Chuyên gia: Giá cà phê neo cao nhưng nông dân tích trữ cà phê cần cẩn trọng
Giá cà phê bật tăng sau dự báo sản lượng cà phê niên vụ tới giảm 20% Giải mã nguyên nhân khiến giá cà phê biến động liên tục Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm |
Giá cà phê hôm nay giảm nhẹ. |
Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 118.600 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 119.600 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 119.500 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 119.900 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 119.800 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 119.700 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 119.600 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 119.700 đồng/kg.
Thị trường cà phê trong nước giảm nhẹ so với cùng thời điểm hôm qua.
Theo dữ liệu mới nhất, giá cà phê thế giới tiếp tục biến động trái chiều. Cụ thể:
Trên sàn ICE Futures Europe, giá cà phê Robusta giao tháng 9/2024 tiếp tục giảm 0,89%, còn 4.011 USD/tấn.
Trong khi đó, trên sàn ICE Futures US, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2024 tăng 0,2%, đạt 226,80 US cent/lb.
Giá cà phê Arabica tăng lên chủ yếu nhờ đồng USD giảm nhẹ, giúp mặt hàng này trở nên hấp dẫn hơn đối với giới đầu tư toàn cầu. Rạng sáng hôm nay, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,04%, xuống mốc 105,87.
Lượng bán hàng ra “nhỏ giọt”
Một cảm giác mất mùa lớn trong niên vụ này đang bao trùm thị trường. |
Theo chia sẻ mới đây của chuyên gia ngành hàng cà phê Nguyễn Quang Bình, nhìn lại thị trường cà phê trong nước và thế giới thời gian vừa qua thì dễ dàng nhận thấy dù giá cà phê kỳ hạn trên các sàn giao dịch quốc tế biến động mạnh thì giá cà phê nguyên liệu trong nước vẫn không “chìm theo” và có khi nhờ giá cao tại Việt Nam mà sàn kỳ hạn phải chớm tăng trở lại.
Cụ thể, từ dưới 50 triệu đồng/tấn vào những ngày giáp hạt niên vụ 2023/2024, giá cà phê nguyên liệu trong nước không ngừng tăng lên, vượt mức 100 triệu đồng/tấn, và đạt đỉnh lịch sử 135 triệu đồng/tấn. Giá trong nước sau đó quay về 95 triệu rồi lên dần tới 125 triệu và hiện dao động quanh mức 120 triệu đồng/tấn.
Ông Nguyễn Quang Bình nhấn mạnh, tin niên vụ này cà phê Việt Nam mất mùa giảm 20% tạm thời mang lại cái lợi về giá nhưng có thể gây thiệt hại cho thị phần về lâu dài. Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, trong 8 tháng đầu niên vụ 2023/2024, Việt Nam xuất khẩu các loại cà phê đạt 1,2 triệu tấn, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Một cảm giác mất mùa lớn trong niên vụ này đang bao trùm thị trường dù thị phần xuất khẩu cà phê có nguy cơ teo dần vì người mua lo các nhà xuất khẩu Việt Nam không đủ hàng giao giữa một thị trường đầy biến động và rủi ro về giá.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong nước lẫn thế giới cho biết đang phải tăng cường thu mua cà phê tại Indonesia trong bối cảnh nguồn cung từ Việt Nam giảm, cùng với đó là tâm lý chờ đợi giá lên thêm của người trồng cà phê khiến lượng bán hàng ra “nhỏ giọt”.
Điều này đã khiến “mức chênh” giá xuất khẩu Robusta của Indonesia tăng từ 650 USD/tấn lên trên 1.000 USD/tấn cộng với giá niêm yết trên thị trường ICE Futures Europe. Trong khi giá xuất khẩu Việt Nam chỉ đang chào bán quanh 700-750 USD/tấn.
“Thật ra không phải do cà phê Indonesia có chất lượng tốt hơn nên giới kinh doanh nhập khẩu tăng giá mua cao hơn so với hàng từ Việt Nam. Bản thân người kinh doanh hàng hóa (commodity) thường phải chú trọng đến nguồn hàng dồi dào trước tiên. Trong thời gian này, Indonesia đang ra mùa mới nên dù giá có cao thì ít ra người mua cũng yên tâm hơn với lượng có sẵn hay chí ít có thể thay thế bằng hợp đồng với người khác nếu việc giao hàng có trục trặc”, ông Nguyễn Quang Bình chia sẻ.
Diễn biến trên lý giải cho việc tại sao lực mua xuất khẩu trong nước hiện nay không mạnh như trước nhưng giá cà phê nguyên liệu vẫn neo cao. Đồng thời, ông Nguyễn Quang Bình cũng nhận định các nhà vườn cà phê Việt Nam hiện rất chủ động về giá, thuận giá cao thì bán hoặc nếu kỳ vọng giá cao hơn thì sẽ còn tiếp tục găm giữ hàng do với vùng giá hiện tại thì bán giá nào cũng có lãi.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang Bình cảnh báo không nên giữ tâm lý chủ quan “mất mùa được giá” trong bối cảnh các nước đối thủ đang có loạt động thái đẩy mạnh xuất khẩu.
Trong đó, Brazil đang cấp tập bán hàng ra nhờ đồng nội tệ Reais (BRL) trượt giá xuống mức thấp nhất 18 tháng trở lại đây so với đồng USD. Đồng nội tệ càng rẻ thì thu nhập của nhà vườn càng lớn tính trên tiền nước sản xuất. Đồng thời, Indonesia vào mùa kinh doanh vụ mới. Ấn Độ, Uganda luôn sẵn sàng chấp nhận giá thế giới vì họ cho rằng sàn kỳ hạn đang neo giá mức cao, ông Nguyễn Quang Bình phân tích.
Ông Nguyễn Quang Bình khuyến cáo: “Dù thị trường nhập khẩu Robusta chưa thể nào bỏ ngang cà phê từ Việt Nam vì đã sử dụng trong các mẻ rang từ hàng chục năm nay. Nhưng cần dè chừng cuộc chiến đấu giành thị phần từ các nước xuất khẩu cạnh tranh, âm thầm và tiệm tiến. Cà phê Robusta Việt Nam, với tư cách là nước cung ứng chủ chốt chưa ai sánh kịp, rất dễ để lỡ nhịp nếu nhà vườn và các đại lý kinh doanh theo tâm lý “mất mùa” mà quên đi cảnh tỉnh. Nên hiểu rằng nơi đây mất mùa thì nơi khác vẫn ra hàng dồi dào”.
Ước tính sản lượng cà phê vụ mùa tới sẽ giảm 4 -7% |
Giá cà phê sẽ ít có biến động mạnh |
Giá cà phê bất ngờ tăng mạnh trở lại |