Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 27,88 tỷ USD trong 6 tháng

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 đạt con số ấn tượng 27,88 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2021. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu xuất khẩu cả năm đạt 55 tỉ USD, vượt 5 tỉ USD so với Chính phủ giao.
Ngành nông nghiệp xuất siêu gần 5,1 tỷ USD Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt gần 17,9 tỷ USD Xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I/2022 ước đạt 12,8 tỷ USD
Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 27,88 tỷ USD trong 6 tháng
xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 27,88 tỷ USD trong 6 tháng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 27,88 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó nhóm nông sản chính 11,37 tỷ USD, tăng 8,8%; lâm sản chính 9,1 tỷ USD, tăng 3,0; thủy sản 5,8 tỷ USD, tăng 40,8%; chăn nuôi 176 triệu USD, giảm 15,9%; đầu vào sản xuất 1,42 tỷ USD, tăng 64,8%.

Đóng góp vào thành công đó, có 9 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng cao và đạt trên 01 tỷ USD gồm: Cà phê, cao su, điều, rau quả, gạo, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ, đầu vào phục vụ sản xuất. Trong đó, cao su, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm từ sắn tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu.

Cụ thể, cao su tăng 9,2% khối lượng, tăng 12,2% giá trị; cà phê tăng 21,7% khối lượng, tăng 49,7% giá trị; gạo tăng 16,2% khối lượng, tăng 4,6% giá trị; sắn và sản phẩm từ sắn tăng 13,2% khối lượng, tăng 28% giá trị.

Riêng hồ tiêu dù khối lượng xuất khẩu giảm, đạt 125 nghìn tấn, giảm 19,1% về lượng, nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng 40,9% nên giá trị xuất khẩu vẫn tăng (đạt 566 triệu USD, tăng 14,0%).

Những mặt hàng khác tăng giá trị chủ yếu nhờ khối lượng như: gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,49 tỷ USD (tăng 2,8%), mây, tre, cói thảm 481 triệu USD (tăng 8,2%).

Tôm là một trong những
Tôm là một trong 9 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng cao và đạt trên 01 tỷ USD

Về thị trường xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, có 4 thị trường gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam, trong đó 2 thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc thời gian qua được duy trì tốt.

Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu khoảng 7,61 tỷ USD, tăng 7,9% và chiếm 27,3% tổng giá trị xuất khẩu, trong đó, chủ yếu là gỗ và sản phẩm gỗ (chiếm khoảng 66,8%). Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 4,97 tỷ USD, tăng 5,9% và chiếm 17,8% tổng giá trị xuất khẩu.

Kết quả xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 có được là do Chính phủ, các Bộ ngành đã thực hiện các cơ chế, chính sách đối với công tác xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa, phát triển thị trường để giải quyết kịp thời các vướng mắc thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản.

Bên cạnh đó, chủ động nghiên cứu, dự báo, tranh thủ cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Thúc đẩy lưu thông, thương mại biên giới, nắm bắt tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản.

Đồng thời, phối hợp với đại sứ quán, tham tán thương mại, tham tán nông nghiệp Việt Nam tại các nước xây dựng các kênh trao đổi, cung cấp thông tin các thị trường xuất khẩu. Tăng cường xúc tiến, quảng bá theo hình thức trực tuyến (online) đối với các sản phẩm đã được mở cửa, xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường gắn liền với các hoạt động ngoại giao của Chính phủ và của các Bộ vào các thị trường lớn như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nga, Brazil và khai thác hiệu quả các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, New Zealand, Trung Đông....

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 ước khoảng 22,1 tỷ USD. Thặng dư thương mại toàn ngành đạt khoảng 5,75 tỷ USD, gấp 2 lần so với 6 tháng năm 2021.

Đối với thị trường trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung nông sản tại các địa phương;

Đồng thời, phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương tổ chức hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và xây dựng phương án tổ chức sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu thụ nông sản trong điều kiện thích ứng linh hoạt, an toàn dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, xử lý tình trạng ùn ứ nông sản ở biên giới.

Chủ động phối hợp, hỗ trợ các địa phương trong công tác giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ, xúc tiến thương mại các sản phẩm nông sản đặc sản địa phương.

Hỗ trợ các địa phương, ngành hàng tổ chức các hội nghị, diễn đàn, trao đổi thông tin, thảo luận giải pháp trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quảng bá sản phẩm, kêu gọi đầu tư.

Hỗ trợ kết nối đưa nông sản có sản lượng lớn khi vào vụ và gặp khó khăn khi xuất khẩu vào các hệ thống siêu thị, như Big C, AEON, Hapro, Vinmart (mặt hàng vải thiều, cá tra, cá lòng hồ và các sản phẩm thủy sản, nông sản an toàn của Hợp tác xã); đẩy mạnh tham gia các sàn thương mại điện tử uy tín như: Alibaba, Amazon, Sendo, Voso, Shopee…; thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu xuất khẩu cả năm đạt 55 tỉ USD, vượt 5 tỉ USD so với Chính phủ giao.

