Bài học lớn từ giá cau, cam tăng sốc sau đó giảm mạnh

Giá cau tăng vọt lên 80.000-90.000 đồng/kg rồi giảm mạnh xuống 25.000 đồng/kg, cam sành loại 1 chỉ còn 2.000 đồng/kg. Theo các chuyên gia, câu chuyện này không mới, đã thành “công thức”, bài toán đặt ra là làm thế nào cắt giảm khâu trung gian để người nông dân được hưởng lợi?.
Thương lái lùng sục thu gom, giá sầu riêng tăng dựng đứng lên mức 150.000 đồng/kg Giá cà phê giảm về sát 100.000 đồng/kg, theo dự đoán thời gian tới sẽ tăng hay giảm? Giá tiêu khó xuống dưới mốc 140.000 đồng/kg?
Bài học lớn từ giá cau, cam tăng sốc sau đó giảm mạnh
Nông sản tăng vọt sau đó giảm mạnh đã thành "công thức".

Cam sành loại 1 chỉ còn 2.000 đồng/kg

Giá cam sành loại 1 được thương lái cân tại vườn chỉ còn 2.000 đồng/kg. Với giá bán này, nhiều nông dân thu hoạch cầm chừng hoặc không thu hoạch vì sợ lỗ tiền thuê nhân công.

Nông dân Phạm Văn Đăng (xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè, Trà Vinh) có thâm niên trong nghề trồng cam cho biết: giá thu mua 2.000 đồng/kg như hiện nay thì nhà vườn lỗ luôn tiền vật tư. Nếu thuê nhân công để thu hoạch thì sợ không đủ tiền để trả. Với giả rẻ chưa từng có nhưng hiện rất ít thương lái đến thu mua. “Gia đình tôi chỉ biết hái cam bán lẻ cầm chừng hoặc cân sỉ cho các quán bán nước ép với giá 5.000 đồng/kg”, ông Đăng than.

Ông Hải ở Trà Vinh cũng gặp tình trạng tương tự, khi chi phí trồng 1 ha cam lên tới 600 triệu đồng, nhưng giá bán hiện tại chỉ còn 3.000 đồng một kg, không đủ để hòa vốn. Thương lái chỉ mua theo đám nhỏ, không mua xô cả vườn như trước.

Bà Ngọc Quý, một thương lái tại Vĩnh Long, chia sẻ rằng chưa bao giờ cam lại ế như năm nay. Cam loại đạt bán sỉ chỉ 2.500 đồng một kg, hàng loại 1 là 5.000 đồng một kg, nhưng nhu cầu giảm mạnh, chỉ còn khoảng một nửa so với năm trước.

Theo bà Quý, nguyên nhân giá cam giảm do diện tích trồng tăng nhanh, cung vượt cầu, trong khi sức mua thị trường yếu. Các năm trước miền Bắc tiêu thụ cam mạnh, nhưng năm nay mưa bão làm giảm nhu cầu và hạn chế vận chuyển.

Từ đầu tháng 10/2024, trên các tuyến đường, vỉa hè TP.HCM xuất hiện nhiều người bán hàng cam sành xuất xứ từ Vĩnh Long, giá chỉ khoảng 5.000 đồng/kg. cam sành "giải cứu" được đóng sẵn thành từng túi, chất đống trên vỉa hè, thu hút sự quan tâm chú ý của người đi đường.

Một thương lái thu mua trái cây tại Vĩnh Long cho biết: "Cam mùa này thu hoạch khá nhiều nhưng chất lượng không tốt, thêm vào đó thị trường phía bắc đang bị ảnh hưởng bão lũ nên tiêu thụ giảm sút. Cam sành chủ yếu dùng để pha nước uống, nếu kéo dài thời gian sẽ bị héo, khô đi nên cần tiêu thụ nhanh. Đôi lúc tôi phải xả lỗ giá chỉ còn 2.500 đồng/kg".

một cán bộ thuộc Ban quản lý chợ đầu mối nông sản Bình Điền (TP.HCM), cho biết: Lượng cam sành về chợ mỗi đêm khoảng 86 tấn, giá loại 1 vẫn đang ở mức 13.000 đồng/kg, loại 2 ở mức 10.000 đồng/kg. Giá này tương đối ổn định và so sánh vẫn còn khá cao so với thời điểm 2 năm trước, giá cam sành có lúc rớt xuống chỉ khoảng 8.000 đồng/kg.

Vĩnh Long được xem là “thủ phủ” của cam sành với diện tích trên 17.000ha; kế đến là Hậu Giang với diện tích 9.000ha và Tiền Giang là trên 5.000ha. Còn tại Trà Vinh, trong năm 2024, cam sành có 4.700ha diện tích trồng cam sành, trong đó có trên 3.400ha đang cho trái, sản lượng đạt gần 180.000 tấn/năm.

