Thực hành ESG và đổi mới tài chính xanh cho tăng trưởng bền vững

Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu đặt ra nhiều thách thức, việc phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách đồng thời cũng là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Thực hành ESG – Xu thế tất yếu cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững
Các diễn giả giải đáp các câu hỏi về ESG tại Hội thảo

Tại Hội thảo “Thực hành ESG và đổi mới tài chính xanh cho tăng trưởng bền vững” do Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam phối hợp với Liên chi Hội Bất động sản công nghiệp Việt Nam (VIREA) tổ chức ngày 26/7, các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu đặt ra nhiều thách thức, việc phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách đồng thời cũng là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chỉ số ESG trở thành công cụ quan trọng đánh giá mức độ trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp.

Đặc biệt, các doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như EU... cũng rất quan tâm, mong muốn áp dụng thực hành ESG vào hoạt động sản xuất kinh doanh. ESG không còn là “sân chơi” dành riêng cho những doanh nghiệp lớn mà đang dần trở thành mục tiêu hướng tới dành cho tất cả đơn vị kinh doanh.

Lợi ích kinh tế của doanh nghiệp phải hài hòa với lợi ích của môi trường - xã hội, đó là người lao động, đối tác, tổ chức tín dụng, khách hàng và xã hội. Việc phát triển doanh nghiệp bền vững theo các tiêu chí ESG hiện nay đang dần không còn là sự lựa chọn mà trở thành yếu tố quyết định mang tính sống còn của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Nhiều khảo sát cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đã có nhận thức được tầm quan trọng của phát triển bền vững. Cụ thể là, Báo cáo triển vọng kinh doanh 2023 của Ngân hàng UOB (UOB) đã thực hiện khảo sát hơn 4000 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp ASEAN và Trung Quốc cho thấy 94% doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát nhận ra được mức độ quan trọng của phát triển bền vững.

Không chỉ dừng lại ở đó, mặc dù gặp phải nhiều rào cản và ESG mới chỉ bắt đầu ở Việt Nam, các doanh nghiệp đã dần cam kết và thực hiện ESG. Cũng trong báo cáo của UOB, Việt Nam cùng với Thái Lan được đánh giá là 2 quốc gia dẫn đầu về áp dụng tính bền vững, với 51% đã bắt đầu thực hành các hoạt động bền vững.

Trong Báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam của PwC (Pi đáp lưu ci) với sự tham gia của 234 doanh nghiệp tại Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2022, thì có đến 44% đã lập kế hoạch và đưa ra cam kết ESG, 36% đang ở giai đoạn lập kế hoạch cho 2 đến 4 năm tới.

Thực hành ESG – Xu thế tất yếu cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững
Ths. Đặng Bùi Khuê, Giám đốc Phát triển bền vững TUV NORD Việt Nam

Báo cáo Thế hệ kế nghiệp Việt Nam: Lãnh đạo hôm nay và mai sau của PwC được thực hiện từ 08/10 đến 12/12/2021 với 38 đại diện của Việt Nam cũng đã cho thấy triển vọng trong tương lai của việc phát triển bền vững khi thể hiện quan điểm mạnh mẽ và trách nhiệm trong các hoạt động kinh doanh bền vững.

Tuy nhiên, các báo cáo cũng cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia ESG chiếm tỷ lệ không cao. Năm 2022, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Dự án USAID IPSC, đã thực hiện cuộc khảo sát về nhận thức của doanh nghiệp, cho thấy rằng việc tiên phong áp dụng ESG diễn ra hầu hết là doanh nghiệp lớn như FDI, doanh nghiệp đại chúng, các doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu… Trong khi chỉ có 25% doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chủ động triển khai ESG và 21% không cân nhắc triển khai ESG trong 2 đến 4 năm tới.

Thuật ngữ ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội và Governance - Quản trị doanh nghiệp) được xuất hiện từ năm 2004 ở lĩnh vực tài chính khi Hiệp ước toàn cầu Liên hợp quốc đưa ra với mong muốn áp dụng môi trường, xã hội và quản trị vào các lĩnh vực phân tích, quản lý tài sản và môi giới chứng khoán; sau đó, dần dần phổ biến ở các lĩnh vực khác.

