Dịch Covid-19: Chủ động điều hành thực hiện "mục tiêu kép"

Trước tác động của đại dịch Covid-19, Chính phủ đã có những ứng phó kịp thời nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng và từng bước thiết lập trạng thái bình thường mới.
Vốn thực hiện dự án FDI tăng 6,8% Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2023 Việt Nam bất ngờ nhập siêu hơn 1,3 tỷ USD

GDP 6 tháng dự báo đạt khoảng 5,8%

Cập nhập số liệu về tình hình kinh tế-xã hội hết tháng 5 với những phán ảnh khá rõ nét tác động từ đợt bùng phát thứ tư của đại dịch Covid-19, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra dự báo tình hình sáu tháng đầu năm với những chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản.

Đó là, quy mô tổng sản phẩm trong nước 6 tháng dự báo đạt gần 4 triệu tỷ đồng; tốc độ tăng GDP dự báo đạt khoảng 5,8%, thấp hơn 0,42 điểm phần trăm so mục tiêu kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và thấp hơn 0,12 điểm phần trăm so mục tiêu kịch bản cập nhật lại tại thời điểm quý I/2021.

Sản xuất công nghiệp - xây dựng dự báo tăng trưởng khoảng 7,85% với dự báo các sản phẩm dệt may, da giày, ô tô có mức tăng tốt. Tuy nhiên, sản phẩm điện tử - mặt hàng chủ lực trong hoạt động xuất khẩu được dự báo chỉ đạt mức tăng thấp, thậm chí tăng trưởng âm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát tại các khu công nghiệp.

Dịch Covid-19: Chủ động điều hành thực hiện
Chủ động điều hành thực hiện "mục tiêu kép"

So kịch bản điều hành tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, mức tăng trưởng này thấp hơn 0,71 điểm phần trăm và thấp hơn 0,06 điểm phần trăm so kịch bản cập nhật tại thời điểm quý I/2021.

Tương tự, khu vực dịch vụ được dự báo chỉ tăng trưởng khoảng 5%, đều thấp hơn so mục tiêu kịch bản của Nghị quyết số 01/NQ-CP và so mục tiêu kịch bản cập nhật tại thời điểm quý I/2021. Yếu tố tích cực là dự báo tiêu dùng tiếp tục xu hướng phục hồi, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội dự báo tăng khoảng 7,1%.

Về tình hình đăng ký kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp dự báo còn khó khăn, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới có thể tiếp tục xu hướng tăng thấp (tăng khoảng 1,6%) nhưng số vốn đăng ký mới được dự báo có xu hướng tăng cao với mức tăng 34,8%. Đáng lưu ý, xu hướng doanh nghiệp rút khỏi thị trường được dự báo tiếp tục ở mức cao do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Điểm sáng trong bức tranh kinh tế từ đầu năm đến nay là kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát; lãi suất, tỷ giá ổn định; chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tháng ở mức thấp nhất trong năm năm gần đây, tạo dư địa cho công tác điều hành giá trong mục tiêu dưới 4%.

Thu ngân sách nhà nước tăng 15,2% so cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất nhâp khẩu có tốc độ tăng cao, ước tăng 33,5% so cùng kỳ. Hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ; chương trình chuyển đổi số quốc gia cho doanh nghiệp Việt Nam được đẩy mạnh.

Báo cáo Cập nhật Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6/2021 của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố cho thấy, nền kinh tế Việt Nam dường như đã phát triển tương đối tốt trước đợt bùng phát dịch thứ tư. Hoạt động sản xuất công nghiệp của cả nước trong tháng 5 vẫn tăng 1,6% so tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy khả năng chống chịu cao của ngành công nghiệp trong nước.

Nhận diện rủi do, chủ động triển khai kịp thời các giải pháp

Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới cũng cảnh báo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam sẽ chậm lại, nếu dịch bệnh không được kiểm soát trong ngắn hạn. Cùng với đó, vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam cũng có thể bị giảm nhẹ với sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và cam kết vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Dịch Covid-19: Chủ động điều hành thực hiện

Tại báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những rủi ro trong công tác điều hành sáu tháng cuối năm cũng được nhận diện. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, việc ứng phó, ngăn chặn, kiểm soát thành công dịch Covid-19 là nhân tố quan trọng, có vai trò quyết định tới ổn định vĩ mô và phục hồi kinh tế trong những tháng cuối năm.

Động lực tăng trưởng cuối năm được xác định là khu vực công nghiệp-xây dựng và khu vực dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tao định hướng xuất khẩu. Bên cạnh đó còn động lực đến từ sự gia tăng đầu tư và mở rộng các hoạt động thương mại…Các bộ, ngành, địa phương cần kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về thể chế để huy động mọi nguồn lực phục vụ phát triển đất nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi nhất cho sản xuất, kinh doanh.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đề xuất cần chủ động triển khai kịp thời các giải pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng do Covid-19, nhất là người lao động bị mất việc làm và lao động tại các khu công nghiệp.

TS Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho biết, công tác điều hành của Chính phủ đã có nhiều thay đổi phù hợp với tình hình mới. Các giải pháp trong sáu tháng cuối năm sẽ tập trung vào ba trụ cột chính, gồm ưu tiên chống dịch, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công và mở cửa tạo thông thoáng cho nền kinh tế.

Quan điểm của Chính phủ là từng địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn để có các giải pháp thực thiện thành công “mục tiêu kép”, sau đó nghiên cứu đánh giá tác động để nhân rộng trong cả nước.

