Giá cà phê đồng loạt tăng mạnh
Loạt quán cà phê thu hút giới trẻ nhờ đu "trend" đồ uống cờ đỏ sao vàng Xuất hiện làn sóng bán tháo trên thị trường cà phê Dự kiến giá cà phê trong nước hôm nay sẽ tăng mạnh theo thế giới |
![]() |
Giá cà phê trong nước hôm nay 25/4 tăng mạnh trở lại 1.100 đồng/kg. |
Theo đó, thương lái tại tỉnh Đắk Nông đang thu mua cà phê ở mức cao nhất là 130.500 đồng/kg. Tăng mạnh 1.100 đồng/kg so với hôm qua.
Tương tự, giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk có mức giá 130.500 đồng/kg, tăng 1.100 đồng/kg so với hôm qua.
Giá cà phê tại tỉnh Gia Lai tăng 1.100 đồng/kg và được giao dịch ở mốc 130.400 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Lâm Đồng, giá cà phê tăng 1.100 đồng/kg và ở mức giá 130.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch vào sáng ngày 25/4, giá cà phê arabica tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong 4 tuần và robusta đạt cao nhất trong 1 tuần.
Trên Sàn giao dịch London, giá cà phê trực tuyến robusta hợp đồng giao tháng 5/2025 đóng cửa ở mức 5.387 USD/tấn, tăng 1,05% (56 USD/tấn) so với phiên giao dịch trước; hợp đồng giao tháng 7/2025 tăng 1,21% (65 USD/tấn), lên mức 5.427 USD/tấn.
Trên Sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica giao tháng 5/2025 cũng tăng mạnh ngày thứ ba liên tiếp, với mức tăng 3,38% (13,05 US cent/pound), lên mức 398,8 US cent/pound; hợp đồng giao kỳ hạn tháng 7/2025 tăng 3,35% (12,7 US cent/pound), đạt 391,3 US cent/pound.
Nguyên nhân chính khiến giá Arabica nóng ran là do Brazil, quốc gia xuất khẩu Arabica lớn nhất thế giới, đang mất mùa và phải đến tháng 7/2025 mới có vụ thu hoạch mới. Arabica hiện chiếm gần 2/3 sản lượng cà phê toàn cầu.
Trong khi đó, Robusta sẽ bắt đầu thu hoạch từ tháng 5/2025 tại Brazil và một số quốc gia khác. Riêng Việt Nam, nước xuất khẩu Robusta hàng đầu, sẽ bước vào chính vụ từ tháng 10/2025.
Xuất khẩu cà phê trong 15 ngày đầu tháng 4/2025 đạt 83.572 tấn
![]() |
Việt Nam gặp nhiều thách thức trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của EUDR. |
Quy định mới về chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR), cùng với biến đổi khí hậu và yêu cầu truy xuất nguồn gốc, đang tạo áp lực lớn lên các quốc gia xuất khẩu, đặc biệt là Việt Nam. Với đặc điểm sản xuất chủ yếu dựa vào các hộ nông dân nhỏ lẻ, Việt Nam gặp nhiều thách thức trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của EUDR.
Theo ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hệ thống bản đồ rừng tại Việt Nam chưa thống nhất giữa các tỉnh, gây khó khăn trong việc xác định vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu. Ngoài ra, chi phí chứng nhận cho từng vùng trồng nhỏ là rất cao.
Một vấn đề đáng chú ý khác là hiện vẫn còn khoảng 15-20% diện tích cà phê tại Việt Nam chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khiến việc chứng minh tính hợp pháp theo yêu cầu của châu Âu trở nên phức tạp hơn. Đây là những rào cản lớn mà ngành cà phê Việt Nam cần giải quyết nếu muốn duy trì vị thế trên thị trường xuất khẩu quốc tế.
Theo số liệu của Cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 15 ngày đầu tháng 4/2025 đạt 83.572 tấn, trị giá 482,98 triệu USD, giảm 11% về lượng và 11,4% về trị giá so với nửa đầu tháng 3, đồng thời giảm 3% về lượng nhưng tăng 49,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế từ đầu năm đến hết 15/4, xuất khẩu mặt hàng này đạt 580.999 tấn, trị giá 3,3 tỷ USD, giảm 13,5% về lượng tương đương 90.383 tấn, nhưng tăng 46,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Giá tiêu trong nước trái chiều xu hướng thế giới

Giá xăng tăng vượt mốc 19.000 đồng/lít

Giá vàng bất ngờ tăng trở lại sau một ngày lao dốc

Giá heo hơi tiếp đà giảm tại khu vực miền Bắc

Xuất khẩu hồ tiêu có thể đối mặt với nhiều thách thức

Giá vàng mất hàng triệu đồng/lượng

Giá heo hơi tiếp đà giảm, thị trường miền Bắc mất mốc 69.000 đồng/kg

Nguồn cung hồ tiêu tăng nhanh tạo áp lực lên thị trường

Giá vàng miếng lên mức đỉnh nóc 124 triệu đồng, nên mua vào hay bán ra?
