Tổng số tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng đạt hơn 14 triệu tỷ
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng Giá vàng, Bitcoin lao dốc sau cuộc họp của Fed Ngân hàng nào đang đứng đầu thị trường về lãi suất huy động? |
![]() |
Tính đến cuối tháng 10/2024, tổng số tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng đạt hơn 14 triệu tỷ đồng. |
Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, trong tháng 10/2024, tiền gửi của dân cư vào ngân hàng đạt 6,978 triệu tỷ đồng, tăng 20.471 tỷ đồng so với tháng trước đó. So với cuối năm 2023, con số này đã tăng lên 6,82%.
Trong khi đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào ngân hàng đạt 7,158 triệu tỷ đồng, tăng thêm 4,63% so với cuối năm 2023.
Tính đến cuối tháng 10/2024, tổng số tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng đạt hơn 14 triệu tỷ đồng, kỷ lục cao nhất từ trước đến nay.
Trả lời báo chí, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, tiết kiệm vẫn sẽ là “hầm trú ẩn” an toàn của dòng tiền ở hiện tại khi nhìn vào con số tiền gửi vào ngân hàng.
Đây là kênh đầu tư dành cho mọi người dân và hoàn toàn yên tâm “kê cao gối ngủ” bởi trong bất kỳ tình huống nào, tiền gửi luôn được đảm bảo an toàn trong hệ thống ngân hàng. Mặt khác, hàng loạt ngân hàng cũng đang điều chỉnh biểu lãi suất tiết kiệm tăng ở nhiều kỳ hạn để thu hút tiền gửi sau một thời gian dài giữ ở mức thấp.
Tuy là kênh đầu tư sáng giá nhất nhưng lãi suất không phải là yếu tố cạnh tranh duy nhất. Ngoài lãi suất, các ngân hàng cạnh tranh bằng dịch vụ an toàn, tiện lợi, tối ưu hoá trải nghiệm của khách hàng, cá nhân hoá theo từng nhóm khách hàng. Đồng thời, tích cực áp dụng các công nghệ hiện đại vào số hoá sản phẩm, dịch vụ, đa dạng các sản phẩm tiền gửi một cách linh hoạt, tích hợp thêm nhiều dịch vụ khác đi kèm, có như vậy mới giữ chân được dòng tiền ở lại với ngân hàng.
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhận xét, với nhiều người, tiền gửi vẫn được xem là kênh đầu tư “ổn”, lãi suất không cao nhưng tương đối an toàn, trong khi ở các kênh đầu tư khác, có kênh đầu tư đòi hỏi chuyên môn, khả năng phân tích như chứng khoán, có kênh lại đòi hỏi suất đầu tư lớn như bất động sản.
Theo ông Thịnh, với lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng 5-6%/năm vẫn đảm bảo cho nhà đầu tư không quá thiệt thòi.
Trước thực trạng tiền gửi của dân cư chảy vào hệ thống ngân hàng tăng, dư nợ tín dụng tại một số nhà băng dần sôi động trở lại, lãi suất tiết kiệm được dự báo tăng nhẹ trong thời gian tới.
Từ đầu tháng 1/2025 đến nay, có tới hơn 10 ngân hàng gồm Eximbank, HDBank, Bac A Bank… tăng lãi suất tiền gửi. Mức phổ biến kỳ hạn 12 tháng được niêm yết quanh mức 6%/năm. Còn mức cao nhất lên tới 8-9%/năm được một số ngân hàng áp dụng, với số tiền gửi lên tới 500 - 2.000 tỉ đồng ở kỳ hạn dài trên 12 tháng. Đơn cử PVcomBank áp dụng lãi suất lên tới 9%/năm với khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại quầy cho kỳ hạn 12 và 13 tháng. Tuy nhiên để được hưởng mức lãi suất này, khách hàng phải gửi tối thiểu 2.000 tỉ đồng. HDBank cũng có mức lãi suất tiền gửi lên đến 7,7%/năm và 8,1%/năm cho kỳ hạn 12 và 13 tháng. Điều kiện để được nhận mức lãi suất này, khách hàng có số tiền gửi từ 500 tỉ đồng trở lên. |
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá USD lên 26.000 đồng

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Lý do các sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4

Thêm ngân hàng nhóm Big4 điều chỉnh lãi suất

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Những ngân hàng có lãi suất siêu cao từ 7,5-9,65%/năm

Đã có ngân hàng giảm lãi suất lần thứ 4 trong tháng

Thái Lan tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Á