Đơn cử, vụ thu hoạch vải của Bắc Giang rơi vào đúng thời điểm dịch bùng phát mạnh nhưng địa phương này đã chủ động có kế hoạch ứng phó bằng cách xây dựng các vùng vải an toàn; tiêm vaccine cho người trồng vải và lái xe chở hàng đến điểm tiêu thụ; đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tạo “luồng xanh” để vải thiều nhanh chóng được thông qua các chốt kiểm soát dịch Covid-19 khi đủ thủ tục quy định về phòng, chống dịch… và mở nhiều kênh tiêu thụ trên các sàn giao dịch thương mại điện tử.

“Với cách điều hành này, tôi tin là vụ vải của Bắc Giang năm nay sẽ thành công, mở ra hy vọng có những vụ mùa thành công cho nhiều mặt hàng nông sản khác để từ đó đem lại khởi sắc cho cả nền kinh tế. Đó cũng chính là phương châm điều hành từ thực tiễn kiểm nghiệm chính sách vĩ mô. Chính phủ đang thực hiện theo đúng phương châm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là lượng đổi thì chất đổi, làm từ những việc nhỏ, thành công ở từng địa phương để nghiên cứu đánh giá tác động của nó rồi mới nhân rộng lên cấp quốc gia”, TS Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, nhiều vấn đề quan trọng cũng được Chính phủ xử lý rất nhanh. Như việc quyết định cơ chế nhập khẩu vaccine hay họp đột xuất để giải quyết vướng mắc về nguyên vật liệu cho dự án đường cao tốc Bắc-Nam nhằm thúc đẩy đầu tư công.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh sau thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh sau thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Các chỉ số S&P 500 và Nasdaq của Mỹ đã chốt phiên ở mức cao kỷ lục vào ngày 2/7 sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về thỏa thuận thương mại với Việt Nam, giúp xoa dịu những lo ngại về căng thẳng thương mại kéo dài.
Chuyên gia nói gì về việc Mỹ “giảm đáng kể thuế quan” với hàng hóa Việt Nam?

Chuyên gia nói gì về việc Mỹ “giảm đáng kể thuế quan” với hàng hóa Việt Nam?

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ giảm đáng kể thuế đối ứng với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù chưa có con số cụ thể được công bố, các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là một tín hiệu tích cực, là “deal tốt” cho xuất khẩu và đầu tư, đồng thời có thể thúc đẩy nội lực sản xuất trong nước nếu được thực thi hợp lý.
Lãi suất cho người trẻ mua nhà xã hội giảm còn 5,9%

Lãi suất cho người trẻ mua nhà xã hội giảm còn 5,9%

Từ ngày 1/7/2025, người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi chỉ 5,9%/năm trong 5 năm đầu – thấp hơn 2% so với mức trung bình thị trường. Chính sách mới mở ra cơ hội lớn để hàng triệu người trẻ tiếp cận nhà ở với chi phí hợp lý, trong bối cảnh giá bất động sản và áp lực tài chính vẫn đang là thách thức lớn.
Chi tiết các đối tượng không chịu thuế VAT trong Nghị định 181/2025/NĐ-CP

Chi tiết các đối tượng không chịu thuế VAT trong Nghị định 181/2025/NĐ-CP

Ngày 1/7/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT). Nghị định này không chỉ làm rõ các quy định về người nộp thuế, phương pháp tính thuế, hoàn thuế, mà còn hướng dẫn cụ thể các trường hợp hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.
Thị trường bất động sản đón triển vọng mới sau khi sáp nhập tỉnh thành

Thị trường bất động sản đón triển vọng mới sau khi sáp nhập tỉnh thành

Việc sáp nhập các tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025 không chỉ là sự thay đổi về mặt hành chính, mà còn mở ra một môi trường hoàn toàn mới, tạo động lực cho thị trường bất động sản phát triển.
Xuất hóa đơn điện tử từ 1/7: Ghi địa chỉ mới hay giữ theo giấy đăng ký kinh doanh?

Xuất hóa đơn điện tử từ 1/7: Ghi địa chỉ mới hay giữ theo giấy đăng ký kinh doanh?

Từ ngày 1/7/2025, địa giới hành chính mới được cập nhật trên toàn quốc. Hóa đơn điện tử sẽ ghi địa chỉ theo danh mục địa bàn hành chính sau sáp nhập, dù giấy đăng ký kinh doanh vẫn thể hiện địa chỉ cũ. Người nộp thuế không bắt buộc thay đổi thông tin ngay.
Bộ Tài chính giảm sâu cho 46 loại phí, lệ phí

Bộ Tài chính giảm sâu cho 46 loại phí, lệ phí

Từ ngày 1/7/2025, 46 nhóm phí, lệ phí chính thức được giảm 50% theo Thông tư 64/2025/TT-BTC, đánh dấu bước đi mới trong chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt khó, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Luật sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng: Thêm cơ chế bảo vệ hệ thống và quyền lợi người gửi tiền

Luật sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng: Thêm cơ chế bảo vệ hệ thống và quyền lợi người gửi tiền

Nhằm hỗ trợ tổ chức tín dụng gặp khó khăn về thanh khoản hoặc đang thực hiện phương án phục hồi, chuyển giao bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được quyền quyết định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm.
Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%/năm

Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%/năm

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng vừa được Quốc hội thông qua sáng 27/6, chính thức phân cấp quyền quyết định cho vay đặc biệt từ Thủ tướng Chính phủ sang Ngân hàng Nhà nước, với lãi suất 0%/năm và không cần tài sản bảo đảm trong một số trường hợp.
WB hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động

WB hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu được công bố hai lần mỗi năm, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng của gần 70% các nền kinh tế, trong đó có Mỹ, Trung Quốc và châu Âu cùng với 6 khu vực thị trường mới nổi.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động