Để làm được điều này, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ thực hiện các giải pháp tác động vào những sản phẩm chủ lực xuất khẩu có triển vọng và khả năng tăng giá trị xuất khẩu cao, để bù vào những sản phẩm dự kiến có khả năng không đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm.

Dự kiến nhóm nông sản chính đạt 25 tỉ USD, lâm sản và đồ gỗ 17 tỉ USD, thủy sản 10 tỉ USD và các mặt hàng khác khoảng 3 tỉ USD.

Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tỷ giá USD ngân hàng lập đỉnh mới, tiếp tục chịu áp lực ngắn hạn

Tỷ giá USD ngân hàng lập đỉnh mới, tiếp tục chịu áp lực ngắn hạn

Sáng ngày 3/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm tại 25.091 đồng, tăng 21 đồng so với phiên liền trước. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 23.837 - 26.345 đồng.
Chứng khoán Mỹ lập đỉnh sau thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh sau thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Các chỉ số S&P 500 và Nasdaq của Mỹ đã chốt phiên ở mức cao kỷ lục vào ngày 2/7 sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về thỏa thuận thương mại với Việt Nam, giúp xoa dịu những lo ngại về căng thẳng thương mại kéo dài.
Chuyên gia nói gì về việc Mỹ “giảm đáng kể thuế quan” với hàng hóa Việt Nam?

Chuyên gia nói gì về việc Mỹ “giảm đáng kể thuế quan” với hàng hóa Việt Nam?

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ giảm đáng kể thuế đối ứng với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù chưa có con số cụ thể được công bố, các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là một tín hiệu tích cực, là “deal tốt” cho xuất khẩu và đầu tư, đồng thời có thể thúc đẩy nội lực sản xuất trong nước nếu được thực thi hợp lý.
Lãi suất cho người trẻ mua nhà xã hội giảm còn 5,9%

Lãi suất cho người trẻ mua nhà xã hội giảm còn 5,9%

Từ ngày 1/7/2025, người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi chỉ 5,9%/năm trong 5 năm đầu – thấp hơn 2% so với mức trung bình thị trường. Chính sách mới mở ra cơ hội lớn để hàng triệu người trẻ tiếp cận nhà ở với chi phí hợp lý, trong bối cảnh giá bất động sản và áp lực tài chính vẫn đang là thách thức lớn.
Chi tiết các đối tượng không chịu thuế VAT trong Nghị định 181/2025/NĐ-CP

Chi tiết các đối tượng không chịu thuế VAT trong Nghị định 181/2025/NĐ-CP

Ngày 1/7/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT). Nghị định này không chỉ làm rõ các quy định về người nộp thuế, phương pháp tính thuế, hoàn thuế, mà còn hướng dẫn cụ thể các trường hợp hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.
Thị trường bất động sản đón triển vọng mới sau khi sáp nhập tỉnh thành

Thị trường bất động sản đón triển vọng mới sau khi sáp nhập tỉnh thành

Việc sáp nhập các tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025 không chỉ là sự thay đổi về mặt hành chính, mà còn mở ra một môi trường hoàn toàn mới, tạo động lực cho thị trường bất động sản phát triển.
Xuất hóa đơn điện tử từ 1/7: Ghi địa chỉ mới hay giữ theo giấy đăng ký kinh doanh?

Xuất hóa đơn điện tử từ 1/7: Ghi địa chỉ mới hay giữ theo giấy đăng ký kinh doanh?

Từ ngày 1/7/2025, địa giới hành chính mới được cập nhật trên toàn quốc. Hóa đơn điện tử sẽ ghi địa chỉ theo danh mục địa bàn hành chính sau sáp nhập, dù giấy đăng ký kinh doanh vẫn thể hiện địa chỉ cũ. Người nộp thuế không bắt buộc thay đổi thông tin ngay.
Bộ Tài chính giảm sâu cho 46 loại phí, lệ phí

Bộ Tài chính giảm sâu cho 46 loại phí, lệ phí

Từ ngày 1/7/2025, 46 nhóm phí, lệ phí chính thức được giảm 50% theo Thông tư 64/2025/TT-BTC, đánh dấu bước đi mới trong chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt khó, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Luật sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng: Thêm cơ chế bảo vệ hệ thống và quyền lợi người gửi tiền

Luật sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng: Thêm cơ chế bảo vệ hệ thống và quyền lợi người gửi tiền

Nhằm hỗ trợ tổ chức tín dụng gặp khó khăn về thanh khoản hoặc đang thực hiện phương án phục hồi, chuyển giao bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được quyền quyết định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm.
Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%/năm

Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%/năm

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng vừa được Quốc hội thông qua sáng 27/6, chính thức phân cấp quyền quyết định cho vay đặc biệt từ Thủ tướng Chính phủ sang Ngân hàng Nhà nước, với lãi suất 0%/năm và không cần tài sản bảo đảm trong một số trường hợp.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động