Cơ chế hỗ trợ thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia

Cơ chế thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia được quy định cụ thể tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Triển khai Chương trình MTQG đối với vùng dân tộc thiểu số ngay trong tháng 4/2022 Khẩn trương hoàn tất cơ sở pháp lý để sớm triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 2021-2025

Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, ngày 19/4/2022 quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về: Lập và giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm và hằng năm; Huy động và sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;

Cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp; Cơ chế tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia; Tổ chức quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia; Giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia.

Cơ chế hỗ trợ dự án thuộc Chương trình mCơ chế hỗ trợ dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc giaục tiêu quốc gia
Cơ chế hỗ trợ thực hiện các dự án, kế hoạch phát triển sản xuất thuộc Chương trình tiêu quốc gia

Huy động tối đa vốn tín dụng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Nghị định số 27/2022/NĐ-CP cũng quy định rõ việc huy động và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Nghị định quy định huy động tối đa nguồn vốn tín dụng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia thông qua các chính sách tín dụng cho từng đối tượng, nội dung thuộc phạm vi đầu tư từng chương trình mục tiêu quốc gia. Cơ chế huy động nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Căn cứ các chính sách tín dụng của Nhà nước, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định quy mô, bố trí ngân sách địa phương thực hiện chính sách tín dụng, hỗ trợ tín dụng cho từng đối tượng, lĩnh vực, nội dung, hoạt động thuộc từng chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương và quy định của pháp luật về quản lý vốn tín dụng chính sách.

Sử dụng nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của từng chính sách tín dụng và các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng; khuyến khích cho vay ủy thác qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội.

Huy động vốn đóng góp trên tinh thần tự nguyện

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định về việc huy động và sử dụng nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Cụ thể, huy động, thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vào thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Huy động nguồn đóng góp tự nguyện của người dân (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động), doanh nghiệp, tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo sự tham gia đóng góp phải trên tinh thần tự nguyện, công khai, minh bạch, rõ trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật.

Nghị định quy định rõ vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua các chính sách thu hút đầu tư được sử dụng theo quy định của pháp luật đầu tư, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Đóng góp (bằng tiền hoặc hiện vật) của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện phân bổ, sử dụng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Đóng góp tự nguyện (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia do cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý, sử dụng.

Ưu tiên vốn hỗ trợ dự án tại huyện nghèo

Về nguyên tắc quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP quy định hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất là hỗ trợ có điều kiện;

Thời gian hỗ trợ theo chu kỳ sản xuất hoặc theo thời hạn đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện cơ chế lồng ghép nguồn vốn để thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Điều 10 Nghị định này; tăng cường huy động vốn tín dụng, vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức và cá nhân.

Ưu tiên vốn hỗ trợ dự án tại huyện nghèo
Ưu tiên vốn hỗ trợ dự án tại huyện nghèo

Ưu tiên sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ thực hiện các dự án, kế hoạch phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; các dự án, mô hình thực hiện trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia là đối tượng hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó ưu tiên nguồn lực thực hiện dự án, mô hình có trên 70% người dân tham gia là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo.

Điều kiện và mức hỗ trợ phát triển sản xuất

Nghị định số 27/2022/NĐ-CP nêu rõ các điều kiện và mức hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; hỗ trợ dự án, phương án sản xuất của cộng đồng; phát triển sản xuất theo nhiệm vụ; hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù.

Trong đó, Nghị định quy định điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gồm:

Dự án, kế hoạch liên kết phải xác định được kết quả về chỉ số tạo việc làm, mức tăng thu nhập, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương theo kế hoạch năm và thời điểm kết thúc dự án. Đơn vị chủ trì liên kết và các đối tượng liên kết phải có hợp đồng hoặc biên bản hợp tác về đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm. Đảm bảo tỷ lệ tham gia của người dân thuộc đối tượng đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định này và quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

Đảm bảo tỷ lệ tham gia của người dân thuộc đối tượng đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định này và quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương. Dự án, mô hình phát triển sản xuất mới để thí điểm triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sản xuất trước khi áp dụng rộng rãi; hoặc các dự án, mô hình phát triển sản xuất gắn phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Dự án, mô hình phát triển sản xuất không phù hợp để áp dụng các hình thức hỗ trợ theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định này.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 80% tổng chi phí thực hiện 1 dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 70% tổng chi phí thực hiện một 1 dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khó khăn; không quá 50% tổng chi phí thực hiện 1 dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia. Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện 1 dự án theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình.

