Giá điện tăng 4,8%: Nỗi lo lan rộng từ hộ dân đến nhà máy

Từ ngày 10/5, giá bán lẻ điện bình quân tăng lên 2.204 đồng/kWh (chưa gồm VAT), đánh dấu lần điều chỉnh thứ tư kể từ đầu năm 2023, với tổng mức tăng hơn 17%. Động thái này của EVN nhằm cân đối chi phí, nhưng cũng gây nhiều lo ngại về tác động đến đời sống người dân và hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Tăng giá điện: EVN có thoát lỗ? Từ 10/5, giá điện tăng 4,8%: Hàng triệu hộ dân chịu tác động trực tiếp
Giá điện tăng 4,8%: Nỗi lo lan rộng từ hộ dân đến nhà máy
Từ ngày 10/5, giá bán lẻ điện bình quân tăng lên 2.204 đồng/kWh (chưa gồm VAT).

EVN nói cần thiết, người dân vẫn lo lắng

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc điều chỉnh giá điện đã được tính toán kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo cân bằng chi phí đầu vào và ổn định cung ứng điện. Mức tăng 4,8% lần này được kỳ vọng giúp EVN duy trì hoạt động trong bối cảnh giá nhiên liệu đầu vào leo thang và sức ép cung cấp điện ngày càng lớn.

EVN ước tính, với mức tăng này, mỗi hộ gia đình sẽ phải trả thêm từ 4.350 đến 62.150 đồng/tháng tùy mức tiêu thụ. Mặc dù con số không lớn, nhưng trong bối cảnh vật giá tăng cao, đây vẫn là gánh nặng với nhiều người.

Để giảm thiểu tác động, EVN tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách. Cụ thể, mỗi tháng, hộ nghèo được hỗ trợ tương đương 30 kWh (59.520 đồng); hộ chính sách tiêu thụ không quá 50 kWh cũng được hỗ trợ mức tương tự.

Dù vậy, theo các chuyên gia như PGS.TS Ngô Trí Long và ông Vũ Vinh Phú, việc tăng giá điện sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có sự gia tăng giá hàng hóa tiêu dùng – đặc biệt trong mùa hè khi nhu cầu điện tăng cao. Dù giá xăng dầu đang ở mức thấp (khoảng 19.000 đồng/lít) có thể hỗ trợ phần nào, nhưng nguy cơ tăng CPI vẫn hiện hữu.

Chuyên gia Võ Trí Thành cho rằng việc EVN ước tính giá điện tăng sẽ khiến CPI tăng khoảng 0,09% là hợp lý. Tuy nhiên, ông cảnh báo cần cẩn trọng vì tác động lan tỏa có thể lớn hơn, đặc biệt khi các yếu tố đầu vào khác cũng tăng giá theo.

Doanh nghiệp đối mặt chi phí tăng cao, năng lực cạnh tranh bị đe dọa

Giá điện tăng 4,8%: Nỗi lo lan rộng từ hộ dân đến nhà máy
Chi phí điện chiếm khoảng 2-3% giá thành sản phẩm may mặc.

Không chỉ người dân, các doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt từ đợt tăng giá điện lần này. Ông Phạm Xuân Hồng – Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM – cho biết, chi phí điện chiếm khoảng 2-3% giá thành sản phẩm may mặc, và lên tới 9-12% với ngành dệt nhuộm. Chỉ trong vòng hơn 2 năm qua, tiền điện đã tăng tổng cộng 17%, khiến doanh nghiệp thêm phần áp lực trong bối cảnh đơn hàng giảm và cạnh tranh gay gắt.

Tại ngành chế biến thủy sản, ông Trần Văn Lĩnh – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước – lo ngại khi chi phí điện tăng thêm hàng trăm triệu đồng/tháng, trong khi doanh nghiệp đã phải gồng gánh chi phí vận hành cao, đơn hàng khó khăn và rào cản thương mại từ nước ngoài.

Với doanh nghiệp cơ khí, như chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Nhu (Diễn Châu, Nghệ An), chi phí điện chiếm tới 10-15% giá thành sản phẩm. Mức tăng 4,8% có thể khiến biên lợi nhuận vốn đã mỏng càng thêm teo tóp, thậm chí đẩy một số đơn vị đến bờ thua lỗ nếu không kịp tái cơ cấu.

Ở góc độ người tiêu dùng, chị Nguyễn Thu Hương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết hóa đơn điện gia đình tăng từ 600.000-700.000 đồng lên tới 1,2-1,3 triệu đồng chỉ trong hai tháng gần đây, khiến nhiều khoản chi tiêu buộc phải cắt giảm.

Các chuyên gia cũng lưu ý rằng việc tăng giá điện không chỉ cần minh bạch mà còn cần có lộ trình hợp lý. PGS.TS Nguyễn Minh Duệ cho rằng, ngành điện cần công khai rõ ràng cơ cấu chi phí sản xuất – từ phát, truyền tải, phân phối – để tránh gây nghi ngờ mỗi khi điều chỉnh giá.

Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Thỏa – nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá – nhấn mạnh rằng việc tăng giá điện cần đi kèm với cải cách sâu rộng về thị trường điện cạnh tranh, kiểm soát tài chính EVN và các biện pháp khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm.

