Thị trường đất nền sẽ có nhiều biến động trong thời gian tới

Theo các chuyên gia, thị trường đất nền sẽ có nhiều biến động mạnh trong hơn một năm tới do ảnh hưởng của quy định siết phân lô, bán nền trong Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi.
Từ 1/8/2024, không quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư Luật Đất đai 2024 sẽ chấm dứt hiện tượng “găm giữ đất” chờ tăng giá Xu hướng đầu tư bất động sản tới đây sẽ lan ra ngoài trung tâm
Thị trường đất nền sẽ có nhiều biến động trong thời gian tới
Thị trường đất nền sẽ có nhiều biến động trong thời gian tới.

Việc siết phân lô bán nền là cần thiết

Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) vừa có hiệu lực từ ngày 1/8, quy định không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, tự phân lô bán nền trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, II và III.

Đối với các khu vực còn lại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở.

Đánh giá về tác động của quy định phân lô bán nền theo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi này, theo đánh giá của giới chuyên gia bất động sản, việc siết quy định phân lô bán nền, tách thửa tự do giai đoạn đầu có thể làm giảm hoạt động mua bán đất nền. Tuy nhiên, về lâu dài sẽ giúp thị trường này phát triển theo hướng minh bạch, bền vững hơn.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, nhu cầu với đất nền luôn rất cao còn thị trường lại thiếu nguồn cung từ dự án chính thống.

Theo ông Đính, nhiều nhà đầu cơ đã tận dụng cơ hội gom đất rồi phân lô bán nền, tách thửa, thậm chí đặt tên thương mại giống các dự án chính thống để lôi kéo khách mua bán.

Đồng thời, đua nhau thổi giá, đẩy giá nhà đất lên cao, gây hỗn loạn thị trường. Chính vì vậy, việc siết phân lô bán nền là cần thiết.

Liên quan tới quy định siết phân lô, bán nền này, nhiều chuyên gia lĩnh vực bất động sản cho rằng, trong hơn một năm tới thị trường đất nền sẽ có nhiều biến động mạnh. Việc siết phân lô bán nền sẽ khiến nguồn cung trở nên khan hiếm và giá có thể bị đẩy lên cao.

Ông Nguyễn Thế Điệp - Ủy viên Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, quy định mới về phân lô này sẽ khiến một số chủ đầu tư tương đối chật vật trong thời gian đầu triển khai. Tuy nhiên, trong tầm nhìn dài hạn, đây là một xu hướng tất yếu được áp dụng đồng bộ ở nhiều quốc gia, cải thiện tính minh bạch của thị trường…

Riêng với đất nền, ông Điệp cho rằng, thị trường này sẽ có những biến động lớn sau khi Luật mới có hiệu lực vào đầu năm 2025. Các dự án đất nền phân lô ở đô thị loại II, III đã triển khai rồi bán hàng rồi (đã có sổ đỏ) vẫn chuyển nhượng bình thường, thậm chí có thể được hưởng lợi về giá.

"Các dự án mới sẽ khó được duyệt hơn, những dự án tự phát, manh mún không còn làm cho nguồn cung đất nền khan hiếm. Quan hệ cung cầu làm giá các sản phẩm này tăng chứ khó giảm", ông Điệp phân tích.

Nguồn cung đất nền dự báo khan hiếm

ThS. Nguyễn Văn Đỉnh, Chuyên gia pháp lý bất động sản.
ThS. Nguyễn Văn Đỉnh, Chuyên gia pháp lý bất động sản.

ThS. Nguyễn Văn Đỉnh, Chuyên gia pháp lý bất động sản, quy định liên quan đến việc phân lô bán nền hiện đang nằm trong cả ba luật liên quan đến bất động sản và là một điểm gây tranh cãi. Bởi vì một chính sách khi ban hành sẽ đi từ lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau, bao gồm chủ thể quản lý, chủ thể kinh doanh và người dân. Do đó, các quyền và lợi ích luôn đối nghịch nhau.

