Việt Nam xuất siêu 3,79 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm
Xuất khẩu hàng hoá năm 2025: Thuận lợi và thách thức Hoa Kỳ “siết” tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu, Việt Nam chủ động ứng phó Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD |
Tăng trưởng mạnh ở cả hai chiều
Tính đến hết tháng 4 năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 140,34 tỷ USD, tăng 13,0%; nhập khẩu đạt 136,55 tỷ USD, tăng tới 18,6%. Mặc dù vẫn giữ được trạng thái xuất siêu – với mức 3,79 tỷ USD – nhưng mức thặng dư thương mại đã sụt giảm đáng kể so với con số 9,06 tỷ USD của cùng kỳ năm 2024.
Việc cán cân thương mại vẫn nghiêng về phía xuất siêu là một tín hiệu tích cực, song mức độ chênh lệch đang thu hẹp. Điều này phản ánh rõ sự tăng tốc mạnh mẽ của nhập khẩu, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất và tiêu dùng nội địa ngày càng tăng cao.
Đáng chú ý, trong khi khu vực kinh tế trong nước tiếp tục nhập siêu ở mức 10,52 tỷ USD, thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn đóng vai trò then chốt trong duy trì xuất siêu, với thặng dư lên đến 14,31 tỷ USD.
![]() |
Tính đến hết tháng 4 năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 276,89 tỷ USD (Ảnh minh họa) |
Nhập khẩu hàng hóa đạt 136,55 tỷ USD
Trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 136,55 tỷ USD – tăng thêm hơn 21,4 tỷ USD so với cùng kỳ. Động lực chính đến từ khu vực kinh tế trong nước với mức tăng 21,1%, đạt 51,26 tỷ USD. Khu vực FDI cũng ghi nhận mức tăng 17,1%, tương đương 85,29 tỷ USD.
Theo báo cáo từ Cục Thống kê, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu nhập khẩu – đạt 128,17 tỷ USD, chiếm 93,9% tổng kim ngạch. Trong nhóm này, các mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 50,6%; nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 43,3%. Nhóm hàng tiêu dùng chỉ chiếm 6,1%, tương đương 8,38 tỷ USD.
Từ đó có thể thấy, nhập khẩu gia tăng chủ yếu do sự bùng nổ về nhu cầu hàng hóa đầu vào cho sản xuất, đặc biệt trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo – lĩnh vực đang thể hiện rõ vai trò dẫn dắt tăng trưởng sản xuất toàn ngành.
Tăng trưởng nhập khẩu cũng song hành với đà tăng của chỉ số sản xuất công nghiệp, đạt mức 8,4% – cao hơn đáng kể so với 6,3% cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, ngành chế biến chế tạo – xương sống của nền sản xuất – tăng 10,1%; quản lý rác thải và xử lý nước thải tăng 10,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 5,1%.
Danh mục hàng công nghiệp chủ lực cũng ghi nhận tăng trưởng ấn tượng: ô tô tăng 76,9%, tivi tăng 27,7%, LPG tăng 23,2%, vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 16,6%, giày dép da tăng 9,8%, thép cán tăng 9,4%, xi măng tăng 9,2%, thức ăn cho thủy sản tăng 8,4%...
![]() |
Nhập khẩu hàng hóa đạt 136,55 tỷ USD (Ảnh minh họa) |
Rõ ràng, nhập khẩu tăng không còn đơn thuần là vấn đề “thâm hụt” hay “rò rỉ ngoại tệ”, mà đang là dấu hiệu cho thấy một nền kinh tế đang hồi phục sản xuất mạnh mẽ và chuẩn bị cho chu kỳ tăng trưởng mới.
Xuất khẩu tăng đều
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 140,34 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Dù tăng trưởng thấp hơn so với tốc độ của nhập khẩu, nhưng xuất khẩu vẫn duy trì nhịp độ ổn định với đóng góp lớn từ nhóm hàng công nghiệp chế biến – đạt 123,71 tỷ USD, chiếm 88,2% tổng kim ngạch.
Trong số này, khu vực FDI vẫn giữ vai trò dẫn dắt với 99,6 tỷ USD (tăng 11%, chiếm 71%); khu vực kinh tế trong nước đạt 40,74 tỷ USD (tăng 18,1%, chiếm 29%).
Cả nước có 22 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 88,1% tổng giá trị, trong đó 7 mặt hàng vượt mốc 5 tỷ USD, chiếm 67,1%. Đây là cấu trúc xuất khẩu vẫn dựa nhiều vào nhóm hàng có giá trị lớn và thị trường truyền thống.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu tăng mạnh hơn xuất khẩu đang gây sức ép không nhỏ lên cán cân thương mại và đặt ra thách thức trong duy trì trạng thái xuất siêu trong trung và dài hạn. Sức bật của xuất khẩu vẫn cần được nâng cao hơn nữa, thông qua mở rộng thị trường, cải thiện giá trị gia tăng và tận dụng hiệu quả các FTA.
Khoảng cách nhập siêu và xuất siêu dần rõ nét hơn
Về mặt thị trường, Hoa Kỳ tiếp tục là điểm sáng với vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đạt 43,4 tỷ USD. Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ lên đến 37,7 tỷ USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ. Xuất siêu sang EU đạt 13,4 tỷ USD (tăng 16,8%) và Nhật Bản là 0,7 tỷ USD (gấp đôi năm trước).
Ở chiều ngược lại, Trung Quốc vẫn là đối tác nhập khẩu lớn nhất với 53,2 tỷ USD, khiến Việt Nam nhập siêu từ thị trường này tới 35,1 tỷ USD – tăng tới 44,2% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu từ Hàn Quốc đạt 9,6 tỷ USD (tăng 9,5%) và từ ASEAN là 5,4 tỷ USD (tăng 83,1%).
![]() |
Kim ngach xuất, nhập khẩu hàng hoá theo quốc gia trong 4 tháng đầu năm 2025. Nguồn: Cục Thống kê. |
Khoảng cách lớn trong xuất siêu và nhập siêu giữa các đối tác cho thấy cấu trúc thương mại Việt Nam vẫn đang phụ thuộc đáng kể vào các chuỗi cung ứng trung gian, đặc biệt từ Trung Quốc và Hàn Quốc, trong khi vẫn duy trì khả năng xuất khẩu thành phẩm tới các thị trường tiêu dùng lớn như Hoa Kỳ và EU.
Trong bối cảnh nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu, việc điều hành chính sách thương mại cần linh hoạt hơn để giữ vững thành quả xuất siêu. Các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Công Thương và Hải quan, đang triển khai các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, và rút ngắn thời gian thông quan – nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất.
Dư địa tăng trưởng của xuất nhập khẩu trong năm 2025 vẫn còn rộng mở, Việt Nam đang đứng trước cơ hội định hình lại vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu nếu tận dụng tốt các hiệp định thương mại, duy trì tốc độ công nghiệp hóa và kiểm soát tốt dòng chảy thương mại hai chiều.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Tăng tốc đầu tư xanh: Cơ hội vượt lên trong bối cảnh biến động

Lãi suất ngân hàng nóng trở lại: Bac A Bank vọt lên 6,2%/năm

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp công nghệ

MB giảm lãi suất huy động, Vikki Bank giữ vững ngôi vương 6%/năm

Một “ông lớn” ngân hàng tăng lãi suất huy động sau kỳ nghỉ lễ

Chính phủ đồng ý thí điểm cho vay ngang hàng từ 1/7

Điểm tên những ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4

Một ngân hàng bất ngờ thông báo tăng lãi suất huy động

Chỉ còn 3 ngân hàng giữ mức lãi suất 6%/năm
