Xoài Úc Cam Lâm rớt giá kỷ lục, hàng nghìn tấn tồn kho
![]() |
Xoài Úc Cam Lâm rớt giá kỷ lục, hàng nghìn tấn tồn kho. Ảnh Bá Huy |
Nông dân chán nản, xoài chín bị bỏ rụng
Vào mùa thu hoạch chính nhưng nhiều vườn xoài Úc tại huyện Cam Lâm – thủ phủ xoài của Khánh Hòa – rơi vào cảnh “đứng hình” khi giá bán chỉ còn từ 3.000 - 4.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với chi phí đầu tư. Nhiều hộ nông dân chấp nhận để xoài chín rụng gốc, không buồn hái.
Ông Nguyễn Văn Thanh (xã Cam Hải Tây) cho biết: “Gia đình có gần 2 ha xoài nhưng do thời tiết bất lợi, năng suất thấp. Giá rẻ quá nên hơn 2-3 tấn xoài còn treo trên cây vì bán không đủ tiền thuê nhân công hái.” Năm ngoái, giá xoài dao động từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, mang lại lợi nhuận khá cho người trồng. Nay thì khác.
Tình trạng tương tự diễn ra ở vườn xoài 1,9 ha của ông Võ Xuân Hiển (xã Cam Thành Bắc), nơi sản lượng ước đạt 4 tấn nhưng vẫn chưa có thương lái đến hỏi mua. Ông Hiển lo lắng: “Đầu tư cả trăm triệu đồng chăm sóc nhưng giờ không biết bán cho ai.”
Theo anh Trương Thanh Trường – chủ vựa xoài Trường Lan, nguyên nhân khiến xoài Úc Cam Lâm rớt giá là do thời tiết khiến trái không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, trong khi thị trường trong nước không chuộng loại xoài này. Ngoài ra, thời điểm thu hoạch lại trùng với xoài của Trung Quốc và Campuchia, gây áp lực cạnh tranh lớn.
Hiện, khoảng 1.800 tấn xoài Úc trên địa bàn Cam Lâm chưa thể tiêu thụ, tiếp tục chất đống tại vườn.
Giải pháp tạm thời và định hướng dài hạn
![]() |
Vì giá thu mua quá rẻ, nhiều chủ vườn không thu hoạch, xoài chín rụng đầy vườn. Ảnh Bá Huy |
Trước tình hình cấp bách, UBND huyện Cam Lâm đã kiến nghị tỉnh Khánh Hòa và các sở, ngành hỗ trợ tiêu thụ xoài Úc thông qua hệ thống siêu thị, bán lẻ và các chợ đầu mối toàn quốc. Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa cũng đã gửi công văn kêu gọi Trung ương Hội và Hội Doanh nhân trẻ vào cuộc.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giải cứu chỉ là giải pháp tình thế. Tiến sĩ Nguyễn Bá Hùng (Trường ĐH Thái Bình Dương) nhận định, quy mô sản xuất xoài còn manh mún, vùng trồng chưa đạt chuẩn, truy xuất nguồn gốc còn hạn chế. “Cần quy hoạch vùng trồng bài bản, đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP thì mới mong tiếp cận các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh.”
Ông Hùng cũng đề xuất đầu tư kho lạnh và vận tải đông lạnh để giữ chất lượng xoài, mở ra cơ hội tiêu thụ dài ngày thay vì chỉ vài ngày như hiện nay. Với vị trí gần sân bay Cam Ranh, cảng biển và tuyến cao tốc Bắc – Nam, Cam Lâm có tiềm năng lớn để hình thành trung tâm logistics cho nông sản.
Trong khi đó, TS Nguyễn Đăng Nghĩa – chuyên gia nông nghiệp, cho rằng nông dân cần thay đổi tư duy tiếp thị: “Không thể ngồi chờ thương lái. Phải chủ động chào hàng, giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu.” Ông đề xuất xây dựng nhà máy chế biến xoài Úc để đa dạng đầu ra, xuất khẩu cả tươi lẫn chế biến.
“Phải có catalogue về sản phẩm, chứng minh xoài sạch, không hóa chất, có độ ngọt đặc trưng… Mọi thứ cần bài bản và chuyên nghiệp hơn,” ông Nghĩa nhấn mạnh.
![]() |
![]() |
Tin khác

Vàng SJC vượt 120 triệu, thế giới chạm mốc 3.300 USD

Gỡ nút thắt cho sầu riêng Việt: Kiểm soát từ gốc, mở lối xuất khẩu sang Trung Quốc

Giá heo hơi quay đầu giảm nhẹ tại miền Bắc

Giá tiêu neo quanh mốc 150.000 đồng/kg, áp lực giảm gia tăng

Giá cà phê đồng loạt giảm sau dự báo tích cực từ USDA

Đã đến lúc cá tra Việt trở về “chính danh” trên mâm cơm nội địa

Giá heo hơi giảm nhẹ tại một số tỉnh miền Trung

Giá tiêu khó tăng mạnh trong ngắn hạn do sức mua yếu

Giá cà phê thế giới bật tăng do lo ngại nguồn cung từ Brazil