Việc tăng giá điện là bài toán khó, đòi hỏi sự cân bằng giữa nhu cầu đầu tư của ngành điện và sức chịu đựng của người dân, doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều bất định, việc minh bạch thông tin, có lộ trình rõ ràng, cùng với các chính sách hỗ trợ thiết thực là điều kiện tiên quyết để tạo sự đồng thuận xã hội và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Bộ Công thương đề xuất tiếp tục tăng giá điện trong năm 2024 Bộ Công thương đề xuất tiếp tục tăng giá điện trong năm 2024
Từ 10/5, giá điện tăng 4,8%: Hàng triệu hộ dân chịu tác động trực tiếp Từ 10/5, giá điện tăng 4,8%: Hàng triệu hộ dân chịu tác động trực tiếp
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ưu đãi thuế cho báo chí: Gỡ “nút thắt” tài chính, tạo động lực phát triển

Ưu đãi thuế cho báo chí: Gỡ “nút thắt” tài chính, tạo động lực phát triển

Với 452/453 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), trong đó quy định áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí, bao gồm cả quảng cáo. Đây được xem là một động thái tích cực, tạo thêm nguồn lực để báo chí thực hiện sứ mệnh truyền thông, đặc biệt trong bối cảnh nhiều khó khăn tài chính hiện nay.
Hóa đơn điện tử, thanh toán qua tài khoản, minh bạch thị trường vàng

Hóa đơn điện tử, thanh toán qua tài khoản, minh bạch thị trường vàng

Một trong những điểm nhấn quan trọng trong Dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng là việc quản lý hoạt động giao dịch vàng miếng thông qua các quy định mới về minh bạch hóa, đặc biệt là bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử và thanh toán qua tài khoản ngân hàng.
Hóa đơn điện tử – bước đệm xây thương hiệu cho hộ kinh doanh thời số hóa

Hóa đơn điện tử – bước đệm xây thương hiệu cho hộ kinh doanh thời số hóa

Từ ngày 1/6/2025, quy định bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỉ đồng mỗi năm đã chính thức có hiệu lực. Đây là bước đi nhằm nâng cao tính minh bạch trong quản lý thuế, đồng thời mở ra cơ hội giúp hộ kinh doanh chuyên nghiệp hóa và xây dựng thương hiệu trong thời đại số. Tuy nhiên, để thích nghi, họ cần vượt qua nhiều rào cản cả về kỹ năng số lẫn tư duy kinh doanh.
Cởi trói nguyên liệu, chắp cánh ngành vàng trang sức Việt Nam

Cởi trói nguyên liệu, chắp cánh ngành vàng trang sức Việt Nam

Với những chính sách đang được hình thành, ngành vàng trang sức Việt Nam kỳ vọng sẽ bước vào một chu kỳ phát triển mới. Nếu được triển khai hiệu quả, các quy định mới sẽ không chỉ giải quyết bài toán nguyên liệu cho hơn 6.000 doanh nghiệp hiện nay, mà còn mở ra tương lai bền vững cho một ngành công nghiệp tiềm năng, giàu giá trị gia tăng và đủ sức định vị thương hiệu quốc gia trên bản đồ thế giới.
Đăng ký hóa đơn điện tử từ máy tính tiền tăng 217%,

Đăng ký hóa đơn điện tử từ máy tính tiền tăng 217%,

Theo thông tin từ Cục Thuế, trong 5 tháng đầu năm 2025, có 109.305 cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền; lũy kế đến hết 31/5/2025, có 202.319 cơ sở đăng ký với tổng số hơn 2,3 tỷ hóa đơn đã khởi tạo thành công.
HDBank – BIDV: Dẫn vốn quốc tế đến nông thôn, thúc đẩy nông nghiệp xanh và bền vững

HDBank – BIDV: Dẫn vốn quốc tế đến nông thôn, thúc đẩy nông nghiệp xanh và bền vững

Mới đây, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) tổ chức ký kết Hợp đồng Vay phụ với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với hạn mức tín dụng ban đầu 500 tỷ đồng, để cho vay lại nguồn vốn tín dụng Dự án Tài chính Nông thôn (TCNT) và Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững (VnSAT), do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ.
Xóa bỏ thuế khoán: “Bước đệm thể chế” đưa hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Xóa bỏ thuế khoán: “Bước đệm thể chế” đưa hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Chấm dứt cơ chế thuế khoán từ năm 2026 không chỉ là điều chỉnh kỹ thuật thuế mà còn là cải cách tư duy quản lý, góp phần tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng. Song để chính sách đi vào thực tiễn một cách hiệu quả, cần có giai đoạn chuyển tiếp hợp lý và sự hỗ trợ linh hoạt để hộ kinh doanh “lớn lên” mà không bị ngợp trong thủ tục và chi phí tuân thủ.
Hàng giả, ai thiệt hại?

Hàng giả, ai thiệt hại?

Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp làm ăn chân chính, mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng và uy tín quốc gia. Trong cuộc chiến đầy cam go này, không ai là người đứng ngoài cuộc – từ cơ quan chức năng, doanh nghiệp đến từng người dân.
Chuẩn hóa cấp phép, siết điều hành giá, minh bạch quản lý xăng dầu

Chuẩn hóa cấp phép, siết điều hành giá, minh bạch quản lý xăng dầu

Ngày 11/6, Bộ Công Thương ban hành Thông tư mới hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Quy định lần này tập trung vào việc chuẩn hóa hồ sơ, quy trình cấp phép và xác lập cơ sở điều hành giá bán lẻ, nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý trong lĩnh vực xăng dầu.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Không lấy tiền ngân sách để cho vay đặc biệt lãi suất 0%

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Không lấy tiền ngân sách để cho vay đặc biệt lãi suất 0%

Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 10/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng khẳng định khoản cho vay đặc biệt với lãi suất 0% không sử dụng ngân sách nhà nước mà được lấy từ nguồn phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước. Đây là công cụ đặc biệt nhằm ngăn chặn nguy cơ rút tiền hàng loạt, ổn định hệ thống tài chính và đảm bảo an ninh xã hội, không phải là một hình thức ưu đãi.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động