Cập nhật giá cà phê hôm nay 3/6/2022: Tiếp đà tăng mạnh
Cập nhật giá cà phê hôm nay 2/6/2022: Tăng mạnh toàn thị trường Cập nhật giá cà phê hôm nay 1/6/2022: Tiếp đà tăng nhẹ Cập nhật giá cà phê hôm nay 31/5/2022: Đảo chiều tăng nhẹ |
Cập nhật giá cà phê trong nước
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 42.500 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 43.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 43.000 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 43.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 42.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 43.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 42.900 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 43.000 đồng/kg.
Cập nhật giá cà phê hôm nay 3/6/2022: Tiếp đà tăng mạnh |
Cập nhật giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 tăng 30 USD/tấn ở mức 2.136 USD/tấn, giao tháng 9/2022 tăng 29 USD/tấn ở mức 2.139 USD/tấn.
Sàn London từ thứ Năm đã bước vào 2 ngày nghỉ lễ Bạch Kim (Platinum Jubie), mừng 70 năm trị vì của Nữ Hoàng Anh, cộng với 2 ngày cuối tuần. Như vậy giá cà phê Robusta tạm gác lại tuần giao dịch với mức tăng 36 USD/tấn với kỳ hạn giao tháng 7/2022, tăng 43 USD/tấn với kỳ hạn giao tháng 9/2022.
Trong khi đó trên sàn New York ở phiên hôm qua, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giảm 1,2 cent/lb, ở mức 238,25 cent/lb, giao tháng 9/2022 giảm 1,15 cent/lb, ở mức 238,25 cent/lb. Giữa thế "1 mình 1 chợ" giá cà phê trên sàn New York đã điều chỉnh giảm sau phiên tăng mạnh hôm qua.
Tin thời tiết không thuận lợi kích giá cà phê arabica tăng mạnh. Climatempo dự báo rất ít khả năng trong chục ngày tới vùng cà phê trọng điểm Brazil có mưa. Trong khi đó, một trận mưa làm ngập nhiều vùng trồng cà phê ở Krong Pak, Daklak của Việt Nam như sắp đón nhận những đợt mưa không bình thường. Cộng với tin Colombia xuất khẩu cà phê arabica trong tháng 4/22 giảm 18% chỉ đạt 845.000 bao.
Về kinh tế vĩ mô, hiện không còn nghỉ ngờ gì về chuyện các nền kinh tế lớn trên thế giới đang đứng bên bờ một cuộc suy thoái. Đại dịch Covid-19 đã làm chệch các vận hành của nền kinh tế thế giới, khi các ngân hàng trung ương và chính phủ các nước xả tiền quá mức, khiến giá tăng mạnh, nhưng thiếu hàng hóa, nền kinh tế đầy ắp tiền nhưng hàng hóa khan hiếm.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đẩy giá các mặt hàng càng tăng thêm. Nhưng đặc biệt làm thị trường hối đoái toàn cầu hỗn loạn. Cộng thêm khủng hoảng chuỗi cung ứng hàng hóa lần 2 do chính sách zero-Covid của nền kinh tế số 2 - Trung Quốc. Bởi vậy, trong ngắn hạn, khả năng sẽ có những quyết định thắt chặt tiền tệ mạnh của các ngân hàng trung ương nhằm cứu nguy nền kinh tế.