Giá heo hơi hôm nay 30/10: Ổn định ngày đầu tuần
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc lặng sóng
Theo ghi nhận, giá heo hơi tại miền Bắc chững lại ngày đầu tuần.
Cụ thể, thương lái tại hai tỉnh Yên Bái và Ninh Bình đang cùng thu mua heo hơi với giá thấp nhất khu vực là 51.000 đồng/kg.
Trong khi đó, 53.000 đồng/kg là giá heo hơi cao nhất được ghi nhận tại Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình và Hà Nội.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 51.000 - 53.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Bắc Giang | 53.000 | - |
Yên Bái | 51.000 | - |
Lào Cai | 52.000 | - |
Hưng Yên | 53.000 | - |
Nam Định | 52.000 | - |
Thái Nguyên | 52.000 | - |
Phú Thọ | 52.000 | - |
Thái Bình | 53.000 | - |
Hà Nam | 52.000 | - |
Vĩnh Phúc | 52.000 | - |
Hà Nội | 53.000 | - |
Ninh Bình | 51.000 | - |
Tuyên Quang | 52.000 | - |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên đi ngang
Thị trường heo hơi miền Trung, Tây Nguyên cũng không ghi nhận biến động mới.
Trong đó, heo hơi tại Đắk Lắk và Ninh Thuận đang được giao dịch chung mốc thấp nhất là 50.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại duy trì thu mua ổn định trong khoảng 51.000 - 52.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 50.000 - 52.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Thanh Hóa | 52.000 | - |
Nghệ An | 52.000 | - |
Hà Tĩnh | 52.000 | - |
Quảng Bình | 51.000 | - |
Quảng Trị | 52.000 | - |
Thừa Thiên Huế | 52.000 | - |
Quảng Nam | 52.000 | - |
Quảng Ngãi | 52.000 | - |
Bình Định | 52.000 | - |
Khánh Hoà | 52.000 | - |
Lâm Đồng | 52.000 | - |
Đắk Lắk | 50.000 | - |
Ninh Thuận | 50.000 | - |
Bình Thuận | 52.000 | - |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam đứng yên
Tại miền Nam, giá heo hơi đồng loạt đi ngang.
Trong đó, heo hơi tại Bình Dương và An Giang tiếp tục được thu mua với giá thấp nhất là 50.000 đồng/kg.
Ngoại trừ Cà Mau đang neo tại ngưỡng 54.000 đồng/kg, các địa phương còn lại duy trì giao dịch trong khoảng 51.000 - 53.000 đồng/kg.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 50.000 - 54.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Bình Phước | 51.000 | - |
Đồng Nai | 52.000 | - |
TP HCM | 51.000 | - |
Bình Dương | 50.000 | - |
Tây Ninh | 51.000 | - |
Vũng Tàu | 52.000 | - |
Long An | 52.000 | - |
Đồng Tháp | 51.000 | - |
An Giang | 50.000 | - |
Vĩnh Long | 52.000 | - |
Cần Thơ | 51.000 | - |
Kiên Giang | 51.000 | - |
Hậu Giang | 52.000 | - |
Cà Mau | 54.000 | - |
Tiền Giang | 53.000 | - |
Bạc Liêu | 51.000 | - |
Trà Vinh | 52.000 | - |
Bến Tre | 52.000 | - |
Sóc Trăng | 52.000 | - |
Hiệu quả kinh tế cao từ chăn nuôi lợn khép kín
Trong khi rất nhiều gia đình khác ở cùng xã thường bị thua lỗ vì dịch bệnh xảy ra trong chăn nuôi lợn và nhiều hộ đã bỏ chuồng, không chăn nuôi nữa thì gia đình ông Bùi Bá Hợi lại có cách đi riêng nên duy trì và phát triển được chăn nuôi. Ban đầu gia đình ông chỉ nuôi nhỏ lẻ từ 5 đến 10 con lợn theo hình thức kinh tế hộ. Thấy hiệu quả mang lại ổn định, ông có ý tưởng đầu tư mở rộng nhằm phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thành hộ khá hộ giàu.
Từ suy nghĩ đến hành động, năm 2016, ông đã vay mượn cùng với tích góp bấy lâu nay đầu tư hơn 2 tỷ đồng xây dựng chuồng trại khoa học hiện đại bao gồm đầy đủ hệ thống quạt làm mát, hệ thống nước, phân chia cụ thể từng ô chuồng với tổng diện tích 520m2 nuôi lợn thịt. Hàng năm ông nuôi gối nhiều lứa lợn thịt nên trong chuồng luôn duy trì 200 con lợn thịt.
