Giá lúa gạo hôm nay 27/7/2022: Giá gạo 5% tấm giảm 5 USD/tấn
Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định. Cụ thể, tại An Giang, lúa tươi OM 5451 đang được thương lái thu mua tại ruộng ở mức 5.600 – 5.800 đồng/kg; lúa OM 18 có giá 5.900 – 6.100 đồng/kg; Lúa tươi Đài thơm 8 ở mức 5.800 – 6.000 đồng/kg; lúa Nàng hoa 9 ở mức 5.900 – 6.100 đồng/kg; IR 504 5.500 – 5.700 đồng/kg; lúa IR 504 khô 6.500 đồng/kg.
Với mặt hàng lúa nếp, nếp An Giang tươi 5.800 – 5.900 đồng/kg; nếp tươi Long An 6.100 – 6.300 đồng/kg; nếp An Giang khô 7.500 – 7.600 đồng/kg; nếp Long An khô 7.700 đồng/kg.
![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 27/7/2022: Giá gạo 5% tấm giảm 5 USD/tấn |
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm chững lại và có xu hướng đi ngang sau phiên điều chỉnh giảm. Hiện giá gạo NL IR 504 ở mức 8.000 – 8.100 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.600 – 8.700 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.100 – 8.200 đồng/kg; cám khô 8.200.
Hôm nay gạo nguyên liệu về nhiều, các kho hỏi mua nhiều hơn. Thị trường lúa Hè thu khởi sắc, thương lái và các nhà máy hỏi mua lúa nhiều hơn. Trong tuần từ 25 – 31/7, tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch rộ lúa Hè thu. Lũy kế từ đầu vụ, toàn vùng đã thu hoạch được 58 – 59%.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục điều chỉnh giảm sau thời gian dài duy trì ổn định. Hiện giá gạo 5 % tấm giảm còn 413 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn; gạo 25% tấm 393 USD/tấn; gạo 100% tấm 383 USD/tấn.
Hiện nay trên thế giới tồn kho gạo ở mức cao khiến giá gạo đang ở mức tương đối thấp so với các mặt hàng lương thực thiết yếu khác.
Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Nguyễn Ngọc Nam cho biết, các doanh nghiệp lúa gạo Việt Nam nên tập trung sản xuất các dòng sản phẩm gạo thơm, gạo cao cấp để xuất khẩu vào các thị trường khó tính vì dư địa tại các thị trường này là rất lớn. Song song với đó là xây dựng thương hiệu bởi cùng chất lượng gạo nhưng loại có thương hiệu tốt có thể sẽ bán được với giá cao hơn từ 10 - 20%.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Nỗi lo nguồn cung đang hỗ trợ giá cà phê tăng mạnh

Điều kiện để xuất khẩu cám gạo, cám gạo chiết ly sang thị trường Trung Quốc?

Giá vàng giảm sốc sau “chỉ đạo nóng”

VinFast ưu đãi loạt xe máy điện từ giữa tháng 4

Loại kẹo Việt Nam chi triệu USD để nhập có vị ra sao?

Giá heo hơi tăng ở miền Nam, giảm nhẹ tại miền Bắc

Giá hồ tiêu phục hồi sau giai đoạn trầm lắng do chính sách thuế của Mỹ

Tổng kết tuần, giá cà phê tăng tới 6.000 đồng/kg

Giá heo hơi đảo chiều giảm nhẹ tại Miền Bắc