Giá cau vọt lên đỉnh rồi lao dốc

Đầu tháng 10/2024, cau tươi tăng giá liên tục, ghi nhận mức kỷ lục lịch sử, gấp khoảng 8 lần năm ngoái. Người dân ở các vùng trồng cau của Quảng Nam, Quảng Ngãi… thu hoạch quả bán được giá 40.000 đồng/kg thời điểm đầu vụ, sau đó vọt lên 80.000-90.000 đồng/kg. Đáng chú ý, cùng kỳ năm ngoái giá cau tươi có lúc chỉ dao động từ 5.000-7.000 đồng/kg.

Giá cau khô những ngày qua các lò bán ra cũng vọt lên mức 500.000-570.000 đồng/kg.

Nguyên nhân giá cau tăng phi mã và lập kỷ lục lịch sử là bởi Trung Quốc đẩy mạnh gom mua.

Nhờ đó, người nông dân trồng cau cũng trúng đậm chưa từng có. Nhiều người còn ví “cau đắt như vàng”, bởi bán 1 tấn cau tươi có thể mua được 1 lượng vàng.

Trong khi đó, thương lái khắp nơi đổ về các làng quê của Quảng Nam, Quảng Ngãi lùng sục thu mua cau tươi xuất sang thị trường Trung Quốc.

Thế nhưng, sau khi lập kỷ lục lịch sử, giá cau tươi bắt đầu lao dốc không phanh. Từ mức 85.000-90.000 đồng/kg, giá loại quả này giảm nhanh về mức 60.000-70.000 đồng/kg. Rồi xuống mức đáy 25.000 đồng/kg. Thậm chí, mấy ngày gần đây, một số lò cau còn ngừng mua hàng.

Theo các thương lái, giá cau giảm mạnh là do phía đối tác Trung Quốc đã nhập đủ số lượng hàng cần để sản xuất nên họ ngừng mua. Thế nên, những ngày tiếp theo khả năng cao đà lao dốc của giá cau vẫn tiếp tục.

Thấy gì từ bài học cau, cam

ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT)
Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT).

Câu chuyện cau tăng giá kỷ lục rồi lao dốc không phanh, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho rằng, giá tăng sau đó giảm mạnh đã thành “công thức”.

Ông nhấn mạnh, “công thức” này lặp đi lặp lại với mặt hàng xuất khẩu tiểu ngạch. Theo đó, cau là mặt hàng có thị trường rất hẹp, hiện chỉ mới xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Do đó, vài năm nay câu chuyện cau giá tăng cao và rồi giảm mạnh cũng xảy ra nhiều lần.

Thực tế, cuối năm 2022, giá cau cũng tăng vọt lên 60.000 đồng/kg. Ngay sau đó, loại quả này giảm còn 3.000-4.000 đồng/kg khi Trung Quốc ngừng mua.

Cơ quan chức năng ngành nông nghiệp, địa phương cũng đã đưa ra nhiều khuyến cáo với các loại cây trồng. Thế nhưng, nông dân mình mắc bệnh “hay quên” nên câu chuyện sau tăng giá là giảm mạnh, hay điệp khúc trồng rồi chặt vẫn cứ xảy ra.

“Không riêng gì với cau, chúng ta đã có quá nhiều bài học từ hồ tiêu, thanh long, cam… và sắp tới rất có thể xảy ra với cả sầu riêng”, ông Cường nói.

Bộ NN-PTNT đã nhiều lần khuyến cáo và định hướng, song quyết định trồng hay không lại nằm ở nông dân. Còn giá cả phải theo quy luật thị trường, thương lái không thu mua nữa, giá giảm thì cơ quan chức năng không can thiệp được.

Dù vậy, lãnh đạo Cục Trồng trọt cho rằng, muốn phát triển cây cau bền vững phải có định hướng, trồng ở những vùng có lợi thế. Đặc biệt, phải có ký kết mua bán một cách bài bản với phía đối tác Trung Quốc. Còn buôn bán tiểu ngạch sẽ nhiều rủi ro.

Trả lời Thanh Niên, ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho rằng, hiện nay giá cả các loại nông sản lên xuống thất thường là do phụ thuộc vào hệ thống thương lái. Đặc biệt ở vùng ĐBSCL, do hạ tầng giao thông chưa phát triển, nhiều vùng nguyên liệu ở xa đều do thương lái đến tận nơi thu mua, giá cả cũng do họ quyết định. Do đó, nhiệm vụ quan trọng của Hiệp hội trong thời gian tới là kết nối các nhà máy với vùng nguyên liệu để họ có thể mua bán, ký kết trực tiếp với hợp tác xã, cắt giảm khâu trung gian. Có như vậy người nông dân mới được hưởng lợi chứ không phải thương lái chiếm hết lợi nhuận như hiện nay.

