CPI tháng 10/2021 có thể giảm 0,15%

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2021 có thể giảm 0,1 - 0,15% và đang “trong tầm kiểm soát”, theo Bộ Tài chính.

Thông tin này được ông Tạ Anh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Tài chính – nêu tại cuộc họp công tác điều hành giá quí 3, kịch bản điều hành quí 4 và đầu năm 2022, diễn ra ngày 26/10.

Ông Tuấn cho biết, mặt bằng giá cả thị trường trong 10 tháng đầu năm cơ bản nằm trong kịch bản. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số CPI tháng 10 dự báo giảm 0,1 - 0,15%. Bình quân 10 tháng CPI tăng 1,81 - 1,83% so với cùng giai đoạn năm 2020. Với dữ liệu này, từ nay đến cuối năm CPI bình quân tăng khoảng 2%, theo ông Tuấn.

Trước đó, ông Tuấn cho biết chỉ số CPI tháng 9 tăng 2,06%, còn bình quân 9 tháng tăng 1,82% so với cùng giai đoạn năm 2020 – mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88%.

Về xu hướng thay đổi của mặt bằng giá cả thị trường từ đầu năm đến nay, ông Tuấn cho rằng có sự “tăng giảm đan xen”. Theo đó, một số mặt hàng có mức tăng cao do chịu tác động của các yếu tố cung cầu trong nước và giá thế giới.

CPI tháng 10/2021 có thể giảm 0,15%
Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp ngày 26/10.

Về mặt bằng giá cả cuối năm, ông Tuấn cho biết việc này sẽ chịu tác động từ sự tăng giá các mặt hàng thiết yếu như thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng, giá xăng dầu…

Các mặt hàng này, theo ông Tuấn, tăng chủ yếu do chi phí nguyên vật liệu đầu vào, vận chuyển logistics và giá thế giới tăng mạnh đẩy giá trong nước đi lên. Nhưng ông cho rằng, lạm phát năm nay vẫn đảm bảo trong tầm kiểm soát và ở mức thấp.

Với năm 2022, ông dự báo áp lực lạm phát là rất lớn khi khủng hoảng năng lượng có thể trở nên trầm trọng. Ngoài ra, xu hướng đầu cơ, tích trữ các mặt hàng chiến lược của một số nước sẽ tác động toàn diện đến kinh tế thế giới và trong nước.

Vì vậy, việc quản lý, điều hành giá các tháng còn lại của năm 2021 và thời gian đầu năm 2022 phải tiến hành theo hướng thận trọng, linh hoạt và kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu cũng như hỗ trợ mục tiêu kép của Chính phủ.

Việc này, theo ông Tuấn, nhằm giữ ổn định mặt bằng giá, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đời sống của người dân đảm bảo các điều kiện cho công tác phòng chống dịch bệnh, vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái lưu ý, năm 2022 – thời điểm nhiều nước bắt đầu mở cửa, khôi phục lại sản xuất – sẽ khiến nhu cầu nguyên vật liệu, năng lượng tăng cao.

Với Việt Nam, Phó thủ tướng cho rằng dịch bệnh được kiểm soát tốt nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ, gây khó khăn cho sản xuất, cung ứng, lưu thông hàng hoá và áp lực với công tác điều hành giá.

Vì vậy, ông yêu cầu các bộ, ngành nắm bắt tình hình, theo sát diễn biến cung cầu của thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để chuẩn bị nguồn dự trữ, bình ổn giá, nhất là trong những tháng cuối năm, Tết Nguyên đán và đầu năm 2022.

“Đây là những việc Ban chỉ đạo điều hành giá đã làm hằng năm, nhưng năm nay có đặc thù là nền kinh tế bị tác động nặng nề của dịch bệnh cho nên cần hết sức lưu ý để tổ chức công tác dự trữ, bình ổn hợp lý”, Phó thủ tướng Lê Minh Khái nói.