Lý giải về điều này, Ths Đặng Bùi Khuê - Giám đốc Phát triển bền vững TUV NORD Việt Nam cho biết, báo cáo về mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam của PwC cho thấy, khó khăn trong việc đưa ESG vào khuôn khổ doanh nghiệp hiện có chiếm tới 61%; doanh nghiệp thiếu kiến ​​thức, năng lực triển khai ESG chiếm 57%. Trong khi chất lượng công bố thông tin và nhận thức của đối tác về các yếu tố ESG thấp; thiếu quy định cuối cùng, minh bạch…

Theo ông Trần Thiên Long - Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Bất động sản Công nghiệp Việt Nam, xu thế bắt buộc đối với các khu công nghiệp và các nhà máy sản xuất là phải hướng đến câu chuyện chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để đáp ứng nhu cầu và quy định chung của quốc tế trong việc xuất khẩu hàng hóa. Đặc biệt là các thị trường khó tính.

Tuy nhiên, để thực hành ESG hiệu quả và phát triển bền vững, ngoài nâng cao nhận thức, chúng ta phải có những giải pháp, những hành động cam kết trách nhiệm một cách mạnh mẽ của doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này là câu chuyện tài chính xanh. Bởi doanh nghiệp muốn chuyển đổi theo mô hình này phải có tài chính. Nghĩa là chúng ta sẽ phải có những dòng vốn mà các ngân hàng cam kết để đồng hành với doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh, thực hiện khu công nghiệp sinh thái.

Bà Phạm Minh Châu – Phó giám đốc Ban Chính sách sản phẩm Bán buôn, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bà Phạm Minh Châu – Phó giám đốc Ban Chính sách sản phẩm Bán buôn, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chia sẻ tại Hội thảo về nguồn vốn tín dụng xanh, bà Phạm Minh Châu – Phó giám đốc Ban Chính sách sản phẩm Bán buôn, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, BIDV hiện là Ngân hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam, với tổng tài sản kết thúc năm 2023 đạt 2,3 triệu tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động đạt 2,1 triệu tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 2,19 triệu tỷ đồng, đứng đầu thị trường về thị phần tín dụng.

“Dư nợ tín dụng theo 12 ngành xanh của BIDV luôn đứng đầu thị trường và ngày càng tăng quy mô. Tại thời điểm 30/6/2024, dư nợ tín dụng xanh của BIDV đạt 75.459 tỷ đồng chiếm 4,1% tổng dư nợ tín dụng của BIDV, tăng 1.282 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2023”. Số lượng khách hàng nhận được tài trợ tín dụng xanh là 1.739 khách hàng với 2.117 dự án/phương án xanh”, bà Châu cho hay.

Bà Phạm Minh Châu cũng cho biết, Danh mục tài chính xanh của BIDV đa dạng với các sản phẩm Tín dụng xanh (Dệt may xanh, Công trình xanh, các lĩnh vực xanh theo phân loại của NHNN, cho vay phát triển cây trồng...), Trái phiếu xanh, Tiền gửi xanh, Tài trợ thương mại xanh. Các sản phẩm đều được xây dựng dựa trên các Khung khoản vay bền vững, Khung trái phiếu Xanh, Khung ESMS trong hoạt động tài trợ thương mại do BIDV ban hành.

“Đây là các Khung tiêu chuẩn được BIDV xây dựng dựa trên các chuẩn mực quốc tế, đồng thời phù hợp với quy định hiện hành và thực tiễn tại Việt Nam”, bà Châu khẳng định .

Thực hành ESG và đổi mới tài chính xanh cho tăng trưởng bền vững

Tại Hội thảo đã diễn ra lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam và VIREA nhằm phát huy năng lực, thế mạnh của mỗi bên với mục tiêu triển khai, tổ chức các hoạt động có ý nghĩa phụng sự xã hội. Hai bên sẽ phối hợp và tham gia tổ chức các sự kiện, các hội nghị, hội thảo về các lĩnh vực và chủ đề tài chính, kinh tế mà hai bên cùng quan tâm.

Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vì sao Bangladesh tăng mạnh nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam?