Xuất khẩu nông sản có thể đạt trên 60 tỷ USD trong năm 2024 Xuất khẩu nông sản có thể đạt trên 60 tỷ USD trong năm 2024
Thị trường tiêu ảm đạm trong bối cảnh dòng tiền chuyển dịch sang cà phê Thị trường tiêu ảm đạm trong bối cảnh dòng tiền chuyển dịch sang cà phê
Ngành nông nghiệp có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 61 tỷ USD Ngành nông nghiệp có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 61 tỷ USD
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá vàng trong nước neo cao, người dân phản ánh vẫn khó mua

Giá vàng trong nước neo cao, người dân phản ánh vẫn khó mua

Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn 99,99 tiếp tục bất động ở mốc cao chót vót. Khảo sát trên thị thường, việc mua vàng miếng SJC và vàng nhẫn tròn trơn vẫn rất khó khăn.
Đà giảm hồ tiêu vẫn tiếp tục diễn ra trong tuần này

Đà giảm hồ tiêu vẫn tiếp tục diễn ra trong tuần này

Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm giảm so với hôm qua. Qua đó, giữ mặt bằng giá tiêu trong nước ở mức từ 144.000 đồng/kg đến 145.500 đồng/kg.
Nhận diện nguyên nhân khiến giá cà phê giảm 4 tuần liên tiếp

Nhận diện nguyên nhân khiến giá cà phê giảm 4 tuần liên tiếp

Giá cà phê trong nước hôm nay (28/10) ổn định nằm trong khoảng 109.400-110.000 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 109.700 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông 110.000 đồng/kg.
Thương lái thu mua cầm chừng, giá cau chỉ còn 25.000 đồng/kg

Thương lái thu mua cầm chừng, giá cau chỉ còn 25.000 đồng/kg

Giá cau tươi sau khi tăng chóng mặt lên mức 85.000 đồng/kg, bất ngờ lao dốc mạnh, đến nay, thương lái mua với số lượng ít, giá chỉ còn 25.000 đồng/kg.
Cam sành chỉ còn 2.000 đồng/kg, nông dân đứng ngồi không yên

Cam sành chỉ còn 2.000 đồng/kg, nông dân đứng ngồi không yên

Giá cam sành đang “lao dốc” hiện ở mức 2.000 đồng/kg khiến nông dân lâm vào cảnh bán thì bị lỗ, nhưng không bán thì trắng tay.
Giá tiêu suy giảm, nhiều công ty bán tiêu để đầu tư vào cà phê

Giá tiêu suy giảm, nhiều công ty bán tiêu để đầu tư vào cà phê

Giá tiêu hôm nay trong nước 27/10 tiếp tục giảm từ 500 - 1.000 đồng/kg, giao dịch trong khoảng 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Nhận diện các yếu tố tác động đến giá cà phê trong tuần tới

Nhận diện các yếu tố tác động đến giá cà phê trong tuần tới

Giá cà phê trong nước hôm nay (27/10) tăng 1.000 -1.200 đồng/kg nằm trong khoảng 109.400-110.000 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 109.700 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông 110.000 đồng/kg.
Giá tiêu giảm từ 200 - 1.200 đồng/kg sau hai ngày tăng

Giá tiêu giảm từ 200 - 1.200 đồng/kg sau hai ngày tăng

Giá tiêu trong nước hôm nay (26/10) điều chỉnh giảm nhẹ, qua đó, giữ mặt bằng giá tiêu trong nước ở mức từ 144.500 đồng/kg đến 146.500 đồng/kg.
Giá cà phê bật tăng ngày cuối tuần, thị trường niên vụ mới vẫn khó dự đoán

Giá cà phê bật tăng ngày cuối tuần, thị trường niên vụ mới vẫn khó dự đoán

Giá cà phê hôm nay 26/10 tăng bình quân 500 đồng/kg, giao dịch trong khoảng 108.400 - 109.300 đồng/kg.
Giá hồ tiêu sẽ đối mặt với nhiều biến động trong ngắn hạn

Giá hồ tiêu sẽ đối mặt với nhiều biến động trong ngắn hạn

Giá tiêu đầu giờ sáng nay tăng 500 - 1.000 đồng/kg so với cùng thời điểm hôm qua, giao dịch trong khoảng 145.500 - 147.000 đồng/kg. Đây là ngày tăng liên tiếp thứ 2 của thị trường trong nước sau chuỗi thời gian giảm và đi ngang giữa tháng 10/2024.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động