Bảo hiểm AAA thay đổi logo và bộ nhận diện thương hiệu

Kể từ ngày 25/3/2022, Bảo hiểm AAA chính thức thay đổi logo và bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu sự đổi mới và nỗ lực khẳng định uy tín thương hiệu của tập thể AAA.
Bảo hiểm AAA thay đổi logo và bộ nhận diện thương hiệu
Bảo hiểm AAA thay đổi nhận diện thương hiệu đánh dấu sự đổi mới, khẳng định uy tín thương hiệu.

Theo đó, việc thay đổi logo và nhận diện thương hiệu với mục đích truyền tải thông điệp rõ ràng về tầm nhìn và sứ mệnh chiến lược giai đoạn mới của Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA có ý nghĩa như sau: Mở đầu cho chiến lược phát triển nhằm đưa thương hiệu của Bảo hiểm AAA lên tầm cao mới; Tạo dấu ấn rõ ràng về thương hiệu và cam kết đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng; Thể hiện sự gắn kết chặt chẽ, và là một trong các công ty thuộc hệ sinh thái của tập đoàn Bamboo Capital. Phần ký tự Bảo hiểm AAA: Thể hiện tên Bảo hiểm AAA theo font chữ khỏe khoắn, hiện đại; Chữ viết in hoa tạo cảm giác trang trọng, vững chắc.

Phần biểu tượng: Lấy cảm hứng từ hình ảnh cây tre quen thuộc với đất nước và con người Việt Nam; Logo mới thể hiện ý nghĩa gắn bó và cam kết phát triển lâu dài của doanh nghiệp; Hình ảnh vươn thẳng đầy kiêu hãnh mang đến cảm giác tự tin và tràn đầy năng lượng; Đồng thời màu xanh cũng như hình ảnh cây tre còn thể hiện sự liên kết mạnh mẽ với Tập đoàn Bamboo Capital; Sự kết hợp 3 thân tre tạo hình chữ A là sự kết hợp vững chắc, liên kết phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban nội bộ tạo nên nền tảng bền vững cho sự phát triển của Bảo hiểm AAA trong thời gian tới.

Màu sắc: Màu xanh đầy sức sống, ẩn chứa sức sống mạnh mẽ từ nội lực bên trong, làm nổi bật sự quyết liệt trong hành động; Màu trắng: Sự khởi đầu của các giai đoạn quan trọng, thể hiện ý chí, hy vọng về tương lai, biểu tượng của sự trong sạch và minh bạch.

Theo Ban Giám đốc cùng toàn thể lãnh đạo các cấp cao của Bảo hiểm AAA sẽ luôn cải tiến chất lượng dịch vụ và sản phẩm để phù hợp với nhu cầu phát triển thị trường, cam kết sẽ luôn đưa ra các hợp đồng bảo hiểm minh bạch, công bằng, để xứng đáng là đơn vị bảo hiểm hoạt động uy tín và lâu đời tại Việt Nam.

"Tại Bảo hiểm AAA, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trong việc đưa ra các quyết định về bảo vệ sức khỏe và tài sản. Bảo hiểm AAA đã và đang tập trung nguồn lực và tài chính trong hành trình chuyển đổi số hóa với mong muốn mang lại các giải pháp và dịch vụ bảo hiểm chất lượng cao đến với khách hàng. Trong suốt 17 năm có mặt trên thị trường, hiện Bảo hiểm AAA đã có 51 chi nhánh và 100 phòng giao dịch trên phạm vi toàn quốc”, đại diện Bảo hiểm AAA cho biết.

Tháng 12/2021, Bảo hiểm AAA chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) - một trong những tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam với hơn 30 công ty thành viên và liên kết. Việc sáp nhập vào BCG đánh dấu cột mốc quan trọng trong định hướng và sự phát triển của Bảo hiểm AAA trong tương lai cũng như là bước khởi đầu đầy tiềm năng của Tập đoàn BCG trong mảng dịch vụ tài chính - bảo hiểm, được kỳ vọng là bệ đỡ tài chính cho 4 mảng kinh doanh truyền thống.

Tìm hiểu thêm tại www.aaa.com.vn

Phạm Khoa

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất cùng kỳ trong 3 năm trở lại đây, cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng tỷ đô.
Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 40/2025/TT-BCT, quy định cụ thể về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ đối với thương nhân xuất khẩu. Quy định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, nhằm đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước và thực thi đầy đủ các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Trước làn sóng biến động phức tạp của thị trường gạo thế giới, khi giá cả chịu ảnh hưởng đồng thời từ cung vượt cầu, tỷ giá đồng tiền và chính sách điều tiết nội địa, bài toán cạnh tranh không còn đơn thuần là giá bán, mà đã nâng lên thành cuộc đua về thương hiệu quốc gia. Trong cuộc chơi ấy, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ – ba cường quốc gạo lớn nhất thế giới – đang chọn những con đường khác nhau để trụ vững.
Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Vải thiều Bắc Giang lần đầu tiên có mặt trong chuỗi bán lẻ lớn hàng đầu nước Mỹ – Costco – đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược đưa nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Thành công này là kết quả của sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu và hệ thống phân phối toàn cầu, tạo nên hình mẫu lý tưởng cho việc xây dựng thương hiệu nông sản.
Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Dù thuế quan đã dần được xóa bỏ trong nội khối ASEAN, các rào cản phi thuế quan vẫn âm thầm cản bước doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ. Giải quyết bài toán này là chìa khóa để ASEAN tiến tới một cộng đồng kinh tế thật sự sâu rộng.
Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Nhu cầu tăng cao đối với nông sản sạch và minh bạch đang mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản về công nghệ, tiêu chuẩn, thương hiệu và nâng cấp toàn chuỗi giá trị.
Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Ngành dệt may Việt Nam cần chuyển từ thụ động sang chủ động xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ và nâng chuẩn sản xuất để khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Từ năm 2026, cà phê và cao su Việt Nam muốn tiếp cận thị trường EU buộc phải truy xuất nguồn gốc bằng tọa độ đa giác. Đây không chỉ là yêu cầu pháp lý bắt buộc mà còn là cơ hội để khẳng định uy tín và chuẩn hóa chuỗi cung ứng nông sản theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Việc Việt Nam và Trung Quốc ký kết hai nghị định thư xuất khẩu chanh leo và ớt tươi đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho nông sản Việt khi bước vào sân chơi minh bạch, bền vững và hội nhập. Trong đó, cơ chế hậu kiểm được xem như "tấm vé" bắt buộc giúp duy trì uy tín, nâng cao giá trị thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thị trường Nhật Bản khắt khe nhưng giàu tiềm năng đang mở ra hướng đi mới cho hàng Việt thông qua thương mại điện tử. Với tốc độ tăng trưởng mạnh, kênh online có thể trở thành “cửa ngách” hiệu quả giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng Nhật.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động