Tân Hoàng Minh "ôm" đất bỏ hoang vẫn muốn làm loạt dự án nghìn tỷ

Tập đoàn Tân Hoàng Minh liên tiếp đầu tư hàng loạt dự án có quy mô nghìn tỷ đồng tại các tỉnh miền Trung, miền Nam nhưng lại "để quên" nhiều khu đất vàng tại miền Bắc cả chục năm mà không chịu triển khai.

Ông trùm xây nhà siêu sang Nam tiến

Ngày 26/10/2021, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cho biết, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (thành viên Tập đoàn Tân Hoàng Minh) có văn bản đề xuất nghiên cứu, khảo sát và thực hiện dự án Khu đô thị - du lịch - phim trường trên khu đất rộng 2.000 ha tại TP. Đà Lạt. Đề xuất này đang được cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Đây không phải là dự án duy nhất của Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại khu vực phía Nam. Hồi tháng 10/2021 xuất hiện thông tin Tập đoàn Tân Hoàng Minh chi ra số tiền 1 tỷ USD (khoảng 23.000 tỷ đồng) để làm "Tổ hợp quần thể du lịch không ngủ" tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang với kỳ vọng muốn tái hiện một Venice nổi tiếng của những cây cầu đan xen trên các con sông uốn lượn ngay tại Việt Nam.

Tân Hoàng Minh
Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Cũng tại TP. Phú Quốc, hồi tháng 7/2021, Công ty Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil (thành viên Tập đoàn Tân Hoàng Minh) lấy nguồn tiền 800 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu để hợp tác kinh doanh dự án Hoàng Hải Complex.

Dự án Hoàng Hải Complex trước đây do Công ty Đầu tư phát triển nhà Hoàng Hải Phú Quốc làm chủ đầu tư, được khởi công từ năm 2018 nhưng đến nay tiến độ của dự án vẫn là dấu hỏi lớn.

Trước khi nhận được nguồn tiền 800 tỷ đồng từ thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh thì lãnh đạo Công ty Đầu tư phát triển nhà Hoàng Hải Phú Quốc có sự thay đổi lớn khi người đại diện pháp luật kiêm chủ tịch HĐQT mới của công ty là ông Đỗ Hoàng Việt. Được biết, ông Đỗ Hoàng Việt là con trai ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Hồi đầu năm 2021, Tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng đề xuất thực hiện dự án khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại, nhà ở thương mại tại khu đất Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk (vị trí cũ) với tổng mức đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng.

Loạt dự án chậm tiến độ, bỏ hoang

Tập đoàn Tân Hoàng Minh được biết đến với thương hiệu chuyên làm các dự án siêu sang, với nhiều quỹ đất nằm tại vị trí đắc địa khu vực phía Bắc. Tuy nhiên, nhiều dự án của đại gia Đỗ Anh Dũng ban đầu được quảng cáo rất hoành tráng, có giá lên tới hàng chục tỷ đồng nhưng sau đó liên tục chậm tiến độ dẫn đến lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng tới bộ mặt của những thành phố lớn.

Đơn cử như dự án D’. Palais De Louis - Nguyễn Văn Huyên (TP. Hà Nội) mà Tập đoàn Tân Hoàng Minh chậm tiến độ hơn thập kỷ, với nhiều lần ra mắt rồi phải dừng lại một cách khó hiểu, đến nay dự án này vẫn còn nhiều vấn đề bất cập khi mà cơ quan chức năng chỉ ra nhiều sai phạm trong quá trình xây dựng dự án.

Dự án Nam Đại Cồ Việt liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào ngày 1/4/2002. Tuy nhiên trải qua 19 năm, dự án này vẫn chưa thể hoàn thành và đi vào sử dụng.

Đến cuối tháng 9/2021, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt (thành viên Tập đoàn Tân Hoàng Minh) đã dùng tài sản phát sinh từ hợp đồng hợp tác kinh doanh, bao gồm lợi thế quyền sử dụng đất, công trình xây dựng dự kiến hình thành trong tương lai tại dự án phía Nam đường Đại Cồ Việt và 12,5% vốn góp (tương đương 200 tỉ đồng) tại Ngôi Sao Việt để làm tài sản đảm bảo phát hành trái phiếu, thu về 1.900 tỷ đồng để khởi động dự án này.

Hay như dự án số 22 - 24 Hàng Bài của Tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng trở thành "điểm đen" chậm tiến độ của TP. Hà Nội trong suốt nhiều năm liền, ảnh hưởng tới bộ mặt của Thủ đô khi mà vị trí khu đất năm ngay cạnh Hồ Gươm, đối diện trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza.

Cuối tháng 3/2021, khu đất 22 - 24 Hàng Bài có dấu hiệu triển khai khi có bóng dáng của doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực BĐS tại TP.HCM tham gia. Tuy nhiên, phía bên ngoài dự án vẫn treo biển thông tin dự án có tên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh làm chủ đầu tư.

Tại TP.HCM, Tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng sở hữu khu đất số 23 Lê Duẩn. Đây là trụ sở cũ của công ty xổ số. Nhưng sau đó, được Tập đoàn Tân Hoàng Minh mua lại. Sau gần 10 năm không triển khai, hiện có thông tin Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã bán khu đất này cho một đơn vị khác.

Mặc dù vậy, tiêu biểu nhất là khu đất 94 Lò Đúc (Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) nằm tiếp giáp 3 mặt đường Lò Đúc, Nguyễn Công Trứ và Hòa Mã, năm 2013 từng được cơ quan chức năng dự tính xây trường học theo nguyện vọng của người dân.

