Vì sao Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nới room tín dụng?

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (nới room tín dụng) năm 2024, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động kinh doanh một cách minh bạch và công bằng.
Động thái của NHNN trước kiến nghị nới room tín dụng “giải cứu” bất động sản Sau nới room tín dụng, ngân hàng chịu áp lực kép, bước vào cuộc ‘chạy đua’ giữ vốn HDBank được nới “room” tín dụng lên 29%, cao nhất toàn ngành
Vì sao Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nới room tín dụng?
Vì sao Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nới room tín dụng?

Ngay từ đầu năm 2024, NHNN đã giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD khoảng 15% đề ra tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 15/1/2024. Ngày 28/8/2024, NHNN đã chủ động có văn bản thông báo điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các TCTD. Đến ngày 22/11/2024, tín dụng toàn hệ thống tăng 11,12% so với cuối năm 2023.

Trong bối cảnh lạm phát được kiểm soát tốt, NHNN đã chủ động điều chỉnh tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình điều hành, sbv.gov.vn đưa tin.

NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo đảm an toàn hệ thống và hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm gánh nặng lãi suất cho doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến thị trường và sẵn sàng điều chỉnh chính sách tiền tệ để đảm bảo thanh khoản, hỗ trợ các tổ chức tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Bình luận về động thái của NHNN, PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường tài chính, Khoa Ngân hàng, Trường Kinh doanh UEH, cho biết việc nới room tín dụng tại thời điểm này là hoàn toàn cần thiết, có thể góp phần khiến cho tăng trưởng tín dụng nhanh hơn vào tháng cuối năm.

Theo chuyên gia, việc đẩy hơn 500.000 tỷ đồng trong vòng một tháng là một thách thức lớn. Một số ngân hàng đã gần hết room, trái lại một số ngân hàng lại chưa đủ room. "Do đó, để đạt được con số tăng trưởng tín dụng 15% cho toàn hệ thống thì bắt buộc phải nới room cho các ngân hàng đã hết room để tiếp tục đẩy vốn ra cho nền kinh tế", ông nói thêm.

Việc chủ động cấp thêm room tín dụng thể hiện sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ và NHNN trong việc tiếp tục tập trung đẩy mạnh khu vực vốn trong nền kinh tế. Đây là tín hiệu tích cực và cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm.

Mặc dù việc đẩy hơn 500.000 tỷ đồng trong vòng một tháng là một thách thức, ông Huân dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ đạt mục tiêu 15% trong năm nay do trong giai đoạn cuối năm, tăng trưởng tín dụng thường nhanh hơn, đặc biệt là khi Chính phủ và NHNN rất chủ động trong việc đẩy mạnh tín dụng.

Ngân hàng nào có khả năng được nới room tín dụng?

TS Nguyễn Hữu Huân đánh giá "nới room tín dụng dự kiến sẽ tập trung vào nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước, hay những ngân hàng sử dụng gần hết room tín dụng như MB, Techcombank,... Các ngân hàng này sẽ tiếp tục xin thêm room để tiếp tục đẩy tiền ra."

Thống kê từ báo cáo tài chính quý III/2024, nhiều ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng cho vay cao, đơn cử như Techcombank (20,8%), LPBank (16,1%), HDBank (16,1%), Nam A Bank (15,8%), MB (14,9%), TPBank (14,4%), MSB (14,4%), ACB (13,8%), VPBank (12,2%),... Do vậy, các ngân hàng này nhiều khả năng sẽ thuộc nhóm được nới room tín dụng.

Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên bất thường ngày 16/11 mới đây, lãnh đạo ngân hàng LPBank cho biết tăng trưởng tín dụng tính đến hết tháng 10 đã đạt 18%, gần hết room tín dụng.

Lãnh đạo nhiều ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng cao cũng cho biết sẽ tiếp tục đề nghị NHNN xem xét giao thêm chỉ tiêu tín dụng cho các TCTD có năng lực cung ứng vốn tốt, đồng thời cân đối với các mục tiêu điều hành và tiếp tục rà soát tình hình trong quý IV/2024.

Trong báo cáo phân tích ngành ngân hàng vào tháng 9, Chứng khoán MB (MBS) dự báo rằng các ngân hàng có những đặc điểm sau sẽ đạt mức tăng trưởng tín dụng cao hơn trong thời gian còn lại của năm 2024 như biên lãi thuần (NIM) cao hơn, chất lượng tài sản tốt hơn và tăng trưởng tín dụng cao trong lịch sử.

