Tìm giải pháp, tạo thêm động lực phát triển bền vững vùng ĐBSCL

Ngày 1/6, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20/1/2003 của Bộ Chính trị khóa IX về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2001-2010.
Chuẩn bị khai trương Trung tâm Giới thiệu Đồng Tháp và ĐBSCL tại Phú Quốc Việt Nam dự kiến vay khoảng 2 tỷ USD cho phát triển ĐBSCL Xâm nhập mặn ở ĐBSCL tăng dần, cao nhất vào đầu tháng 3

Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết tham dự và chủ trì hội nghị.

Tìm giải pháp, tạo thêm động lực phát triển bền vững vùng ĐBSCL
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh. Ảnh:VGP

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, ĐBSCL luôn là vùng kinh tế quan trọng trong sự phát triển bền vững của đất nước ta. Vùng có vị trí địa chính trị và địa quân sự hết sức quan trọng, có nền văn minh sông nước độc đáo không chỉ với Việt Nam, khu vực mà trên thế giới.

Với ý nghĩa, vai trò quan trọng như vậy, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đặc biệt đến vùng ĐBSCL. Nhiều nghị quyết, văn bản quan trọng về vấn đề này đã được Đảng ta ban hành, trong đó có Nghị quyết số 21 về vùng ĐBSCL.

Nghị quyết số 21-NQ/TW đã xác định những định hướng, mục tiêu, giải pháp quan trọng để đẩy nhanh quá trình phát triển bền vững của vùng ĐBSCL. Theo đó, huy động cao nhất các nguồn lực, trước hết là nội lực, nguồn lực của các thành phần kinh tế; xây dựng vùng ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả, bền vững…

Vùng ĐBSCL trong những năm qua đã có những chuyển biển tích cực, đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch và phát triển đúng hướng với quy mô, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển tích cực…

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cũng chỉ rõ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện còn nhiều khó khăn, hạn chế. Tốc độ phát triển của vùng đã chậm lại một cách đáng kể, mức sống của người dân thấp hơn mức trung bình của cả nước. Tăng trưởng kinh tế chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện là "vùng trũng" về đô thị hóa ở Việt Nam. Tình hình dân tộc, tôn giáo vẫn có những diễn biến phức tạp…

Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tuyến
Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tuyến

Để thúc đẩy vùng ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững, trong thời gian tới, Bộ Chính trị đã giao Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan Thường trực, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức Tổng kết Nghị quyết 21-NQ/TW. Kết quả tổng kết là cơ sở quan trọng để Ban Chỉ đạo và Ban Kinh tế Trung ương tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư đề ra các định hướng, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tại hội nghị, các đại biểu tham dự cũng cho rằng: Cần chú ý đến một số yếu tố về nông nghiệp, đất đai, nhân lực, đảm bảo phát triển bền vững cho vùng; lồng ghép khoa học công nghệ vào từng lĩnh vực, quan tâm đến môi trường, biến đổi khí hậu; bảo đảm quốc phòng - an ninh, tăng cường liên kết vùng; chú ý đến vấn đề văn hóa đồng bào dân tộc; có ngay những giải pháp cốt lõi và trước mắt cho cuộc sống người dân.

Đánh giá cao sự làm việc tích cực, đóng góp ý kiến sâu sắc của các đại biểu, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đề nghị tất cả thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phát huy tinh thần sáng tạo, vào cuộc quyết liệt, khẩn trương, nghiêm túc thực hiện sự phân công nhằm hoàn thành tiến độ đề ra. Theo đó, tổng kết đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện, sâu sắc về những việc đã làm được, chưa làm được và bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh lưu ý, cần đi sâu, làm rõ những lợi thế, thách thức đối với phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới, nhất là những thách thức trong bối cảnh mới; phát hiện các nguồn lực, nhân tố mới để mở rộng nghiên cứu và làm rõ, đặc biệt trong mối liên hệ với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết chuyên đề có liên quan

Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp tạo thêm các động lực phát triển kinh tế - xã hội cho vùng ĐBSCL. Xác định rõ thế mạnh của vùng trong mối quan hệ với vùng Đông Nam bộ, TP. Hồ Chí Minh và cả nước; tìm ra những điểm mới có tính chất khơi thông, mở đường cho khai thác, phát huy được nguồn lực con người, điều kiện tự nhiên, xã hội, phát triển các ngành, lĩnh vực vùng ĐBSCL.