Tuy nhiên sau đó có thông tin cho rằng, khu đất này về tay thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh để xây dựng văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại. Từ đó đến nay, nơi đây vẫn chỉ là bãi đất để trống, trong khi các cơ sở giáo dục trên địa bàn đang thiếu hụt trầm trọng.

Tân Hoàng Minh
Khu đất 94 Lò Đúc từng được chính quyền TP. Hà Nội khẳng định dùng để xây dựng trường học nhưng sau đó lại bỉ bỏ hoang, có thông tin khu đất này liên quan tới Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Cụ thể, khu đất 94 Lò Đúc vốn là Nhà máy rượu Hà Nội do Công ty CP Cồn rượu Hà Nội quản lý. Nhưng do nhu cầu thiết yếu về cơ sở giáo dục khu vực nội đô, cơ quan chức năng đã chấp thuận chủ trương di dời nhà máy, đồng thời giao cho UBND TP. Hà Nội nghiên cứu xây dựng trường học tại khu đất này.

Năm 2013, UBND TP. Hà Nội đã giao khu đất cho Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh và Phát triển đô thị Thiên Bình (Công ty Thiên Bình) nghiên cứu lập dự án.

Tại kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội vào ngày 5/7/2013, trả lời chất vấn của đại biểu tổ quận Hai Bà Trưng về hai dự án trường học ở hai ô đất này, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc thời điểm đó là Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng thông tin, lô đất 94 Lò Đúc sẽ được xây dựng trường tiểu học, mẫu giáo.

Theo báo Nhân dân, đến năm 2014, Công ty Thiên Bình làm hợp đồng thế chấp với ngân hàng SHB Chi nhánh Bắc Ninh, tài sản thế chấp là Quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng hợp tác đầu tư số 02/2014/HĐ/TB-TS ký giữa Công ty Thiên Bình và Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thái Sơn ngày 25/1/2014. Bao gồm toàn bộ dự án tổ hợp công trình văn phòng, khách sạn, trường học, trung tâm thương mại - Công trình CT1 tại 94 Lò Đúc (Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội).

Tới tháng 12/2018, Công ty Thiên Bình tiếp tục thế chấp dự án 94 Lò Đúc tại ngân hàng SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm để lấy về số tiền lên tới hơn 237 tỷ đồng.

Theo nội dung Hợp đồng số 239/2018/HĐTC-BTB/SHB.111200 ngày 29/12/2018, thì Công ty Thiên Bình đã thế chấp: Quyền tài sản phát sinh từ dự án “Tổ hợp công trình văn phòng, khách sạn, trường học, trung tâm thương mại” tại số 94 Lò Đúc.

Các chuyên gia pháp lý về ngân hàng cho biết, theo quy định, việc thế chấp quyền tài sản phát sinh trên đất tại ngân hàng chỉ thực hiện được khi khu đất đó đã hoàn thành đầy đủ thủ tục pháp lý để hình thành dự án.

Công ty Thiên Bình được thành lập ngày 4/6/2013, chỉ một tháng trước thời điểm bà Ngọc trả lời chất vấn HĐND thành phố. Công ty đăng ký trụ sở tại chính số 94 Lò Đúc.

Tỉ lệ góp vốn có Công ty CP Kinh doanh và Xây dựng nhà góp 238 tỷ đồng (chiếm 51%), ông Đỗ Anh Dũng (60 tuổi, địa chỉ đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) góp 224 tỷ đồng (chiếm 48%); ông Trần Hồng Sơn (địa chỉ ở phố Hàng Trống, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) góp 4,6 tỷ đồng (chiếm 1%).

Đến ngày 20/6/2018, Giấy phép đăng ký sửa đổi của Công ty Thiên Bình chỉ còn thể hiện ông Đỗ Anh Dũng góp 462 tỷ đồng (chiếm 99%), ông Trần Hồng Sơn góp 4,6 tỷ đồng (chiếm 1%). Công ty CP Kinh doanh và Xây dựng nhà không còn là cổ đông của Công ty Thiên Bình nữa.

Ông Đỗ Anh Dũng tại Công ty Thiên Bình cũng trùng tên với ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Nguyễn Sơn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bộ Công Thương đã có Thông báo số 78/TB-PVTM về việc ban hành bản câu hỏi điều tra chính thức dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đạt hơn 33 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đạt hơn 33 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng năm 2023 ước đạt 59,69 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu 33,21 tỷ USD, nhập khẩu 26,48 tỷ USD.
Việt Nam xuất siêu hơn 20 tỷ USD sau 8 tháng

Việt Nam xuất siêu hơn 20 tỷ USD sau 8 tháng

8 tháng năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 20,19 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 5,26 tỷ USD).
Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023: Cơ hội trải nghiệm ưu đãi hấp dẫn nhất trong năm

Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023: Cơ hội trải nghiệm ưu đãi hấp dẫn nhất trong năm

Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023 được tổ chức với hy vọng, không chỉ là nơi mua sắm và trải nghiệm cho người dân và du khách dịp cuối năm mà còn là "cầu nối" giúp nhiều doanh nghiệp thâm nhập hệ thống bán lẻ thị trường Thủ đô và cả nước.
Ấn Độ sẽ cấm xuất khẩu đường trong niên vụ tới

Ấn Độ sẽ cấm xuất khẩu đường trong niên vụ tới

Sau gạo, Ấn Độ dự kiến sẽ cấm các nhà máy xuất khẩu đường trong niên vụ tới, bắt đầu từ tháng 10/2023. Động thái này diễn ra lần đầu tiên sau 7 năm do tình trạng thiếu mưa làm giảm năng suất mía.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động