàng.
Chung cư ở Hà Nội giảm giá vẫn khó bán

Chung cư ở Hà Nội giảm giá vẫn khó bán

Giao dịch mua bán chung cư ở các sàn bất động sản trong tháng 4 sụt gần một nửa so với thời điểm sau Tết, một số chủ nhà cần bán gấp thời điểm này cũng giảm giá kỳ vọng khoảng 100 triệu hoặc tặng nội thất, nhưng người mua vẫn chê đắt không chịu xuống tiền.
Giá vàng giảm sâu, người Hà Nội đổ xô đi bán vàng chốt lời

Giá vàng giảm sâu, người Hà Nội đổ xô đi bán vàng chốt lời

Chiều 11/5, giá vàng SJC tiếp tục giảm về mốc 90 triệu đồng/lượng, người dân Hà Nội lại xếp hàng dài để bán chốt lời.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động