Nguồn cung tăng sẽ giải nhiệt "cơn khát" nhà ở xã hội

Vừa qua, nhiều dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội được đề xuất, phê duyệt. Các chuyên gia kỳ vọng nguồn cung tăng sẽ kéo mặt bằng giá nhà đi xuống.
Xuất hiện tình trạng “lách luật” để đầu tư, mua bán căn hộ nhà ở xã hội Tìm lời giải cho bài toán nguồn cung nhà ở xã hội Từ 1/1/2025, 12 đối tượng đủ điều kiện sẽ được mua nhà ở xã hội
Nguồn cung nhà ở xã hội tại Hà Nội sẽ dồi dào hơn trong thời gian tới. Ảnh: Báo điện tử Chính Phủ
Nguồn cung nhà ở xã hội tại Hà Nội sẽ dồi dào hơn trong thời gian tới.

Nguồn cung nhà ở xã hội dồi dào

Mới đây nhất, đầu tháng 6, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đề xuất xây mới 9 khu nhà ở xã hội tập trung, với quy mô 668 ha ở các huyện ngoại thành. Danh sách và vị trí 9 khu nhà ở xã hội này gồm: dự án nhà ở xã hội Thị trấn sinh thái Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ với quy mô 169ha; dự án nhà ở xã hội xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ với quy mô 127ha; dự án nhà ở xã hội xã Thạch Hòa, huyện Quốc Oai quy mô 78ha; dự án nhà ở xã hội quận Hà Đông quy mô 50ha; dự án nhà ở xã hội xã Đại Áng, huyện Thanh Trì và xã Khánh Hà, huyện Thường Tín quy mô 105ha; dự án nhà ở xã hội huyện Đan Phượng quy mô 22ha, dự án nhà ở xã hội Xã Mai Lâm, huyện Đông Anh quy mô 46,6ha; dự án nhà ở xã hội xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm quy mô 63ha; dự án nhà ở xã hội Quang Minh, huyện Mê Linh quy mô 12,9ha.

Bên cạnh đó, theo kế hoạch đến năm 2025, TP Hà Nội đã duyệt phát triển 5 khu nhà ở xã hội với quy mô 248 ha. Đến nay, Sở Xây dựng hoàn thành hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư 4 dự án. Số dự án này đang được Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định. Bốn dự án này có diện tích 203 ha, khoảng 12.300 căn nhà ở xã hội. Trong đó, huyện Đông Anh, Mê Linh có 3 dự án với 9.800 căn, huyện Gia Lâm là một dự án với 2.400 căn hộ.

Như vậy, thời gian tới, nguồn cung nhà ở xã hội tại Hà Nội sẽ dồi dào hơn so với hiện tại. Trên thực tế, nguồn cung nhà ở xã hội đang vô cùng khan hiếm. Chung cư Hà Nội là sự chiếm lĩnh của nguồn hàng trung cấp và cao cấp. Từ năm 2023 đến hiện tại, ngoài dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn mở bán thì Hà Nội vẫn chưa đón thêm nguồn cung nhà ở xã hội nào ra hàng. Do đó, những thông tin tích cực về nhà ở xã hội trên được kì vọng sẽ giải cơn khát nhà ở giá rẻ của thủ đô.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, Luật Nhà ở (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua sẽ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nguồn cung nhà ở xã hội. Những điểm mới trong các bộ luật này góp phần tháo gỡ những khó khăn mà thị trường phải đối mặt trong thời gian qua, trong đó có những “điểm nghẽn” về nhà ở xã hội.

Cụ thể, Luật Nhà ở mới quy định những doanh nghiệp định hướng phát triển nhà ở xã hội sẽ nhận được nhiều ưu đãi với các cơ chế thông thoáng hơn. 20% quỹ đất phát triển nhà ở xã hội sẽ thuộc trách nhiệm quy hoạch của từng địa phương, căn cứ vào đó các địa phương sẽ có chính sách phát triển nhà ở, bố trí quỹ đất thực sự phù hợp.

Luật Nhà ở 2023 cũng bổ sung quy định giao trách nhiệm của UBND cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất phát triển nhà ở xã hội.

Đáng nói, những chủ đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội sẽ được miền trừ thuế toàn bộ phần diện tích xây nhà ở xã hội mà không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất và thủ tục xin miễn trừ. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng chỉ sẽ áp dụng biên độ lợi nhuận ở phần diện tích xây nhà ở xã hội cũng được xem là điểm cộng để tăng sức hút đầu tư.

