Bộ NN&PTNT đề xuất bổ sung chợ đầu mối vào diện cơ sở kinh doanh hàng thiết yếu

Bộ NN&PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung các chợ đầu mối tại các địa phương vào diện các cơ sở kinh doanh hàng hóa dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động trong thời gian giãn cách theo Chỉ thị 16.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: 5 việc cần làm ngay để bảo đảm chuỗi cung ứng nông sản Bổ sung thêm nhãn “hàng mau hỏng” để ưu tiên lưu thông hàng hóa Thành lập Tổ công tác Tiền phương, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho miền Nam
Bộ NN&PTNT đề xuất bổ sung chợ đầu mối vào diện cơ sở kinh doanh hàng thiết yếu
Bộ NN&PTNT đề xuất bổ sung chợ đầu mối vào diện cơ sở kinh doanh hàng thiết yếu

Ngày 21/7, Bộ NN&PTNT đã có Công văn số 4573/BNN-VP gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất giải pháp hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch COVID-19.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản 970/TTg-KGVX ngày 18/7/2021, Bộ NN-PTNT ban hành Quyết định số 3149/QĐ-BNN-VP thành lập Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm Tổ trưởng.

Tổ công tác đã triển khai họp trực tuyến với 20 tỉnh, thành phía Nam cùng với Tổ công tác của Bộ Công thương nắm bắt tình hình sản xuất, nguồn cung, nhu cầu và khả năng điều tiết, tiêu thụ nông sản, thực phẩm thiết yếu.

Theo đó Tổ công tác kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung vào danh mục hàng hóa thiết yếu các loại giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản do hiện nay việc vận chuyển, sản xuất, cung ứng các loại hàng hóa nêu trên đang gặp nhiều khó khăn. Việc bổ sung danh mục này nhằm ổn định sản xuất và đảm bảo nguồn cung nông sản, thực phẩm trong thời gian trước mắt và ổn định lâu dài.

Công văn số 4573/BNN-VP của Bộ NN&PTNT gửi Thủ tướng Chính phủ
Công văn số 4573/BNN-VP của Bộ NN&PTNT gửi Thủ tướng Chính phủ

Cùng với đó bổ sung các chợ đầu mối tại các địa phương vào diện các cơ sở kinh doanh hàng hóa dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động trong thời gian giãn cách theo Chỉ thị 16; đề xuất cho một số chợ đầu mối đủ điều kiện hoạt động trở lại để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa nông sản, thực phẩm thiết yếu từ các tỉnh phía Nam về TP. Hồ Chí Minh và ngược lại.

Đồng thời Bộ NN&PTNT đề xuất Thủ tướng cho phép tạm gia hạn các Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y,... thêm 3 tháng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản đã hết hạn hoặc sắp hết hạn. Hiện nay, do áp dụng Chỉ thị 16 Cơ quan chức năng chưa thể tổ chức cấp lại hoặc gia hạn theo qui định nên sẽ có nhiều cơ sở ngưng hoạt động trong thời gian tới.

Báo cáo nhanh ngày 21/7 của Bộ NN&PTNT về tình hình sản xuất, kết nối, tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng chống COVID-19 cho biết chuỗi cung ứng nông sản, nguồn cây, con, giống, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp đang bị ách tắc do các trạm kiểm soát COVID-19 đang phải thực hiện rất chặt việc kiểm soát dịch.

Bên cạnh đó, nhân lực lái xe, bốc dỡ hàng hóa đang thiếu nghiêm trọng do lo ngại dịch bệnh và khó khăn trong đi lại do kiểm soát dịch chặt chẽ. Điều này đang ảnh hưởng lớn đến lưu thông hàng hóa, làm tăng chi phí, giá thành sản phẩm.

Đặc biệt, chợ truyền thống, chợ đầu mối là đầu ra của hơn 70% lượng hàng hóa nông sản cung cấp cho TPHCM nhưng hầu hết bị đóng cửa, ảnh hưởng đến nguồn cung nông sản từ các tỉnh cho Thành phố. Tâm lý người dân lo ngại thiếu hàng hóa nên tích trữ, nhất là trứng gia cầm, gây nên hiện tượng thiếu cục bộ và tăng giá.

"Một số chợ truyền thống ở TPHCM đã được mở lại và nhờ đó, người dân giảm mua tích trữ hàng hóa, nhưng 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn chưa được mở lại nên việc cung cấp hàng hóa từ các địa phương về TPHCM gặp khó khăn", Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết.

Theo báo cáo của các doanh nghiệp, hiện có 13 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu phía nam đã có công nhân dương tính với virus SARS-CoV-2, buộc phải tạm dừng sản xuất (Đồng Tháp 3, Cần Thơ 2, TPHCM 4, Long An 2, Bà Rịa-Vũng Tàu 2).

Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu

Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu

Ngày 27/03/2024, tại văn phòng trường THPT Tô Hiệu - Thường Tín, Sở GD&ĐT Hà Nội đã trang trọng tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định điều động, bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu đối với đồng chí Nguyễn Đình Bang.
Nhập khẩu đậu tương 9 tháng trị giá trên 934,98 triệu USD

Nhập khẩu đậu tương 9 tháng trị giá trên 934,98 triệu USD

Tính chung 9 tháng năm 2023 cả nước nhập khẩu trên 1,47 triệu tấn đậu tương, trị giá trên 934,98 triệu USD, giá trung bình 635,4 USD/tấn, tăng 5,3% về lượng, nhưng giảm 4,1% kim ngạch và giảm 8,9% về giá so với 9 tháng năm 2022.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 464 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 464 tỷ USD

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết ngày 15/9/2023 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 464,08 tỷ USD.
Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Việt Nam đã chi gần 1,11 tỷ USD nhập khẩu lúa mì

Lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng năm 2023 đạt gần 3,15 triệu tấn, tương đương gần 1,11 tỷ USD, tăng 9,2% về khối lượng, tăng 1,5% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt gần 5,79 tỷ USD

8 tháng năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt gần 5,79 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu trên 5,81 triệu tấn gạo, tương đương trên 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng, tăng 35,7% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2022.
Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Loại cây của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng, đem xuất khẩu thu gần 22 triệu USD trong tháng 8

Theo số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 12 nghìn tấn, trị giá 22 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với tháng 7/2023.
Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động