Vượt sầu riêng, thanh long trở lại “ngôi vương” xuất khẩu

Thanh long vượt sầu riêng, dẫn đầu xuất khẩu trái cây tháng 1 với kim ngạch 58 triệu USD, trong khi sầu riêng giảm 73%, xuống còn 31 triệu USD.
Xuất khẩu rau củ quả sẽ đạt kỷ lục mới? Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt 9,42 tỷ USD, tăng 60% Trái cây của Việt Nam đã có mặt tại 60 nước trên thế giới
Vượt sầu riêng, thanh long trở lại “ngôi vương” xuất khẩu.
Vượt sầu riêng, thanh long trở lại “ngôi vương” xuất khẩu.

Thanh long vươn lên dẫn đầu xuất khẩu trái cây

Theo báo cáo từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong tháng 1/2025, xuất khẩu thanh long được 57,73 triệu USD, giảm 9,8% so với tháng 1/2024 nhưng tăng 34,5% so với tháng 12/2024. Trong khi đó, xuất khẩu sầu riêng trong tháng này chỉ được 31,22 triệu USD, giảm 73% so với tháng 1/2024.

Trong tháng 1/2025, xuất khẩu thanh long nhiều nhất sang Trung Quốc với 38,1 triệu USD, tiếp theo là Ấn Độ 7,17 triệu USD, thứ 3 là Mỹ 3,38 triệu USD.

Sở dĩ thanh long xuất khẩu tăng trưởng cao trong đầu năm do đây là thời điểm tháng Tết nguyên đán, nhu cầu trái cây cúng cao.

Những năm qua, xuất khẩu thanh long lao dốc do Trung Quốc đã chủ động được nguồn cung nội địa nên giảm nhập khẩu. Việt Nam dù có mở rộng thị trường thay thế như Ấn Độ, Mỹ, Thái Lan,… nhưng không thể bù đắp.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong những ngày sau Tết, giá bán thanh long tại tỉnh Tiền Giang duy trì ở mức cao và kéo dài đến hết tháng giêng.

Tại Tiền Giang, các vựa thu mua thanh long ruột trắng với giá dao động từ 16.000 - 28.000 đồng/kg tùy loại, cao hơn từ 4.000-5.000 đồng/kg so với tháng trước; giá thanh long ruột đỏ dao động từ 22.000-33.000 đồng/kg, tăng từ 3.000-4.000 đồng/kg.

Do đang là thời điểm trái vụ nên sản lượng thanh long ở mức thấp trong khi nhu cầu cao nên giá được đẩy lên cao.

Ngành thanh long đã có khởi đầu năm 2025 thành công nhưng những khó khăn chính vẫn ở phía trước. Do đó, việc nâng cao chất lượng, đa dạng thị trường, đa dạng sản phẩm chế biến vẫn là điều cần thiết để phát triển bền vững.

Cách nào để sầu riêng trở lại "ngôi vương"?

Vượt sầu riêng, thanh long trở lại “ngôi vương” xuất khẩu
Các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường cấp phép cho các trung tâm kiểm nghiệm để doanh nghiệp có thể có thêm các cơ sở kiểm định, giải quyết khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xuất khẩu sầu riêng sụt giảm nghiêm trọng là việc các thị trường nhập khẩu siết chặt quy định kiểm dịch và an toàn thực phẩm.

Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất, đã áp dụng chính sách kiểm tra 100% lô hàng sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam. Đồng thời, từ 10/1, nước này yêu cầu các lô hàng phải có giấy kiểm định chứng minh không chứa chất vàng O, một hợp chất có nguy cơ gây ung thư.

Điều này khiến quy trình thông quan kéo dài, làm gia tăng nguy cơ hư hỏng hàng hóa, buộc nhiều doanh nghiệp phải quay đầu đưa hàng về tiêu thụ nội địa.

Cùng với những thay đổi từ thị trường Trung Quốc, thị trường EU cũng tạm thời tăng tần suất kiểm tra tại biên giới với mặt hàng sầu riêng từ 10% lên 20%.

Nguyên nhân của sự thay đổi này là do sầu riêng Việt Nam không tuân thủ các quy định về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Theo đó, cơ quan chức năng của EU đã phát hiện nhiều hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật còn tồn dư cao trên sầu riêng như: Carbendazim, Fipronil, Azoxystrobin, Dimethomorph, Metalaxyl, Lambda-cyhalothrin, Acetamiprid. Các hoạt chất này được EU quy định mức giới hạn tối đa dư lượng được phép (MRL) từ 0,005-0,1 mg/kg tuỳ loại.

