Cần làm gì để xuất khẩu sầu riêng bền vững?

Trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo các chuyên gia, để xuất khẩu sầu riêng bền vững, không để xảy ra tình trạng vi phạm, từ nông dân trồng sầu riêng đến cơ sở đóng gói, xuất khẩu cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh: Cách nào giải bài toán vỏ sầu riêng? Đấu giá 3 trái sầu riêng, một huyện của tỉnh Đắk Lắk thu về hơn 2,55 tỷ đồng Ngành sầu riêng Việt Nam có nhiều lợi thế nhưng cũng không ít thách thức
Trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả ước đạt 4,63 tỷ USD
Trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả ước đạt 4,63 tỷ USD

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, sầu riêng tiếp tục phá kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu khi đạt tới 1,82 tỷ USD, tăng 45%...

Về thị trường, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của sầu riêng Việt Nam và Việt Nam đang là thị trường cung cấp sầu riêng tươi lớn thứ 2 cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều container sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc bị cảnh báo vi phạm về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, nhất là tình trạng sản phẩm bị nhiễm kim loại nặng chì (cadimi) vượt mức cho phép.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Thu, Tổng giám đốc công ty xuất nhập khẩu Chánh Thu, để xuất khẩu sầu riêng bền vững, không để xảy ra tình trạng vi phạm, từ nông dân trồng sầu riêng đến cơ sở đóng gói, xuất khẩu cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

"Quả sau khi thu hoạch về đóng gói thì chúng tôi sẽ chọn tiêu chuẩn A, B, C, phân theo từng loại của những loại trái đó, kiểm tra dịch hại trên trái, kiểm soát lại mã số vùng trồng theo từng mã số để khi đóng gói không lẫn", bà Nguyễn Thị Hồng Thu nói.

Để tuân thủ yêu cầu của nghị định thư từ phía Trung Quốc, đối với sầu riêng xuất khẩu, truy xuất nguồn gốc, kiểm tra dịch hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là quan trọng nhất. Tại cơ sở, từng quả, từng chiếc gai sầu riêng đều được kiểm tra kỹ trước khi đưa vào đóng gói bởi mỗi thị trường lại có một yêu cầu nhập khẩu khác nhau.

Mỗi một quả sầu riêng để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc phải trải qua 7 khâu kiểm soát, trong đó có việc dành ra 10 phút để loại bỏ hoàn toàn rầy, rệp để đảm bảo tuân thủ theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.

Nhằm phát triển ngành sầu riêng bền vững trong bối cảnh giá trị xuất khẩu mặt hàng này ngày càng tăng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang khẩn trương xây dựng các chương trình giám sát về an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn chất lượng sầu riêng xuất khẩu, từ đó có kế hoạch đào tạo, tập huấn cho các địa phương.

Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, địa phương có diện tích lớn thứ 2 cả nước chia sẻ, trái sầu riêng muốn đi xa, tạo thị trường bền vững, mọi chủ thể trong chuỗi giá trị cần phải chung sức, chung lòng, hợp tác gắn bó để cùng đi lên. Nông dân, doanh nghiệp, địa phương có vùng trồng và cơ quan quản lý Nhà nước, nhà khoa học cần liên kết trong tổng thể không gian phát triển ngành hàng.

Cần làm gì để xuất khẩu sầu riêng bền vững?
Trái sầu riêng muốn đi xa, tạo thị trường bền vững, mọi chủ thể trong chuỗi giá trị cần phải chung sức, chung lòng. Ảnh Mạnh Khương

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam khẳng định, tuân thủ yêu cầu Nghị định thư đã ký kết với phía Trung Quốc, đối với sầu riêng xuất khẩu phải kiểm tra nguồn gốc, kiểm tra dịch hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là quan trọng nhất.

Bên cạnh việc đẩy nhanh việc xây dựng mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu, các địa phương cần tăng cường phối hợp với doanh nghiệp kiểm soát chất lượng sầu riêng ngay tại các vùng trồng.

“Nếu chúng ta không chú trọng vào chất lượng, mẫu mã thì sẽ đánh mất tiềm năng này. Bởi, sắp tới có khả năng Trung Quốc sẽ cho phép thêm một số nước xuất khẩu sầu riêng vào nước này. Vì vậy, những hộ nông dân đang trồng sầu riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý đến đảm bảo chất lượng, mẫu mã và xuất xứ hàng hóa khi xuất khẩu sang Trung Quốc, để sầu riêng Việt Nam có thể đứng vững ở thị trường này” - Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết.