Vì sao Bangladesh tăng mạnh nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam?

Bangladesh đang tăng mạnh nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam khi các trang trại gia cầm thương mại lớn mở rộng hoạt động.
Xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu cà phê

Xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu cà phê

Hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành hàng cà phê được xây dựng thành công sẽ góp phần tạo ra chiến lược phát triển ngành hàng bền vững, minh bạch. Từ đó quyết liệt hơn trong công tác điều hành sản xuất nông nghiệp để nông sản khẳng định vị trí, uy tín, thương hiệu trên trường quốc tế…
“Bơm” hơn 1 triệu tỷ đồng vào nền kinh tế: Thách thức không hề nhỏ

“Bơm” hơn 1 triệu tỷ đồng vào nền kinh tế: Thách thức không hề nhỏ

Với kế hoạch tăng trưởng tín dụng 15%, hệ thống NH sẽ phải bơm ra nền kinh tế 1,135 triệu tỉ đồng trong 5 tháng cuối năm, bình quân mỗi tháng bơm ra 227.000 tỉ đồng.
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh: Cách nào giải bài toán vỏ sầu riêng?

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh: Cách nào giải bài toán vỏ sầu riêng?

Sầu riêng là loại quả có giá trị kinh tế cao, được trồng nhiều tại miền nam Việt Nam, đặc biệt là tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Việt Nam và Trung Quốc vừa ký nghị định thư về sầu riêng đông lạnh, vấn đề đặt ra là làm thế nào để xử lý vỏ sầu riêng để tránh ô nhiễm môi trường và biến rác thải thành tài nguyên trong chuỗi nông nghiệp tuần hoàn.
Vietcombank chuyển bán vàng qua ứng dụng ngân hàng từ 27/8

Vietcombank chuyển bán vàng qua ứng dụng ngân hàng từ 27/8

Từ hôm nay (27/8), Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) dừng cung cấp các dịch vụ đặt lịch mua vàng miếng SJC trên website và giao dịch thanh toán tiền mua vàng miếng SJC tại quầy.
Sắp tổ chức đấu giá phân giao hạn ngạch nhập khẩu 126.000 tấn đường năm 2024

Sắp tổ chức đấu giá phân giao hạn ngạch nhập khẩu 126.000 tấn đường năm 2024

Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2024 theo phương thức đấu giá sẽ được tổ chức trong tháng 9/2024.
Tỉnh có diện tích sầu riêng lớn nhất nước chuẩn bị gì cho xuất khẩu sầu riêng cấp đông?

Tỉnh có diện tích sầu riêng lớn nhất nước chuẩn bị gì cho xuất khẩu sầu riêng cấp đông?

Sầu riêng đông lạnh của Việt Nam chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, đây là cơ hội lớn cho sầu riêng Việt Nam nói chung, sầu riêng Đắk Lắk nói riêng, trong bối cảnh sản lượng đang tăng nhanh.
Ngành F&B trải qua cuộc "đại thanh lọc", 30.000 cửa hàng đã đóng cửa

Ngành F&B trải qua cuộc "đại thanh lọc", 30.000 cửa hàng đã đóng cửa

Theo báo cáo thị trường ngành kinh doanh ẩm thực (F&B) của iPos.vn cho thấy, đến tháng 7/2024, cả nước có khoảng 304.700 cửa hàng kinh doanh ngành hàng ăn uống, giảm gần 4% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 30.000 cửa hàng đã đóng cửa trong nửa năm.
Sự trở lại ấn tượng của gạo Việt Nam

Sự trở lại ấn tượng của gạo Việt Nam

Giá gạo Việt đang tăng mạnh trở lại và duy trì vị trí cao nhất thế giới. Các đối tác truyền thống bất ngờ tăng nhập khẩu gạo hơn so với dự tính, do đó xuất khẩu gạo dự báo có thể sẽ lập kỷ lục về lượng và giá trị trong năm nay.
Nhiều ngân hàng bất ngờ giảm lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng bất ngờ giảm lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng từng niêm yết lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dài ở mức dẫn đầu thị trường, từ 6-6,2%/năm, khoảng hai tuần gần đây, đã liên tiếp giảm lãi suất huy động.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động