Tại các khu vực cửa khẩu, theo Ban quản lý cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, từ đầu năm 2025 đến nay, phía Trung Quốc yêu cầu sầu riêng được nhập khẩu từ Việt Nam phải có giấy chứng nhận kiểm định dư lượng Cadimi và chất vàng O (Auramine O). Do vậy, từ cuối tháng 1/2025, mặt hàng sầu riêng quả tươi xuất khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn gần như ngưng trệ vì không đáp ứng đủ tiêu chuẩn.

Từ đầu tháng 2/2025 đến nay, mới có 25 xe hàng chở sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn, số lượng này chỉ bằng 5 - 10% so với cùng kỳ năm 2024.

Tương tự, tại cửa khẩu Lào Cai, từ đầu năm 2025 đến nay, số lượng sầu riêng và mít xuất khẩu qua cửa khẩu giảm mạnh so với các tháng trước và cùng kỳ năm 2024, do phía Trung Quốc đang thực hiện kiểm tra chặt chẽ với hai mặt hàng này.

Đặc biệt là trái sầu riêng (nông sản có giá trị cao xuất khẩu) bị giảm sản lượng rất mạnh, thậm chí nhiều ngày trong năm mới 2025, không có xe hàng sầu riêng nào được xuất khẩu.

Trong bối cảnh xuất khẩu sầu riêng gặp khó khăn như hiện nay, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, giải pháp trước mắt là các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường cấp phép cho các trung tâm kiểm nghiệm để doanh nghiệp có thể có thêm các cơ sở kiểm định, giải quyết khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

Về lâu dài, các bộ, ngành cần nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, tìm thêm cơ hội cho mặt hàng sầu riêng.

“Đặc biệt, các đơn vị, địa phương cũng phải nỗ lực “sốc” lại quy trình sản xuất để đảm bảo trái sầu riêng không bị vướng vào những rào cản không đáng có khi xuất khẩu. Phải hiểu rằng, các quy định, tiêu chuẩn là điều phải vượt qua vì chỉ có vượt qua mới có thể giữ vững được thị trường” – chuyên gia Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.

Xuất khẩu rau quả sang thị trường Thái Lan tăng mạnh Xuất khẩu rau quả sang thị trường Thái Lan tăng mạnh
Xuất khẩu sầu riêng gặp khó, giảm gần 90% Xuất khẩu sầu riêng gặp khó, giảm gần 90%
Xuất khẩu rau quả tăng Xuất khẩu rau quả tăng 'đột biến' tại Thái Lan
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với nhiều nước: Một sự thay đổi tích cực

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với nhiều nước: Một sự thay đổi tích cực

Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gây bất ngờ lớn khi thông báo tạm hoãn kế hoạch áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày đối với phần lớn các đối tác thương mại đồng thời giảm đáng kể mức thuế xuống 10% trong giai đoạn này.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bessent dự kiến kéo dài 45 phút, diễn ra tại trụ sở Bộ Tài chính Mỹ ở Washington vào lúc 20h GMT - tương ứng với 3h sáng ngày 10/4 theo giờ Việt Nam, theo Reuters.
Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo.
Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế suất 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 1/2025, cung cấp nhiều thông tin về việc chuẩn bị đàm phán với Mỹ khi nước này áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam.
Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

"Mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với mức 90% cũng như mức 46% phía Mỹ đưa ra. Cần làm rõ ngoài yếu tố thuế thì yếu tố gì, lý do gì để Mỹ đưa ra thuế đối ứng 46%, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp", đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Intimex cho hay, với thị trường Mỹ, xuất khẩu cà phê tiêu không đáng lo ngại vì cà phê là mặt hàng thị trường Mỹ cần, nên sử dụng công cụ thuế ảnh hưởng cho người tiêu dùng Mỹ.
Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Vài giờ sau thông báo của Tổng thống Mỹ áp thuế nhập khẩu đối ứng, website của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cũng đăng tải công thức tính.
Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Theo các chuyên gia, Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu sẽ thách thức các nhà sản xuất lẫn các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Đặc biệt, mức thuế đối với các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam lại thấp hơn chúng ta.
Năm 2024, Việt Nam có 15 nhóm hàng xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1 tỷ USD

Năm 2024, Việt Nam có 15 nhóm hàng xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1 tỷ USD

Theo số liệu từ Hải Quan Việt Nam, trong năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng hóa có trị giá 119,5 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này 15,1 tỷ USD.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động