Nghị quyết 68: Bệ phóng chiến lược cho thị trường bất động sản bứt phá
Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong làn sóng AI: Cơ hội từ Nghị quyết 68 Tạo "cú hích" cho kinh tế tư nhân: Trình cơ chế đặc thù ngay trong tháng 5 Phát triển sản phẩm thiên nhiên: Cơ hội từ Nghị quyết 68 |
![]() |
Nghị quyết 68 đòn bẩy thể chế cho doanh nghiệp bất động sản |
Đòn bẩy thể chế cho doanh nghiệp bất động sản
Nghị quyết 68 nhấn mạnh vai trò của khu vực kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các cải cách được đề cập trong nghị quyết không chỉ dừng lại ở khía cạnh thể chế mà còn mở rộng sang hành lang pháp lý, tài chính, môi trường kinh doanh – những yếu tố sống còn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản.
Theo đó, hàng loạt nhiệm vụ cụ thể được đặt ra như: hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất, kết nối hệ thống thông tin quốc gia để tăng minh bạch; rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và tháo gỡ pháp lý cho hàng nghìn dự án đang bị đình trệ.
Hơn 2.200 dự án “mắc kẹt” có cơ hội được khai thông. Hiện nay, cả nước có hơn 2.200 dự án bất động sản đang bị ách tắc với tổng vốn đầu tư lên tới gần 5,9 triệu tỷ đồng, tương đương 50% GDP. Những vướng mắc kéo dài trong các khâu giao đất, cấp phép xây dựng và bồi thường giải phóng mặt bằng đang kìm hãm nghiêm trọng nguồn cung và thanh khoản thị trường, ảnh hưởng tới niềm tin của nhà đầu tư.
Theo giới chuyên gia, nếu gỡ được các vướng mắc này, GDP có thể tăng thêm 1–2%, khi dòng vốn được khai thông và hàng loạt dự án được triển khai trở lại. Trong đó, doanh nghiệp bất động sản – với vai trò dẫn dắt nhiều lĩnh vực then chốt như hạ tầng, thương mại, du lịch, dịch vụ – sẽ đóng vai trò quan trọng.
![]() |
Nghị quyết 68 nhấn mạnh vai trò của khu vực kinh tế tư nhân |
Cắt giảm thủ tục – tăng sức cạnh tranh. Một điểm sáng khác trong Nghị quyết 68 là yêu cầu cắt giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ pháp luật và các điều kiện kinh doanh không cần thiết ngay trong năm 2025. Đây là tín hiệu tích cực giúp doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, giảm gánh nặng vận hành, tăng sức cạnh tranh.
Nghị quyết cũng đề cập tới việc kiểm soát chặt chẽ giá đất, đặc biệt là giá đất sản xuất kinh doanh và phi nông nghiệp – yếu tố quan trọng để tránh tình trạng đầu cơ, thao túng giá và tạo ra khan hiếm giả trên thị trường.
Tái định vị vai trò kinh tế tư nhân
Ông Trần Thanh Tuấn, chuyên gia pháp lý thuộc Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, đánh giá: “Tinh thần của Nghị quyết 68 đặt kinh tế tư nhân vào vị trí trung tâm trong phát triển kinh tế quốc gia. Bất động sản là một trong những minh chứng rõ nét nhất cho vai trò sáng tạo, năng động và đóng góp của khu vực này”.
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng cảnh báo rằng thị trường vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó nổi bật là giá bất động sản cao vượt xa thu nhập người dân. Bài toán đặt ra là làm sao đưa giá về đúng giá trị thực mà không gây hiệu ứng tiêu cực dây chuyền đến thị trường tài chính và tín dụng.
Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty BĐS Newtaco, cho biết các doanh nghiệp kỳ vọng Nghị quyết 68 sẽ giúp xóa bỏ tình trạng “mua gom đất chờ quy hoạch”, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng.
“Chúng tôi mong Nhà nước sớm số hóa toàn bộ cơ sở dữ liệu đất đai để xây dựng bảng giá đất minh bạch, từ đó làm căn cứ điều tiết thị trường và đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp,” ông Thanh nhấn mạnh.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, việc củng cố và phát triển một thị trường bất động sản lành mạnh, minh bạch sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp phục hồi mà còn trở thành đòn bẩy tăng trưởng kinh tế.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

NHNN hút ròng hơn 3300 tỷ đồng qua kênh tín phiếu sau 4 tháng tạm dừng

Nha Trang trở thành điểm đến quốc tế được yêu thích nhất của du khách Hàn

63 chi nhánh hợp thành 15 khu vực: Ngân hàng Nhà nước bước vào giai đoạn mới

Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam

Vì sao sản xuất vàng miếng không nên là "cuộc chơi" của ngân hàng?

Đề xuất điều chỉnh quy định kinh doanh vàng miếng: Cần rõ vai trò và giảm rào cản thị trường

Bộ trưởng Công Thương: Luật hóa thương mại điện tử, truy trách nhiệm, ngăn hàng giả, bảo vệ thương hiệu Việt

Chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh để phát triển bền vững

Hành trình tài chính trọn đời của HDBank: Cá nhân hóa từ trái tim người dùng