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn thể hiện qua “hợp tác - liên kết - thị trường”. Do đó, các địa phương phải tổ chức lại cấu trúc ngành hàng bền vững; trong đó, phải có sự hiện diện của cả sản xuất và tiêu thụ. Việc tổ chức lại sản xuất không đơn thuần chỉ là cải tiến kỹ thuật gieo trồng mà là tạo ra không gian để nông dân, doanh nghiệp ngồi lại với nhau.

"Muốn ngành hàng phát triển hiệu quả phải bắt đầu từ sản xuất, nghĩa là doanh nghiệp đến với người dân ngay từ khi xuống giống để hướng dẫn, tạo niềm tin. Còn nếu liên kết từ khâu tiêu thụ thì lại rơi vào mối quan hệ thuận mua vừa bán. Ngành hàng sầu riêng cũng không ngoại lệ, các doanh nghiệp cần thấm nhuần tư tưởng kinh doanh, buôn bán sầu riêng không chỉ vì lợi nhuận mà còn là trách nhiệm với nền nông nghiệp quốc gia; bán một trái sầu riêng ra nước ngoài còn mang cả hình ảnh quốc gia. Vì vậy, cần chuyển từ quan hệ thuận mua vừa bán sang quan hệ hợp tác", Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay.

Hiện nay, các quốc gia càng ngày càng siết chặt việc truy xuất nguồn gốc, vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm… đối với các sản phẩm nông nghiệp nói chung, ngành hàng sầu riêng nói riêng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mong muốn ngày càng có sự liên kết chặt giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, các hiệp hội, vựa thu mua, nhà vườn để phát triển bền vững ngành sầu riêng của Việt Nam, ông Lê Minh Hoan cho biết thêm.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc: Hóa giải “mối lo” mùa vụ Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc: Hóa giải “mối lo” mùa vụ
Trung Quốc chi 247 triệu USD để nhập sầu riêng Việt Nam trong tháng 7 Trung Quốc chi 247 triệu USD để nhập sầu riêng Việt Nam trong tháng 7
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh: Cách nào giải bài toán vỏ sầu riêng? Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh: Cách nào giải bài toán vỏ sầu riêng?
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với nhiều nước: Một sự thay đổi tích cực

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với nhiều nước: Một sự thay đổi tích cực

Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gây bất ngờ lớn khi thông báo tạm hoãn kế hoạch áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày đối với phần lớn các đối tác thương mại đồng thời giảm đáng kể mức thuế xuống 10% trong giai đoạn này.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bessent dự kiến kéo dài 45 phút, diễn ra tại trụ sở Bộ Tài chính Mỹ ở Washington vào lúc 20h GMT - tương ứng với 3h sáng ngày 10/4 theo giờ Việt Nam, theo Reuters.
Sầu riêng mất "ngôi vương" xuất khẩu, đâu là nguyên nhân?

Sầu riêng mất "ngôi vương" xuất khẩu, đâu là nguyên nhân?

Hai tháng đầu năm 2025, giá trị xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt gần 52,7 triệu USD, giảm tới 69% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân là do các quy định kiểm soát chặt chẽ từ Trung Quốc và các thị trường xuất khẩu khác.
Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo.
Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế suất 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 1/2025, cung cấp nhiều thông tin về việc chuẩn bị đàm phán với Mỹ khi nước này áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam.
Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

"Mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với mức 90% cũng như mức 46% phía Mỹ đưa ra. Cần làm rõ ngoài yếu tố thuế thì yếu tố gì, lý do gì để Mỹ đưa ra thuế đối ứng 46%, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp", đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Intimex cho hay, với thị trường Mỹ, xuất khẩu cà phê tiêu không đáng lo ngại vì cà phê là mặt hàng thị trường Mỹ cần, nên sử dụng công cụ thuế ảnh hưởng cho người tiêu dùng Mỹ.
Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Vài giờ sau thông báo của Tổng thống Mỹ áp thuế nhập khẩu đối ứng, website của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cũng đăng tải công thức tính.
Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Theo các chuyên gia, Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu sẽ thách thức các nhà sản xuất lẫn các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Đặc biệt, mức thuế đối với các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam lại thấp hơn chúng ta.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động