Xuất khẩu gạo trong tháng 3 lập kỷ lục mới

Xuất khẩu gạo của nước ta trong tháng 3 đạt cao nhất kể từ trước đến nay với 961.608 tấn, trị giá gần 509 triệu USD.
Xuất khẩu gạo trong tháng 3 lập kỷ lục mới
Xuất khẩu gạo trong tháng 3 lập kỷ lục mới

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo tháng 3 của nước ta đạt kỷ lục 961.608 tấn, trị giá gần 509 triệu USD, tăng 80% về lượng và 78% về trị giá so với tháng trước, đồng thời so với cùng kỳ năm ngoái tăng 81% về lượng và 93,5% về trị giá.

Với kết quả này, xuất khẩu gạo đã đảo chiều từ mức tăng trưởng âm trong 2 tháng đầu năm sang tăng trưởng dương sau quý I/2023, với khối lượng đạt 1,8 triệu tấn với giá trị lên đến 981,4 triệu USD, tăng 23,4% về lượng và tăng 34,3% về trị giá so với quý I năm ngoái.

Giá gạo xuất khẩu trong quý I năm nay đạt bình quân 529 USD/tấn, tăng 8,8% (tương đương 43 USD/tấn) so với cùng kỳ.

Trong đó, giá xuất khẩu bình quân sang các thị trường chủ chốt như Philippines tăng 41 USD/tấn lên 504 USD/tấn; Trung Quốc tăng 75 USD/tấn lên 585 USD/tấn… Ngoài ra, giá gạo xuất khẩu sang Mỹ, Australia, Pháp, Tây Ban Nha dao động ở mức khá cao từ 700 – 758 USD/tấn.

Về thị trường, Philippines vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất trong tháng 3 với khối lượng lên đến 491.279 tấn, trị giá 245,7 triệu USD, tăng 3,6 lần về lượng và gần 4 lần về trị giá so với tháng 3 năm ngoái. Lũy kế đến hết quý I năm nay, xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 893.254 tấn, trị giá 450,4 triệu USD, tăng 32,9% về lượng và 44,8% về giá trị so với cùng kỳ.

Philippines chiếm 48,2% tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, tăng so với mức 44,7% của quý I năm ngoái.

Xuất khẩu gạo trong tháng 3 lập kỷ lục mới
Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2018 đến Quý I/2023

Cũng trong tháng 3 xuất khẩu gạo sang thị trường tiêu thụ lớn thứ hai là Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh 94,4% so với cùng kỳ, lên mức 187.746 tấn. Tính chung quý I, xuất khẩu gạo sang thị trường này đã tăng tới 90,7% lên 340.385 tấn, chiếm 18,4% tổng xuất khẩu gạo của cả nước.

Đặc biệt, lượng gạo xuất khẩu sang Indonesia trong quý I tăng đột biến 11.793% lên mức 148.587 tấn và trở thành thị trường tiêu thụ gạo lớn thứ ba của nước ta.

Xuất khẩu gạo cũng ghi nhận đà tăng trưởng cao ở một số thị trường như Mozambique, Đài Loan, Tanzania, Chile…, trong khi giảm ở những thị trường Malaysia, Ghana, Bờ Biển Ngà.

Trong báo cáo tháng 4 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cơ quan này đã nâng dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2023 lên mức 7,1 triệu tấn, cao hơn 300.000 tấn so với dự báo trước đó và tăng nhẹ so với 7,05 triệu tấn của năm 2022. Sự điều chỉnh này chủ yếu là do nhu cầu gia tăng từ Indonesia.

Với dự báo này, Việt Nam tiếp tục là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới sau Ấn Độ (22,5 triệu tấn) và Thái Lan (8,5 triệu tấn), chiếm 12,7% thương mại gạo toàn cầu trong năm 2022.