Các chuyên gia phân tích cho rằng một số ngân hàng có thể hy sinh (NIM) bằng cách giảm lãi suất cho vay, bao gồm: VPBank, MB, Techcombank và HDBank.

Những ngân hàng có chất lượng tài sản đã được kiểm chứng trong thời kỳ đại dịch Covid-19 (tính đến thời điểm hiện tại) sẽ có vị thế tốt hơn, có thể kể đến như ACB, Vietcombank, Techcombank có thể vượt qua áp lực trích lập dự phòng trong các quý tới khi tín dụng tiếp tục tăng trưởng.

Cùng với đó, các ngân hàng chứng tỏ được khả năng hấp thụ tín dụng trong bối cảnh áp lực trả trước cao trong năm 2023 và 6 tháng đầu 2024 có khả năng duy trì tăng trưởng. Khả năng phục hồi này đặc biệt có giá trị do nhu cầu yếu đã trải qua từ nửa cuối năm 2023 đến nay, theo MBS.

Dựa trên các dự báo đó, một số ngân hàng được MBS dự phóng tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2024 như: HDBank (khoảng 24,7%); VPBank (24,4%); Techcombank (23,5%); MB (22,3%); ACB (20,8%).

Nới Nới 'room' tín dụng tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp
Các Ngân hàng được nới Các Ngân hàng được nới 'room' tín dụng
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Gửi tiết kiệm online ở ngân hàng nào có lãi suất tốt nhất?

Gửi tiết kiệm online ở ngân hàng nào có lãi suất tốt nhất?

Lãi suất hôm nay 8/4, các ngân hàng ngoại giảm mạnh lãi suất. PublicBank, GPBank đang là hai ngân hàng có lãi suất hấp dẫn nhất khi gửi online.
Thu ngân sách Nhà nước quý I/2025 tăng gần 30% so cùng kỳ năm 2024

Thu ngân sách Nhà nước quý I/2025 tăng gần 30% so cùng kỳ năm 2024

Theo Bộ Tài chính, kết quả thu nội địa quý I/2025 đạt khá so dự toán và tăng so cùng kỳ chủ yếu do kinh tế những tháng cuối năm 2024 tăng trưởng khá (GDP quý IV tăng 7,55% so cùng kỳ, cả năm tăng 7,09%), những tháng đầu năm 2025 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.
Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sẽ được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của kỳ tính thuế từ tháng 2 đến tháng 6 năm nay, với thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 20/11/2025.
Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá USD lên 26.000 đồng

Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá USD lên 26.000 đồng

Chính sách thuế quan mà Mỹ vừa công bố đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này đẩy giá bán USD tại một số nhà băng vượt 26.000 đồng/USD, cao nhất từ trước đến nay.
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
Lý do các sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4

Lý do các sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4

Theo các sàn thương mại điện tử, lý do các sàn thương mại điện tử vẫn chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4 vì đến thời điểm này Nghị định quy định chi tiết về cách thức thực hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt và ban hành.
Lộ diện ngân hàng đầu tiên giảm lãi suất huy động trong ngày 1/4

Lộ diện ngân hàng đầu tiên giảm lãi suất huy động trong ngày 1/4

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) trở thành ngân hàng đầu tiên giảm lãi suất huy động trong tháng 4 khi vừa niêm yết biểu lãi suất mới.
Thêm ngân hàng rời mốc lãi suất 6%/năm

Thêm ngân hàng rời mốc lãi suất 6%/năm

BVBank rời mốc lãi suất 6%/năm, Agribank đã giảm lãi suất huy động tiền gửi tại quầy từ 0,1% đến 0,2% đối với các kỳ hạn ngắn từ 1-5 tháng.
Thêm ngân hàng nhóm Big4 điều chỉnh lãi suất

Thêm ngân hàng nhóm Big4 điều chỉnh lãi suất

Agribank là ngân hàng Big4 vừa điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Từ 25/2 đến 25/3, có 24 ngân hàng thương mại trong nước điều chỉnh giảm lãi suất với mức giảm từ 0,1%-1,05%/năm.
Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Đoàn kiểm tra sẽ làm việc với các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu, các hiệp hội ngành hàng và chính quyền địa phương để đánh giá tình hình cung cầu và giá cả trên thị trường​, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động