Đề xuất quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Bộ Công Thương đề xuất quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
Bộ Công Thương đề xuất quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương cho biết, ngày 15/8/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị định số 107/2018/NĐ-CP đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Từ năm 2019 đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ở mức tốt, nhiều thời điểm trong tháng, giá gạo xuất khẩu 5% tấm đứng đầu thế giới, cao hơn giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan và Ấn Độ (Giá gạo 5% tấm của Việt Nam tính đến ngày 22 tháng 4 năm 2023 dao động khoảng 483-487 USD/tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2022).

Gạo Việt Nam đã được xuất khẩu đến 156 quốc gia và vùng lãnh thổ, cơ cấu thị trường ngày càng đa dạng, cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm chất lượng, giá trị gia tăng cao, thâm nhập được vào nhiều thị trường gạo cao cấp, ngoài ra, sản phẩm gạo hữu cơ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng đã từng bước thâm nhập vào các thị trường.

Cần chế tài đủ mạnh để chấn chỉnh tình trạng thương nhân không báo cáo theo quy định

Bên cạnh những kết quả tích cực, trong quá trình thực thi Nghị định 107/2018/NĐ-CP cũng đã bộc lộ một số vấn đề cần được xem xét, sửa đổi như:

Chưa có chế tài đủ mạnh mang tính răn đe để áp dụng đối với các hành vi vi phạm chế độ báo cáo: Theo Bộ Công Thương, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 24 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP quy định, thương nhân thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo, tình hình thực tế tồn kho của thương nhân. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều thương nhân kinh doanh xuất khẩu chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm báo cáo theo quy định như: không báo cáo, báo cáo không đầy đủ nội dung theo quy định, có báo cáo nhưng không thường xuyên, v.v. Việc này đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác điều hành xuất khẩu gạo.

Để chấn chỉnh việc nghiêm túc thực hiện theo Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, Bộ Công Thương đã nhiều lần có văn bản đôn đốc, nhắc nhở các thương nhân thông qua các hình thức: i) văn bản nhắc nhở trực tiếp thương nhân không thực hiện; ii) văn bản đề nghị Sở Công Thương địa phương nơi thương nhân có trụ sở chính hoặc kho và cơ sở xay xát, chế biến thóc gạo đề nghị Sở Công Thương đôn đốc; iii) đề nghị trực tiếp với thương nhân đối với các thương nhân là đối tượng khi Đoàn liên ngành do Bộ Công Thương chủ trì thực hiện kiểm tra thực thi pháp luật. Hình thức áp dụng vi phạm của thương nhân được thực hiện thông qua phương thức nhắc nhở, chấn chỉnh bằng văn bản và trao đổi trực tiếp theo quy định tuy nhiên chưa có chế tài mang tính răn đe để áp dụng đối với các hành vi vi phạm về chế độ báo cáo của các thương nhân.

Xây dựng cơ sở pháp lý để triển khai linh hoạt các Chương trình xúc tiến thương mại đặc thù đối với mặt hàng gạo

Nỗ lực đưa thương hiệu Việt ra nước ngoài
Nỗ lực đưa thương hiệu Việt ra nước ngoài

Về chương trình xúc tiến thương mại, theo cơ chế đặc thù đối với mặt hàng gạo, tại khoản 2 và khoản 3 Điều 105 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 quy định về phát triển hoạt động ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại và tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP đã giao Bộ Công Thương xây dựng cơ chế xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo theo cơ chế đặc thù. Tuy nhiên, từ năm 2019 - nay, triển khai thực hiện chương trình xúc tiến thương mại đặc thù đối với mặt hàng gạo (chương trình như đã triển khai tại giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 theo chỉ đạo của Chính phủ tại văn bản số 8023/VPCP-KTTH ngày 6/10/2018) chưa được triển khai thực hiện mà chỉ thực hiện theo chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại.

Hiện nay, các hoạt động xúc tiến thương mại đối với mặt hàng gạo của Việt Nam còn rất hạn chế chưa xứng tầm với vị thế xuất khẩu của chúng ta.

Theo Bộ Công Thương, việc xây dựng cơ sở pháp lý để triển khai linh hoạt, kịp thời các Chương trình xúc tiến thương mại đặc thù đối với mặt hàng gạo là cần thiết để tận dụng thời cơ và các cơ hội nhằm gia tăng sự hiện diện và khẳng định thị phần mặt hàng gạo của Việt Nam tại các thị trường trọng điểm, tiêu thụ lớn trước sự cạnh tranh gay gắt của các nước xuất khẩu như Thái Lan, Ấn Độ.

Bên cạnh đó, về công tác phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan liên quan tổ chức điều hành xuất khẩu gạo bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị định, địa phương liên quan trong điều hành xuất khẩu gạo như: điều tiết giá cả, bình ổn thị trường nội địa, phát triển thị trường xuất khẩu, ký kết tổ chức thực hiện các bản ghi nhớ, thỏa thuận về thương mại gạo với các nước điều hành thị trường tập trung, xây dựng vùng nguyên liệu liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo bảo đảm chất lượng gạo xuất khẩu, theo Bộ Công Thương, thực tiễn triển khai cho thấy các bộ, ngành, địa phương đã phối hợp trong triển khai thực hiện các trách nhiệm được giao.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cấp bách như giãn tiến độ xuất khẩu gạo năm 2020, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành có thời điểm chưa thực sự tốt. Do vậy, cần xây dựng, bổ sung thêm cơ chế về sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương đảm bảo hiệu quả thực thi chính sách.