Còn theo nhận định của các chuyên gia, xuất khẩu gạo của nước ta sẽ tiếp tục thuận lợi trong thời gian tới do nguồn cung được bổ sung từ vụ thu hoạch Đông Xuân và nhu cầu từ các thị trường lớn đang tăng lên.

Cơ hội lớn cho Việt Nam khi Indonesia nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2023 Cơ hội lớn cho Việt Nam khi Indonesia nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2023
Bộ Công Thương khuyến nghị đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo Bộ Công Thương khuyến nghị đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
Việt Nam đặt mục tiêu duy trì xuất khẩu lương thực, thực phẩm đạt hơn 30 tỷ USD/năm Việt Nam đặt mục tiêu duy trì xuất khẩu lương thực, thực phẩm đạt hơn 30 tỷ USD/năm
Xuất khẩu gạo quý I/2023 đạt 1,8 triệu tấn, cao nhất 12 năm Xuất khẩu gạo quý I/2023 đạt 1,8 triệu tấn, cao nhất 12 năm
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chào Xuân M&A VIETNAM: Nơi chia sẻ, kết nối của giới đầu tư

Chào Xuân M&A VIETNAM: Nơi chia sẻ, kết nối của giới đầu tư

Chào Xuân M&A VIETNAM là hoạt động thường niên và lớn nhất trong năm được Ban Kết Nối Và Xúc Tiến Đầu Tư (Ban KN&XTĐT) tổ chức định kỳ. Chương trình sẽ có sự góp mặt của nhiều chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước nhằm chia sẻ, kết nối của giới đầu tư.
Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Vì sao Bộ Công Thương chưa thể cấm ngay sàn Temu?

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) lý giải việc cấm ngay các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Sức bật của nông sản Việt!

Sức bật của nông sản Việt!

Cán cân thương mại ngành nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam 10 tháng năm 2024 ước đạt thặng dư 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD.
Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường EU

Thị trường Liên minh châu Âu (EU) có yêu cầu cao về chất lượng là điểm đến hấp dẫn của ngành tôm nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tôm đạt tiêu chuẩn xuất đi EU không chỉ giúp tăng giá trị sản phẩm mà còn khẳng định vị thế của ngành tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Vì sao giá USD tăng kịch trần?

Giá USD ngân hàng tăng mạnh lên 24.250 đồng. Theo chuyên gia, giá USD trong nước tăng chủ yếu do áp lực liên quan đến yếu tố quốc tế.
BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường  và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ban hành Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại (Khung ESMS), đánh dấu một bước đi tiên phong trong việc đồng hành với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đẩy mạnh giao thương toàn cầu và tăng trưởng bền vững.
BIDV: Từng bước hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu

BIDV: Từng bước hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu

Với tầm nhìn trở thành ngân hàng tiên phong cung cấp giải pháp toàn diện và góp phần hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu (XNK), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã bắt tay hợp tác với hai đối tác uy tín trong lĩnh vực công nghệ và logistics.
Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền

Sau gần 2 tháng tạm ngừng trong bối cảnh áp lực tỷ giá gia tăng, chiều 18/10, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu qua kênh thị trường mở để hút tiền.
Sau chuyển giao bắt buộc, số phận 2 ngân hàng 0 đồng sẽ ra sao?

Sau chuyển giao bắt buộc, số phận 2 ngân hàng 0 đồng sẽ ra sao?

Sau khi chính thức nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng, MB quyết định cử ông Lê Xuân Vũ - thành viên Ban điều hành MB - đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc thường trực của OceanBank. Vietcombank cho biết CB vẫn là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính.
Giá điện tăng 4,8%: Không tác động mạnh đến lạm phát nhưng gây áp lực chi tiêu

Giá điện tăng 4,8%: Không tác động mạnh đến lạm phát nhưng gây áp lực chi tiêu

Giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% từ ngày 11/10, theo các chuyên gia, mức tăng giá trên tác động không nhiều đến lạm phát nhưng sẽ gây áp lực chi tiêu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động