Theo quan sát của vị này, trong quá trình xây dựng luật, ngoài chính sách về thu hồi đất thì việc siết phân lô, bán nền là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất.

Ông Đỉnh cho biết thêm, bản chất sâu xa của phân lô bán nền là từ việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp chủ yếu tại các vùng nông thôn và đô thị mới phát triển, nhằm giải quyết nhu cầu gia tăng dân số cơ học và thiếu tự nhiên.

“Về lâu dài không nên coi phân lô bán nền là một kênh để thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản bởi hình thức này đã trở thành một công cụ đầu tư và đầu cơ đất đai rất lớn. Hiện nay có rất nhiều dự án đất nền phân lô bị bỏ hoang, tỷ lệ lấp đầy rất thấp, gây lãng phí đất đai. Do đó, tôi cho rằng sự thay đổi lần này hướng đến một thị trường bất động sản chuyên nghiệp hơn”, ông Đỉnh nhấn mạnh.

Ông Trần Đại Nghĩa, Chuyên gia luật cũng cho rằng, việc cấm các chủ đầu tư phân lô bán nền tại một số khu vực sẽ khiến cho nguồn cung của thị trường đất nền giảm. Tuy nhiên, còn phải nhắc đến việc phân lô bán nền của cá nhân, chẳng hạn một người có 1.000 m2 đất nông nghiệp đã được chuyển lên đất ở, nếu tách thành 5 lô thì việc này có chịu tác động của Luật Kinh doanh bất động sản mới hay không?

Trong Luật Kinh doanh Bất động sản mới có một khái niệm là “kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên” nhưng phải chờ quy định cụ thể. Hiện có rất nhiều dự án là phân lô cá nhân ở Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương… và nếu như pháp luật không cho phép hình thức này, nguồn cung đất nền trong thời gian tới sẽ rất thấp.

“Đây là một quy định tác động rất sâu rộng đến thị trường bất động sản hiện nay”, ông Nghĩa nói.

Từ 1/8, đặt cọc mua nhà ở hình thành trong tương lai cần lưu ý gì? Từ 1/8, đặt cọc mua nhà ở hình thành trong tương lai cần lưu ý gì?
Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Chờ bứt phá Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Chờ bứt phá
Thực hành ESG và đổi mới tài chính xanh cho tăng trưởng bền vững Thực hành ESG và đổi mới tài chính xanh cho tăng trưởng bền vững
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sau ánh hào quang tỷ USD: Sầu riêng cần nâng chuẩn để giữ thị trường

Sau ánh hào quang tỷ USD: Sầu riêng cần nâng chuẩn để giữ thị trường

Từng là “ngôi sao” xuất khẩu mang về hơn 2 tỷ USD năm 2023, sầu riêng Việt Nam đang đối mặt đà lao dốc nghiêm trọng khi kim ngạch 5 tháng đầu năm 2025 chỉ đạt 386 triệu USD, giảm 58% so với cùng kỳ. Việc Trung Quốc siết chặt kiểm định kỹ thuật trong khi doanh nghiệp chưa kiểm soát tốt chất lượng đầu vào đang đặt ra yêu cầu cấp thiết: nâng chuẩn từ gốc để giữ vững thị trường.
Giá tiêu tăng liên tiếp 7 ngày, chạm mốc 147.000 đồng/kg

Giá tiêu tăng liên tiếp 7 ngày, chạm mốc 147.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay (3/7) tiếp tục tăng mạnh, đánh dấu chuỗi 7 ngày tăng liên tiếp, lên mức cao nhất trong nhiều năm qua. Trong khi đó, Mỹ áp thuế 20% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, đặt ra thách thức mới cho xuất khẩu.
Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, thế giới đồng loạt giảm

Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, thế giới đồng loạt giảm

Ngày 3/7, giá cà phê trong nước tiếp tục tăng từ 800–900 đồng/kg, trái ngược với xu hướng giảm mạnh trên hai sàn giao dịch quốc tế. Tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ và áp lực thu hoạch tại Brazil đang tạo sóng trên thị trường toàn cầu.
Giá vật liệu xây dựng tăng vọt: Hồi chuông cảnh báo về khai thác tài nguyên tự nhiên

Giá vật liệu xây dựng tăng vọt: Hồi chuông cảnh báo về khai thác tài nguyên tự nhiên

Sự leo thang bất thường của giá cát và đá xây dựng trong thời gian gần đây không chỉ khiến chi phí đầu tư đội lên mà còn phản ánh thực trạng khai thác tài nguyên tự nhiên thiếu bền vững. Đây là hồi chuông cảnh báo về sự phụ thuộc quá mức vào nguồn tài nguyên không tái tạo – đòi hỏi thị trường phải nhanh chóng chuyển hướng sang tiết kiệm và tái sử dụng vật liệu.
Giá cà phê trong nước tăng nhẹ theo đà robusta, arabica giảm sâu vì áp lực mùa vụ

Giá cà phê trong nước tăng nhẹ theo đà robusta, arabica giảm sâu vì áp lực mùa vụ

Thị trường cà phê ngày 2/7 ghi nhận xu hướng trái chiều: robusta bật tăng trở lại nhờ đồng USD suy yếu và hoạt động mua bù bán khống, trong khi arabica tiếp tục sụt giảm do áp lực được mùa tại Brazil. Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, song các chuyên gia cảnh báo thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Giá tiêu tăng vọt lên 142.000 đồng/kg, Việt Nam thành tâm điểm cung ứng toàn cầu

Giá tiêu tăng vọt lên 142.000 đồng/kg, Việt Nam thành tâm điểm cung ứng toàn cầu

Giá tiêu trong nước ngày 2/7 tiếp tục tăng mạnh từ 2.000 – 4.000 đồng/kg, lên mức cao nhất 142.000 đồng/kg. Tâm lý tích trữ hàng, kỳ vọng giá tăng trong quý III và IV cùng nhu cầu phục hồi từ Trung Quốc, Trung Đông đang đẩy Việt Nam thành trung tâm cung ứng hồ tiêu của thế giới.
Đô la Mỹ suy yếu, vàng tăng mạnh: Chu kỳ mới hay nhất thời?

Đô la Mỹ suy yếu, vàng tăng mạnh: Chu kỳ mới hay nhất thời?

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm, kéo giá vàng thế giới bật tăng mạnh, vượt mốc 3.300 USD/ounce. Tuy nhiên, liệu đây có phải là khởi đầu cho một chu kỳ tăng giá mới của kim loại quý, hay chỉ là phản ứng nhất thời trước biến động kinh tế - chính trị toàn cầu?
Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Dù có giá bán lẻ lên tới 750.000 đồng/kg – cao gấp nhiều lần vải thường, vải không hạt Thanh Hóa vẫn liên tục “cháy hàng”. Với hương vị ngọt thanh, cùi giòn, không dính tay và được trồng theo chuẩn VietGAP, sản phẩm này đang chinh phục cả thị trường nội địa lẫn quốc tế, trở thành biểu tượng mới của trái cây cao cấp Việt Nam.
Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá tiêu trong nước hôm nay (1/7) tăng vọt từ 3.000 – 8.000 đồng/kg, đạt ngưỡng 136.000 – 138.000 đồng/kg tại nhiều địa phương. Cùng lúc, giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam cũng tăng tới 470 USD/tấn, phản ánh tín hiệu phục hồi tích cực từ thị trường toàn cầu.
Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2025–2026 dự báo đạt mức cao kỷ lục, trong khi áp lực dư cung từ Brazil và xu hướng tiêu thụ chững lại khiến giá cà phê tiếp tục trong đà điều chỉnh nhẹ trên thị trường quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động