M.Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ford Việt Nam triển khai ưu đãi “khủng” tháng 7: Trao giá trị thay lời tri ân

Ford Việt Nam triển khai ưu đãi “khủng” tháng 7: Trao giá trị thay lời tri ân

Từ ngày 01/7 đến 31/7/2025, Ford Việt Nam phối hợp cùng hệ thống đại lý trên toàn quốc triển khai chương trình khuyến mãi đặc biệt với tổng giá trị ưu đãi lên tới 89 triệu đồng cho khách hàng mua các dòng xe Ford.
Tỷ giá USD ngân hàng lập đỉnh mới, tiếp tục chịu áp lực ngắn hạn

Tỷ giá USD ngân hàng lập đỉnh mới, tiếp tục chịu áp lực ngắn hạn

Sáng ngày 3/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm tại 25.091 đồng, tăng 21 đồng so với phiên liền trước. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 23.837 - 26.345 đồng.
Chứng khoán Mỹ lập đỉnh sau thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh sau thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Các chỉ số S&P 500 và Nasdaq của Mỹ đã chốt phiên ở mức cao kỷ lục vào ngày 2/7 sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về thỏa thuận thương mại với Việt Nam, giúp xoa dịu những lo ngại về căng thẳng thương mại kéo dài.
Chuyên gia nói gì về việc Mỹ “giảm đáng kể thuế quan” với hàng hóa Việt Nam?

Chuyên gia nói gì về việc Mỹ “giảm đáng kể thuế quan” với hàng hóa Việt Nam?

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ giảm đáng kể thuế đối ứng với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù chưa có con số cụ thể được công bố, các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là một tín hiệu tích cực, là “deal tốt” cho xuất khẩu và đầu tư, đồng thời có thể thúc đẩy nội lực sản xuất trong nước nếu được thực thi hợp lý.
Lãi suất cho người trẻ mua nhà xã hội giảm còn 5,9%

Lãi suất cho người trẻ mua nhà xã hội giảm còn 5,9%

Từ ngày 1/7/2025, người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi chỉ 5,9%/năm trong 5 năm đầu – thấp hơn 2% so với mức trung bình thị trường. Chính sách mới mở ra cơ hội lớn để hàng triệu người trẻ tiếp cận nhà ở với chi phí hợp lý, trong bối cảnh giá bất động sản và áp lực tài chính vẫn đang là thách thức lớn.
Chi tiết các đối tượng không chịu thuế VAT trong Nghị định 181/2025/NĐ-CP

Chi tiết các đối tượng không chịu thuế VAT trong Nghị định 181/2025/NĐ-CP

Ngày 1/7/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT). Nghị định này không chỉ làm rõ các quy định về người nộp thuế, phương pháp tính thuế, hoàn thuế, mà còn hướng dẫn cụ thể các trường hợp hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.
Thị trường bất động sản đón triển vọng mới sau khi sáp nhập tỉnh thành

Thị trường bất động sản đón triển vọng mới sau khi sáp nhập tỉnh thành

Việc sáp nhập các tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025 không chỉ là sự thay đổi về mặt hành chính, mà còn mở ra một môi trường hoàn toàn mới, tạo động lực cho thị trường bất động sản phát triển.
Xuất hóa đơn điện tử từ 1/7: Ghi địa chỉ mới hay giữ theo giấy đăng ký kinh doanh?

Xuất hóa đơn điện tử từ 1/7: Ghi địa chỉ mới hay giữ theo giấy đăng ký kinh doanh?

Từ ngày 1/7/2025, địa giới hành chính mới được cập nhật trên toàn quốc. Hóa đơn điện tử sẽ ghi địa chỉ theo danh mục địa bàn hành chính sau sáp nhập, dù giấy đăng ký kinh doanh vẫn thể hiện địa chỉ cũ. Người nộp thuế không bắt buộc thay đổi thông tin ngay.
Bộ Tài chính giảm sâu cho 46 loại phí, lệ phí

Bộ Tài chính giảm sâu cho 46 loại phí, lệ phí

Từ ngày 1/7/2025, 46 nhóm phí, lệ phí chính thức được giảm 50% theo Thông tư 64/2025/TT-BTC, đánh dấu bước đi mới trong chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt khó, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Luật sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng: Thêm cơ chế bảo vệ hệ thống và quyền lợi người gửi tiền

Luật sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng: Thêm cơ chế bảo vệ hệ thống và quyền lợi người gửi tiền

Nhằm hỗ trợ tổ chức tín dụng gặp khó khăn về thanh khoản hoặc đang thực hiện phương án phục hồi, chuyển giao bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được quyền quyết định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động