Giá căn hộ sẽ xuống mức phù hợp hơn

Người dân xếp hàng chờ mua nhà ở xã hội.
Người dân xếp hàng chờ mua nhà ở xã hội.

Ông Nguyễn Thế Điệp - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - nhận định, thời gian tới, phân khúc nhà ở xã hội có thể sẽ bứt phá mạnh về nguồn cung khi các quy định mới cho phép dự án được triển khai thuận lợi hơn, nhanh hơn. Khi nguồn cung nhà ở xã hội lớn, giá nhà có thể "hạ nhiệt".

Ông Điệp cũng cho biết, các luật mới có hiệu lực sẽ phần nào tháo gỡ những nút thắt lâu nay trong quá trình triển khai dự án, từ đó giải phóng nguồn cung, giúp giảm giá nhà, ổn định thị trường. Dự báo, nguồn cung nhà ở xã hội sẽ cải thiện từ năm 2025 và giai đoạn 2026-2027 sẽ "bùng nổ" nguồn cung.

Ông Nguyễn Văn Đính dự báo, khi nguồn cung nhà ở xã hội bật tăng, mặt bằng giá căn hộ sẽ xuống mức phù hợp hơn với người dân có nhu cầu ở thực.

Đồng quan điểm, theo ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Tập đoàn G6, giá nhà hiện nay đang ở mức khá cao, nhưng nếu nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ dồi dào thì mặt bằng giá sẽ được kéo xuống.

Trong quá khứ, ở giai đoạn 2008 - 2010 có dự án chung cư giá 50 - 70 triệu đồng/m2. Thế nhưng, đến năm 2011 - 2013, khi thị trường xuất hiện các dự án nhà thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, bình quân ở mức 11 - 15 triệu đồng/m2 thì lập tức giá chung cư trên thị trường giảm nhiệt.

Đơn cử, vào năm 2010, dự án chung cư Indochina Plaza trên đường Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội), có giá bán bình quân 50 - 60 triệu đồng/m2. Nhưng đến năm 2013, khi nguồn cung tăng, giá nhiều căn hộ ở khu này chỉ còn 30-35 triệu đồng/m2.

Với những diễn biến thực tế, ông Quê nhận định nếu kịch bản cũ lặp lại, giá nhà có thể giảm từ năm 2026. Lý do là bởi các dự án nhà ở nói chung và các dự án nhà ở xã hội sẽ bắt đầu hoàn thiện về thủ tục, đẩy nguồn cung tăng lên trong khoảng 1 năm sau đó, giúp giá nhà hạ nhiệt.

Theo thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) trong báo cáo thị trường mới đây, trong giai đoạn 2021-2025, nhu cầu về nhà ở xã hội khoảng 1,24 triệu căn hộ, và giai đoạn 2026-2030 là 1,16 triệu căn hộ. Tuy nhiên, dù vẫn thiếu nguồn cung trên tổng thể, song, tình trạng "vừa thiếu, vừa ế" ở phân khúc nhà ở xã hội vẫn chưa được khắc phục.

Nhiều chuyên gia bất động sản đánh giá, việc phát triển phân khúc nhà ở xã hội đang ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, tuy nhiên, để giải quyết nguồn cung nhà ở xã hội vẫn cần những chính sách tháo gỡ bất cập trong xử lý quy trình thủ tục, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp tham gia, đẩy nhanh tiến độ dự án, từ đó gia tăng nguồn cung ra thị trường.

Ngân hàng Nhà nước công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường BĐS Ngân hàng Nhà nước công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường BĐS
Giá căn hộ chung cư được dự đoán hạ nhiệt khi tăng nguồn cung nhà ở xã hội Giá căn hộ chung cư được dự đoán hạ nhiệt khi tăng nguồn cung nhà ở xã hội
Vì sao doanh nghiệp chưa “mặn mà” với gói cho vay 120.000 tỷ đồng Vì sao doanh nghiệp chưa “mặn mà” với gói cho vay 120.000 tỷ đồng
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giải mã nguyên nhân khiến giá cà phê biến động liên tục

Giải mã nguyên nhân khiến giá cà phê biến động liên tục

Sau khi bật tăng mạnh trong ngày hôm qua, giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên đảo chiều, giảm 3.000 đồng/kg, xoá sạch đà tăng đạt được và đưa mức giá cà phê trung bình về lại mốc 121.000 đồng/kg.
Vì sao lượng giao dịch tiêu trên thị trường thấp?

