Đề xuất trao quyền cho vay đặc biệt 0% lãi suất cho Ngân hàng Nhà nước
ABBank, PVCombank, Vikki Bank dẫn đầu bảng lãi suất VIP Ngân hàng nào trả lãi cao nhất hôm nay? Chỉ còn 5 ngân hàng niêm yết lãi suất từ 6% không kèm điều kiện đặc biệt |
![]() |
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Ảnh: Như Ý |
Phân quyền quyết định cho vay đặc biệt để rút ngắn thời gian xử lý
Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, hiện nay thẩm quyền cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm và không có tài sản bảo đảm thuộc về Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, dự thảo luật lần này đề xuất chuyển thẩm quyền này cho Ngân hàng Nhà nước, nhằm phân cấp mạnh mẽ, giảm khâu trung gian và rút ngắn thời gian xử lý trong các tình huống khẩn cấp liên quan đến an toàn hệ thống tín dụng.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ được quyết định việc cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng có hoặc không có tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm (nếu có) sẽ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể, và lãi suất của khoản vay đặc biệt là 0%/năm.
Đối tượng được vay đặc biệt bao gồm các tổ chức tín dụng gặp khó khăn thanh khoản, cần chi trả cho người gửi tiền trong tình huống bị rút tiền hàng loạt hoặc đang thực hiện phương án phục hồi, chuyển giao bắt buộc.
Ông Phan Văn Mãi – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội – cho biết cơ quan thẩm tra tán thành với đề xuất điều chỉnh thẩm quyền này. Tuy nhiên, Chính phủ được đề nghị rà soát quy định hiện hành để xác định rõ tiêu chí, điều kiện cho vay đặc biệt không tài sản bảo đảm và lãi suất 0%, đồng thời làm rõ trình tự, thủ tục, các biện pháp kiểm soát để hạn chế rủi ro, bảo đảm tính minh bạch và hiệu quả.
Bổ sung quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi. Ảnh: Như Ý |
Một điểm mới đáng chú ý khác trong dự thảo là việc bổ sung quyền thu giữ tài sản bảo đảm đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán và xử lý nợ. Việc này nhằm giải quyết tình trạng nợ xấu đang có xu hướng gia tăng.
Dự thảo quy định rõ, việc thu giữ chỉ được thực hiện nếu trong hợp đồng có điều khoản cho phép bên cho vay có quyền thu giữ tài sản bảo đảm trong quá trình xử lý. Tuy nhiên, hành vi này không được thực hiện một cách đơn phương hay vượt quá giới hạn luật định. Để phòng ngừa lạm quyền, các tổ chức tín dụng bị nghiêm cấm sử dụng biện pháp trái pháp luật hoặc vi phạm đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ.
Các tổ chức tín dụng chỉ được ủy quyền cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc hệ thống của mình thực hiện quyền thu giữ. Trong trường hợp ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc, việc ủy quyền cũng chỉ được trao cho tổ chức tín dụng hoặc công ty quản lý tài sản cùng hệ thống.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính đánh giá việc bổ sung quy định này là cần thiết, nhất là trong bối cảnh nợ xấu nội bảng đang ở mức cao. Tính đến cuối tháng 7/2024, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đạt 4,75%, tăng từ mức 4,3% hồi đầu năm và 2% vào cuối năm 2022.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ làm rõ vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương và công an cấp xã trong đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình thu giữ tài sản, đồng thời xây dựng quy trình chi tiết để bảo vệ quyền lợi của người có tài sản bị thu giữ và các bên liên quan.
Quốc hội sẽ thảo luận tổ về dự luật này trong chiều 20/5, thảo luận tại hội trường vào ngày 29/5 và dự kiến biểu quyết thông qua vào ngày 17/6.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Sẽ xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Đề xuất phạt đến 200 triệu đồng với hành vi mua bán tài khoản ngân hàng

TP.HCM thí điểm mô hình mới trong phát triển nhà ở thương mại

Từ ngày 1/7, thẻ ATM dải từ bị “khai tử” trên toàn quốc

Chuẩn bị ban hành Thông tư mới về xuất khẩu gạo: Bỏ điều 26 Thông tư 42

Nghị quyết 68: Bệ phóng chiến lược cho thị trường bất động sản bứt phá

Chỉ còn 5 ngân hàng niêm yết lãi suất từ 6% không kèm điều kiện đặc biệt

Giá điện tăng 4,8%: Nỗi lo lan rộng từ hộ dân đến nhà máy

Ngân hàng nào trả lãi cao nhất hôm nay?