Bổ sung quy định về ủy thác xuất khẩu

Ngoài ra, hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP chưa có điều khoản về ủy thác xuất khẩu.

Bộ Công Thương cho biết, theo quy định tại Luật Quản lý ngoại thương: (i) Tất cả hàng hóa lưu thông hợp pháp đều có thể được ủy thác mua bán; (ii) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép, đáp ứng điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP quy định thương nhân đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, có quyền kinh doanh xuất khẩu gạo.

Quy định về ủy thác xuất nhập khẩu tại Luật Quản lý ngoại thương, sẽ có trường hợp thương nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo ủy thác cho thương nhân không được cấp Giấy chứng nhận thực hiện xuất khẩu gạo, làm thủ tục xuất khẩu gạo tại cơ quan hải quan. Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp thực tế nào nhưng trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, Bộ Công Thương nhận thấy thương nhân có thể tận dụng kẽ hở pháp luật để thực hiện mục đích xuất khẩu.

Để bảo đảm hiệu quả thực thi của văn bản quy phạm pháp luật, nghị định sửa đổi cần điều chỉnh quy định về nhận ủy thác xuất khẩu đối với kinh doanh xuất khẩu gạo tạo sự công bằng đối với tất cả các thương nhân.

Hoàn thiện khung pháp lý đủ mạnh

Từ những lý do trên, theo Bộ Công Thương, cần xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo nhằm tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý đủ mạnh để khắc phục các tồn tại, bất cập phát sinh, định hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu gạo, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành xuất khẩu, nhập khẩu gạo bảo đảm mục tiêu xuất khẩu gạo bền vững và ổn định, đáp ứng yêu cầu thị trường và tiến trình hội nhập quốc tế về kinh tế.

Tại dự thảo, Bộ Công Thương đã đề xuất một số nội dung cụ thể như: Bổ sung khoản 3 Điều 3 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP như sau: Chỉ thương nhân có quyền xuất khẩu gạo mới được nhận ủy thác xuất khẩu gạo.

Hay bổ sung điểm c khoản 4 Điều 22 như sau: Bố trí nguồn kinh phí riêng hàng năm cho xúc tiến thương mại đặc thù đối với mặt hàng gạo ngoài chương trình xúc tiến thương mại quốc gia trên cơ sở đề xuất của Bộ Công Thương…

Bộ Công Thương khuyến nghị đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo Bộ Công Thương khuyến nghị đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
Việt Nam đặt mục tiêu duy trì xuất khẩu lương thực, thực phẩm đạt hơn 30 tỷ USD/năm Việt Nam đặt mục tiêu duy trì xuất khẩu lương thực, thực phẩm đạt hơn 30 tỷ USD/năm
Xuất khẩu gạo tăng trưởng cao nhất trong nhóm nông sản chủ lực Xuất khẩu gạo tăng trưởng cao nhất trong nhóm nông sản chủ lực
Cơ hội cho hạt gạo Việt chinh phục thị trường châu Phi Cơ hội cho hạt gạo Việt chinh phục thị trường châu Phi
Xuất khẩu gạo 5 tháng tăng 41,6% kim ngạch Xuất khẩu gạo 5 tháng tăng 41,6% kim ngạch
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cạnh tranh gia tăng tại thị trường cá ngừ Trung Đông

Cạnh tranh gia tăng tại thị trường cá ngừ Trung Đông

Các nhà nhập khẩu cá ngừ Trung Đông có xu hướng mở rộng nhập khẩu từ các nước khác tránh phụ thuộc vào Thái Lan, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc hay Seychelles. Do đó, cạnh tranh tại thị trường này đang ngày càng gia tăng.
Festival Huế 2024: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”

Festival Huế 2024: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”

Chiều 9/5 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Họp báo quốc tế Giới thiệu Festival Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

Quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu Diễn văn do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).
Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

7h45 sáng 7/5, lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ bắt đầu diễn ra tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
Chia sẻ yêu thương, tri ân cựu chiến binh Điện Biên

Chia sẻ yêu thương, tri ân cựu chiến binh Điện Biên

Với tình cảm chân thành và thiết thực tri ân các cựu chiến binh Điện Biên, Tân Hiệp Phát đã tham gia phối hợp cùng Tạp chí Chất lượng và cuộc sống thăm hỏi, trao tặng 100 suất quà tri ân các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ tại huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên).
Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực

Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung, việc đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố chính đó là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó phù hợp

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó phù hợp

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước để chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời.
Tổng cục Thuế kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt mua, bán vàng

Tổng cục Thuế kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt mua, bán vàng

Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng.
Xuất khẩu trái bưởi tươi sang Australia cần đặc biệt lưu ý gì?

Xuất khẩu trái bưởi tươi sang Australia cần đặc biệt lưu ý gì?

Australia yêu cầu trái bưởi tươi của Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu các biện pháp quản lý rủi ro an toàn sinh học đối với 19 loài sinh vật gây hại .
Xuất siêu 4 tháng ước đạt 8,4 tỷ USD

Xuất siêu 4 tháng ước đạt 8,4 tỷ USD

Mặc dù xuất khẩu tháng 4/2024 giảm 8,1% so với tháng trước. Tuy nhiên, do tăng khá mạnh trong quý I, nên tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,4 tỷ USD.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động