Về điều kiện hỗ trợ dự án, phương án sản xuất của cộng đồng, Nghị định quy định:

- Cộng đồng dân cư đề xuất dự án phát triển sản xuất là nhóm hộ được UBND cấp xã chứng thực; tổ hợp tác thành lập tự nguyện theo quy định của pháp luật; nhóm hộ do các tổ chức chính trị - xã hội làm đại diện; nhóm hộ do Ban phát triển thôn làm đại diện hoặc nhóm hộ do người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

- Tổ, nhóm cộng đồng phải có thành viên có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi.

- Hộ tham gia dự án phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, lao động, tư liệu sản xuất đáp ứng nội dung của dự án và cam kết đảm bảo phần đối ứng thực hiện dự án.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 95% tổng kinh phí thực hiện 1 dự án trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 80% tổng kinh phí thực hiện 1 dự án trên địa bàn khó khăn; không quá 60% tổng chi phí thực hiện 1 dự án trên các địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia. Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện 1 dự án theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình.

Về điều kiện thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù, Nghị định quy định:

Bộ, cơ quan trung ương được giao kinh phí thực hiện hoạt động hỗ trợ sản xuất xây dựng, phê duyệt dự án, mô hình phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung dự án thành phần theo quyết định phê duyệt đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia.

Ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí thực hiện dự án, mô hình phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư chương trình.

Chương trình mục tiêu quốc gia có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vốn chiếm 14,7% dân số cả nước. Đây là sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và Nhân dân cả nước đối với đồng bào sinh sống tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, một quyết sách mang tính lịch sử, cách mạng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chương trình được ban hành nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế trong giai đoạn vừa qua, bố trí nguồn lực đủ mạnh, tập trung đầu tư phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên cơ sở phát huy thế mạnh và nội lực của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Với số vốn 137.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025, Chương trình tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất cho những địa bàn khó khăn nhất, của những dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù, đáp ứng mong mỏi của nhân dân cũng như đồng bào các dân tộc thiểu sổ.

Mai Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 25/4/2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).
Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp với Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS); Hội đào tạo và phát triển nghề làm đẹp Việt Nam (VNBA); Công ty Cổ phần Adpex tổ chức Diễn đàn trực tuyến với chủ đề: “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”.
Đắk Lắk: Chàng trai vượt hơn 400km trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi

Đắk Lắk: Chàng trai vượt hơn 400km trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi

Sau khi biết thông tin 2 học sinh nghèo ở xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, Đắk Lắk có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học giỏi, anh Trịnh Quốc Khải (SN 1990, trú TP HCM) không quản ngại đường xa về tận địa phương trao học bổng cho 2 học sinh này.
Hoa Nắng - Tôn vinh tiếng Việt, tiếng Mẹ thân thương

Hoa Nắng - Tôn vinh tiếng Việt, tiếng Mẹ thân thương

Sau 3 tuần tập luyện miệt mài, các em học sinh các khối lớp THSC và THPT, các “diễn viên nghiệp dư không chuyên” của Trường liên cấp Quốc Tế Việt Úc - Mỹ Đình - Hà Nội đã mang đến những tiết mục văn nghệ - âm nhạc - kịch nói vô cùng ấn tượng và đặc sắc, với những câu chuyện lịch sử - văn học được kể lại giàu tính nhân văn và những bài học giàu ý nghĩa, khơi gợi lòng tự hào, tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu

Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu

Ngày 27/03/2024, tại văn phòng trường THPT Tô Hiệu - Thường Tín, Sở GD&ĐT Hà Nội đã trang trọng tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định điều động, bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu đối với đồng chí Nguyễn Đình Bang.
Nhập khẩu đậu tương 9 tháng trị giá trên 934,98 triệu USD

Nhập khẩu đậu tương 9 tháng trị giá trên 934,98 triệu USD

Tính chung 9 tháng năm 2023 cả nước nhập khẩu trên 1,47 triệu tấn đậu tương, trị giá trên 934,98 triệu USD, giá trung bình 635,4 USD/tấn, tăng 5,3% về lượng, nhưng giảm 4,1% kim ngạch và giảm 8,9% về giá so với 9 tháng năm 2022.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 464 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 464 tỷ USD

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết ngày 15/9/2023 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 464,08 tỷ USD.
Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng năm 2023 đạt gần 3,15 triệu tấn, tương đương gần 1,11 tỷ USD, tăng 9,2% về khối lượng, tăng 1,5% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

8 tháng năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt gần 5,79 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu trên 5,81 triệu tấn gạo, tương đương trên 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng, tăng 35,7% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động