Ông đề nghị các bộ, ngành điều hành linh hoạt, sát với tình hình thị trường và phải giữ ổn định giá các hàng hóa thiết yếu như xăng dầu, điện, thực phẩm… Việc này giúp bảo đảm kiểm soát được lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Theo đó, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chủ động phối hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, gắn với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Vân Phong
Saigontimes

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thông báo về việc giải thể của hợp tác xã

Thông báo về việc giải thể của hợp tác xã

Giải thể hợp tác xã HTX Hoà Ninh Phát
Chưa rõ nguyên nhân 30 lô sầu riêng xuất khẩu nhiễm cadimi

Chưa rõ nguyên nhân 30 lô sầu riêng xuất khẩu nhiễm cadimi

Hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác dẫn đến hàm lượng kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định có thể do nhiều nguyên nhân như do nguồn đất bị nhiễm cadimi hoặc do nguồn nước, khí thải từ nhà máy, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật thông tin.
Còn 10 cửa hàng xăng dầu chưa xuất hóa đơn điện tử từng lần

Còn 10 cửa hàng xăng dầu chưa xuất hóa đơn điện tử từng lần

Còn 10 cửa hàng xăng dầu chưa xuất hóa đơn điện tử từng lần do ở vùng sâu, vùng xa và cơ sở hạ tầng chưa đạt chuẩn, theo báo cáo của Tổng cục Thuế.
Thống nhất đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC

Thống nhất đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC

Chiều 28/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã chủ trì cuộc họp toàn thể của Hội đồng.
Thời tiết bất lợi, tỉnh Bắc Giang nguy cơ mất mùa vải thiều

Thời tiết bất lợi, tỉnh Bắc Giang nguy cơ mất mùa vải thiều

Tỉnh Bắc Giang có 30.000 ha vải, mỗi năm thu 200.000 tấn. Tuy nhiên, năm nay sản lượng dự tính giảm 50% còn 100.000 tấn, trong đó một nửa là vải sớm.
Cần làm gì để hiện đại hóa hệ thống chợ truyền thống?

Cần làm gì để hiện đại hóa hệ thống chợ truyền thống?

Việc thiết kế các mô hình chợ truyền thống kết hợp hiện đại là việc cần thiết trong công tác quy hoạch đô thị; Cần giải pháp mang tính phù hợp và có lộ trình; Chợ truyền thống phải phát triển theo hướng phát triển bền vững và ứng dụng công nghệ hiện đại.
Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi xuất sang Trung Quốc cần đáp ứng yêu cầu gì?

Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi xuất sang Trung Quốc cần đáp ứng yêu cầu gì?

Cục Bảo vệ thực vật vừa có văn bản yêu cầu các địa phương rà soát, tổng hợp vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi và sầu riêng đông lạnh xuất sang Trung Quốc.
Giá xăng được dự báo tăng lần thứ 2 liên tiếp vào ngày mai (28/3)

Giá xăng được dự báo tăng lần thứ 2 liên tiếp vào ngày mai (28/3)

Các doanh nghiệp dự báo trong kỳ điều hành ngày mai (28/3), xăng E5 RON 92 trong nước có thể tăng 550 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 580 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel được dự báo giảm 400 - 500 đồng/lít.
Hơn 14.700 cây xăng xuất hoá đơn điện tử từng lần, tăng gấp gần 6 lần thời điểm triển khai

Hơn 14.700 cây xăng xuất hoá đơn điện tử từng lần, tăng gấp gần 6 lần thời điểm triển khai

Tính đến hết ngày 24/3, cả nước có hơn 14.700 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã phát hành hoá đơn điện tử từng lần bán hàng, ước đạt hơn 92%.
Bộ GTVT yêu cầu xử phạt hãng bay tăng giá vé trái quy định

Bộ GTVT yêu cầu xử phạt hãng bay tăng giá vé trái quy định

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu không để xảy ra tình trạng tăng giá vé trái quy định, phải kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh, xử lý vi phạm (nếu có).
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động