Thời gian mới nuôi, do giá đầu vào như mua con giống, thức ăn cao, lại chưa nắm vững quy trình kỹ thuật nên một số vật nuôi vẫn bị dịch bệnh tai xanh, số còn lại đến kỳ xuất bán thì giá thấp, khó xuất bán nên bị thua lỗ. Nhất là năm 2020 thua lỗ hơn 1 tỷ đồng. Có thời điểm ông Hợi tâm sự muốn bỏ không chăn nuôi nữa, nhưng vì ban đầu bỏ vốn lớn để xây chuồng trại, đang vay mượn lớn, nếu bỏ thì không biết bao giờ trả hết nợ nên đành nuôi tiếp.
Ông đã kiên trì tìm tòi kỹ thuật chăn nuôi, tham gia lớp tập huấn, tham quan mô hình và cuối cùng ông quyết định đầu tư xây dựng thêm 250m2 chuồng nuôi lợn nái nhằm tạo nguồn con giống để chăn nuôi khép kín, với mục đích giảm giá đầu vào, đảm bảo chất lượng và an toàn cho đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất dịch bệnh xảy ra. Nhờ đó mà đến nay đàn vật nuôi phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, bình quân hàng tháng xuất bán từ 50 đến 60 con lợn thịt với hơn 6 tấn lợn hơi. Tổng mỗi năm xuất chuồng gần 700 con lợn thịt với tổng 70 tấn lợn hơi.
Nhờ biết tìm tòi, liên kết với các Công ty ở tỉnh Ninh Bình, Hà Nam trong việc bao tiêu sản phẩm nên trang trại chăn nuôi lợn của ông Hợi ổn định khâu tiêu thụ, giúp gia đình yên tâm phát triển chăn nuôi. Với giá xuất chuồng giao động từ 50 nghìn đến 60 nghìn đồng/kg, đem lại tổng giá trị gần 4 tỷ đồng. Trừ chi phí thu về lãi ròng cho gia đình hơn 1 tỷ đồng/năm. Ông còn đầu tư xây dựng hầm khí biogas để vừa tận dụng khí đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt vừa giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, thực hiện nghiêm việc tiêm phòng định kỳ cho đàn lợn.
Ông Hợi chia sẻ: “Muốn nuôi lợn đạt hiệu quả, có lợi nhuận, trước hết không nên mua con giống trôi nổi, nên tự nuôi lợn sinh sản để lấy con giống tái đàn, thức ăn cho đàn vật nuôi đảm bảo và tuân thủ thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y, tiêu độc khử trùng để loại bỏ các điều kiện phát sinh mầm bệnh, lây lan các loại vi rút”.
Nhờ sự chuyên cần, không ngại khó, ngại khổ, chịu khó tìm hiểu và tuân thủ áp dụng khoa học kỹ thuật mà việc chăn nuôi lợn của gia đình ông Hợi đã cho hiệu quả cao, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình, và đã có đóng góp xây dựng quê hương, làng bản.
Bà Nguyễn Thị Thanh, Bí thư kiêm xóm trưởng xóm Thung Mòn, xã Đồng Văn, huyện Tân Kỳ trao đổi: “Phải khẳng định ông Hợi là 1 đảng viên tiên phong gương mẫu dám nghĩ dám làm xây dựng thành công trang trại quy mô lớn đầu tiên của xóm và cũng là của xã Đồng Văn với phương thức chăn nuôi khép kín. Từ đó làm giàu cho gia đình và tích cực đóng góp xây dựng làng bản, như đóng góp sửa nhà văn hóa, làm sân bóng đá, bóng chuyền, làm đường giao thông của xóm. Đặc biệt là ông tuân thủ chăn nuôi an toàn đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu dân cư, là mô hình cho nhiều người dân trong và ngoài xóm đến tham quan học tập ”.
Ông Bùi Bá Hợi sinh năm 1962, quê ở huyện Nam Đàn. Năm 1980 ông cùng gia đình di cư lên xã Đồng Văn huyện Tân Kỳ lập nghiệp cho đến nay. Hiện các con của ông Hợi đã trưởng thành, đều đã lập gia đình ra ở riêng, chỉ còn 2 ông bà mặc dù đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn hăng say lao động, duy trì phát triển trang trại chăn nuôi lợn khép kín khoa học, hiện đại. Thời điểm này nhiều địa phương trong tỉnh đang bị dịch tai xanh trên đàn lợn, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, thì với cách làm của ông Hợi sẽ là hướng đi cho nhiều hộ học tập.