Vì sao lượng giao dịch tiêu trên thị trường thấp?

Giá tiêu hôm nay tại các vùng trồng trọng điểm trên các nước đã có tín hiệu dần ổn định sau đợt lao dốc đầu tuần này. Mặt bằng giá tiêu trung bình trên cả nước hiện ở quanh mốc 145.000 đồng/kg.
Giá cà phê bật tăng sau dự báo sản lượng cà phê niên vụ tới giảm 20%

Giá cà phê bật tăng sau dự báo sản lượng cà phê niên vụ tới giảm 20%

Giá cà phê trong nước hôm nay (26/6) tăng mạnh 3.000 đồng/kg nằm trong khoảng 123.000-124.400 đồng/kg sau khi dự báo sản lượng cà phê niên vụ tới của Việt Nam có thể tiếp tục giảm tới 20% so với niên vụ trước.
Xem Euro 2024 “đã” nhất với Top 4 loa khuấy động mọi trận cầu

Xem Euro 2024 “đã” nhất với Top 4 loa khuấy động mọi trận cầu

Nâng tầm trải nghiệm EURO 2024 với top 4 loa thanh khuấy động mọi trận cầu, bùng nổ cảm xúc, hòa mình vào bầu không khí cuồng nhiệt.
Giá tiêu giảm nhẹ, đại lý ép giá buộc nông dân sớm chốt hàng

Giá tiêu giảm nhẹ, đại lý ép giá buộc nông dân sớm chốt hàng

Sau khi bất ngờ lao dốc mạnh trong ngày hôm qua, giá tiêu hôm nay tại khu vực Tây Nguyên đã có tín hiệu ổn định nhưng tại khu vực Đông Nam Bộ vẫn tiếp tục chịu áp lực. Mặt bằng giá tiêu trung bình trên cả nước xuống quanh mốc 145.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng “nhảy múa” từng ngày

Giá sầu riêng “nhảy múa” từng ngày

Giá sầu riêng đồng loạt chững giá sau cú trượt dốc ngày hôm qua. Tuy vậy, nhiều hộ trồng sầu riêng vẫn không có gì lo lắng bởi dù giá có lúc giảm sâu nhưng giá sầu riêng hiện vẫn đang ở mức cao…
Kon Tum: 148 cây sâm Ngọc Linh giả được rao bán qua mạng bị tiêu hủy

Kon Tum: 148 cây sâm Ngọc Linh giả được rao bán qua mạng bị tiêu hủy

Ngày 24/6, Tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý Thị trường tỉnh Kon Tum) cùng lực lượng chức năng Công an tỉnh Kon Tum và các phòng ban huyện Tu Mơ Rông tổ chức tiêu hủy 148 cây sâm giống 1 năm tuổi giả Ngọc Linh. Số cây này là tang vật trong vụ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán 150 cây giống Sâm Ngọc Linh giả (có 2 cây bị chết).
4 yếu tố khiến giá cà phê đồng loạt tăng nóng

4 yếu tố khiến giá cà phê đồng loạt tăng nóng

Giá cà phê hôm nay 25/6/2024 ở trong nước và thế giới tăng mạnh. Hiện giá cà phê trong nước giao dịch trong khoảng 123.000 - 123.900 đồng/kg. Một số chuyên gia dự báo giá cà phê có thể neo cao thời gian tới trong bối cảnh sản lượng cà phê từ Việt Nam có thể giảm sâu.
Giá tiêu trong nước bất ngờ giảm mạnh: Do yếu tố đầu cơ?

Giá tiêu trong nước bất ngờ giảm mạnh: Do yếu tố đầu cơ?

Giá tiêu hôm nay tại các vùng trồng trọng điểm trên cả nước bất ngờ lao dốc, mất từ 10.000 - 16.000 đồng/kg. Điều này đẩy giá tiêu trung bình trên cả nước xuống chỉ còn quanh mốc 146.000 đồng/kg.
Honda ngừng sản xuất xe máy cỡ nhỏ, Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Honda ngừng sản xuất xe máy cỡ nhỏ, Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Thế giới xe máy đang chấn động trước thông báo mới nhất từ Honda: Hãng xe máy lớn nhất Nhật Bản sẽ ngừng sản xuất xe máy cỡ nhỏ có dung tích dưới 50cc vào năm 2025.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động